ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO LÃNH THỔ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 25)

1.2.1. Phát triển vùng kinh tế

Dựa trên 3 vùng kinh tế phía Bắc, Trung tâm và phía Tây Nam theo quy hoạch đã được duyệt:

- Vùng kinh tế Trung tâm: gồm thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk Glong và Đắk Song. Tập trung thu hút nhiều dự án phát triển công nghiệp từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh; các dự án thủy điện, khai thác bô xít, khoáng sản quý hiếm. Thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp Đắk Ha; có tiềm năng đất đai trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu, chăn nuôi đại gia súc và trồng rừng nguyên liệu.

Trung tâm tiểu vùng giữa là thị xã Gia Nghĩa – tỉnh lỵ của tỉnh: Trước mắt tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 24/10/2007 của Tỉnh ủy Đắk Nông về

xây dựng phát triển đô thị Gia Nghĩa giai đoạn 2008-2010 và đến năm 2020; đồng thời sẽ hoàn tất việc quy hoạch đô thị với tầm nhìn đến năm 2020. Tập trung đầu tư đến năm 2015, hoàn thành các tiêu chí đô thị loại 4 và đến năm 2020 hoàn thành các tiêu chí đô thị loại 3 để sau năm 2020 Gia Nghĩa trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.

- Vùng kinh tế phía Bc: gồm có thị xã Đức Lập (tách ra từ huyện Đắk Mil), huyện

huyện Đắk G’Long) có tiềm năng trồng lúa nước, phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày; có khu kinh tế cửa khẩu Đắk Per, thủy điện Đức Xuyên, vùng lòng hồ Buôn Kốp, có nhiều điểm du lịch hấp dẫn thuận lợi cho việc mở rộng phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Khu Công nghiệp Tâm Thắng là địa bàn tập trung thu hút đầu tư phát triển mạnh công nghiệp. Đây là vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp toàn diện, phát triển công nghiệp đa dạng, phát triển du lịch sinh thái bền vững.

Lấy thị xã Đức Lập làm Trung tâm tiểu vùng; các đô thị khác như thị trấn Đắk Mil (mới), thị trấn Ea T’ling là hạt nhân kinh tế thúc đẩy khu vực nông thôn phát triển. Trong đó, thị trấn Đắk Mil nâng cấp thành đô thị loại 4 trước năm 2015 và trở thành thị

xã trước năm 2020; thị trấn Ea T’ling nâng cấp thành đô thị loại 4 trước năm 2020 và trở thành thị xã sau năm 2020; xây dựng trung tâm huyện Đức Xuyên thành thị trấn trước năm 2020.

- Vùng kinh tế phía Tây Nam: gồm thị xã Kiến Đức và các huyện Đắk R’lấp và Tuy

Đức. Tập trung thu hút phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, chế

biến thực phẩm, tinh bột sắn, ngô, sản xuất thức ăn gia súc, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và đông lạnh rau quả, thực phẩm; cơ khí sửa chữa máy móc, khai thác chế

biến đá. Tập trung đầu tư phát triển thoát khỏi tình trạng khó khăn, kém phát triển như

hiện nay. Có sân bay Nhân Cơ có thể khôi phục và mở rộng thành sân bay dân dụng; có tiềm năng về thủy điện; có cửa khẩu Quốc gia Bu Prăng khả năng tiềm tàng nguồn vốn đầu tư có để kêu gọi, thu hút đầu tư vào vùng.

Thị xã Kiến Đức là trung tâm của tiểu vùng. Đây là vùng có tiềm năng về khai thác chế biến khoáng sản, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, thị trấn Kiến Đức nâng cấp thành đô thị loại 4 trước năm 2015, trở thành thị xã trước năm 2020, đồng thời chuẩn bị có sở vật chất ban đầu huyện mới (vùng Đạo Nghĩa) trước năm 2020.

Đắk Buk So trở thành thị trấn sau năm 2015.

Xã Đạo Nghĩa là trung tâm của huyện Đắk R’lấp mới sau khi Kiến Đức trở

1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế và cơ cấu phân bổ các ngành

Giai đoạn từ năm 2006 – 2011, Trước những diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính, tiền tệ sẽ tiếp tục gây ra những tác động đột biến và phản ứng dây chuyền bất lợi đối với nền kinh tế với quy mô nhỏ nhưĐắk Nông. Trong bối cảnh không thuận lợi

đó, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh; sự nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn, sự sáng tạo của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và của toàn dân nên tỉnh ta đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, nền kinh tế đang trên đà phục hồi và luôn duy trì ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng đạt khá cao so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và cả nước; bình quân 5 năm 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 15,19%. Tuy không đạt mục tiêu quy hoạch, nhưng tốc độ tăng bình quân cao hơn nhiều so với kế hoạch 5 năm trước (giai đoạn 2001-2005 đạt 9,3%).

Cơ cấu kinh tế những năm qua có sự biến đổi tăng dảm theo từng năm, từ năm 2006 đến 2011 tại tất cả các lĩnh vực.

Bảng 1. 1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2006 – 2011

1.000 tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 GDP Tỷ trọng % GDP Tỷ trọng % GDP Tỷ trọng % GDP Tỷ trọng % GDP Tỷ trọng % GDP Tỷ trọng % Tổng GDP 3,506 100 4,338 100 6,045 100 6,747 100 8,753 100 12,633 100 Nông, lâm và thủy sản 2,074 59,15 2,453 56,54 3,712 61,40 3,832 56,79 4,992 57,03 7,722 61,12 Công nghiệp – xây dựng 0,638 18,20 0,954 22,00 1,189 19,67 1,490 22,09 1,953 22,31 2,731 21,62 Dịch vụ 0,794 22,65 0,931 21,46 1,440 18,93 1,425 21,12 1,808 20,66 2,180 17,25

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông 2011

Nhìn chung, trong quá trình phát triển tỉnh Đắk Nông đã đạt được một số thành tựu nhất định về kinh tế xã hội, đảm bảo được môi trường khá tốt. Kinh tế ngày càng

xuất và cơ sở hạ tầng được tăng cường, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển KT – XH của tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng thể mạnh của tỉnh. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường còn ở mức thấp. Nền kinh tế

chưa thực sự phát triển bền vững, thu không đủ chi. GDP bình quân đầu người thấp, sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé, dịch vụ phát triển chậm. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.

1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG TỈNH ĐẮK NÔNG

1.3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011- 2015 là 15,5%; giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 16-17%.

- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp Xây dựng - Dịch vụ - Nông lâm nghiệp đến năm 2015 là (39,57% - 26,7% - 33,73%); năm 2020 là (45,7% - 37,6% - 16,5%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 27 triệu đồng; năm 2020 đạt 66 triệu

đồng. Rút ngắn dần khoảng cách so với cả nước về GDP/người, từ 66% so cả nước vào năm 2010 lên 76% vào năm 2020.

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 550 triệu USD, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 16,17%/năm, năm 2020 đạt khoảng 1.500 triệu USD, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 22,2%/năm.

1.3.2. Một số chỉ tiêu phát triển xã hội

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2011 - 2015 là 1,3%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là 1,1%.

- Chỉ tiêu dân số trung bình đến năm 2015 là 670 ngàn người; đến năm 2020 là 830 ngàn người.

- Chỉ tiêu tỷ lệđô thị hóa năm 2015 là 20%; năm 2020 là 30% .

- Chỉ tiêu đào tạo nghề cho khoảng 24 ngàn người giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020 khoảng 16 ngàn người.

- Chỉ tiêu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2015 là 20%; năm 2020 là 10%. - Chỉ tiêu 8,5 bác sĩ trên một vạn dân.

- Hoàn thành tỷ lệ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục phổ thông; mở rộng quy mô giáo dục trung học phổ thông, phấn đấu 70% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông và tương đương. Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, đến năm 2020 có 80% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học đạt trình độ cao đẳng trở lên, 100% giáo viên THCS, THPT

đạt trình độđại học trở lên.

- Tỷ lệ gia đình văn hóa đến năm 2015 là 85%; năm 2020 là 95%. - Tỷ lệ thôn, buôn văn hóa đến năm 2015 là 65%; năm 2020 là 70%.

- Tỷ lệ cơ quan, đơn vị văn hóa đến năm 2015 là 95%; năm 2020 đạt 100%. - Tỷ lệ xã, phường, thị trấn văn hóa đến năm 2015 là 20%; năm 2020 là 40%.

1.4. HIỆN TRẠNG DÂN SỐ TỈNH ĐẮK NÔNG

Tỉnh Đắk Nông hiện có 01 thị xã và 07 huyện với tổng dân số tính đến 31/12/2011 là 521.677 người, trong đó dân số đô thị là 76.450 người (tương đương 14,65%), dân số nông thôn là 445.227 người (tương đương 85,35%). Dân số và phân bố dân số tại các đô thị và nông thôn tỉnh Đắk Nông năm 2011 được tóm tắt trong bảng 1.2 sau.

Bảng 1. 2 .Dân số và phân bố dân số tại các đô thị và nông thôn tỉnh Đắk Nông năm 2011

Stt Huyện/Thị xã Dân số Dân sốđô thị Dân số nông thôn (Người) (Người) (%) (Người) (%)

1 Thị xã Gia Nghĩa 45.701 30.612 66,98 15.089 33,02 2 Huyện Đắk G’Long 41.910 - 0 41.910 100 3 Huyện Cư Jút 93.796 15.789 16,83 78.007 83,17 4 Huyện Đắk Mil 93.177 10.348 11,10 82.829 89,90 5 Huyện Krông Nô 65.924 5.977 9,07 59.947 90,93 6 Huyện Đắk Song 60.726 4.413 7,27 56.313 92,73 7 Huyện Đắk R’Lấp 78.542 9.311 11,85 69.231 88,15 8 Huyện Tuy Đức 41.901 - 0 41.901 100

Tổng 521.677 76.450 14,65 455.227 85,35

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông 2011

Nhận xét: Theo các số liệu trong bảng 1.2 trên cho thấy nơi có tỉ lệ dân số đô thị

cao nhất là thị xã Gia Nghĩa (66,98%), sau đó là huyện Cư Jút (16,83%) và huyện Đắk R’Lấp (11,85%). Nơi không có dân đô thị thấp nhất là huyện Đắk G’Long và Tuy Đức (0,00%). Tỉ lệ dân số đô thị tỉnh Đắk Nông từ 14,59% (năm 2005) lên 14,65% (năm 2011).

1.4.1. T l tăng dân s t nhiên

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Đắk Nông từ năm 2005 đến năm 2011 được trình bày trong bảng 1.3 sau:

Bảng 1. 3. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Đắk Nông Năm Tổng tỷ lệ tăng dân số (0/00) 2005 20,49 2006 18,24 2007 18,15 2008 16,58 2009 16,86 2010 15,70 2011 14,47

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2011

Theo các số liệu trong bảng 1.3 như trên, tốc độ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Đắk Nông trong những năm gần đây không ổn định, từ 20,490/00 năm 2005 giảm còn 14,470/00 năm 2011.

1.4.2. Mt độ dân s

Mật độ dân số phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị trên địa bàn tỉnh

Đắk Nông, dân số chủ yếu tập trung ở các thị xã, thị trấn. Mật độ dân số theo thứ tự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giảm dần là ở thị xã Gia Nghĩa 160,92 người/km2, huyện Đắk Mil 136,62 người/km2, huyện Cư Jút 130,27 người/km2, thấp nhất là huyện Đắk G’Long 28,92 người/km2.

1.5. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

Tài nguyên đất khá phong phú và đa dạng, bao gồm 5 nhóm đất: Đất đen, đất

đỏ, đất phù sa, đất mùn trên núi, đất thung lũng. Trong đó, chủ yếu là đất nâu đỏ

(80%), sản phẩm phong hoá của bazan, có độ phì nhiêu cao phân bố chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’Long, Đắk R’Lấp, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa thích hợp cho các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu…; đất xám chiếm khoảng 40% diện tích đất tự nhiên, phân bố đều ở các huyện, thị xã thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm và chăn nuôi.

Theo định hướng phát triển của Chính phủ, Đắk Nông đã Quy hoạch sử dụng

đất như sau: Bảng 1.4 . Tình hình sử dụng đất tỉnh Đắk Nông Mục đích sử dụng Năm 2005 Năm 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 651.561,52 100,00 651.561,52 100,00 1. Đất nông nghiệp 594.741,00 91,27 592.996,66 91,01 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 223.491,00 34,30 296.860,57 45,56 - Cây hàng năm 90.328,00 13,86 96.863,66 14,86 - Cây lâu năm 133.164,00 20,44 199.996,91 30,69 1.2. Đất lâm nghiệp 370.547,00 56,87 294.475,75 45,19 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 670,00 0,10 1.658,38 0,25 1.4. Đất nông nghiệp khác 29.055,00 4,46 1,96 0,0003

2. Đất phi nông nghiệp 29.055,00 4,46 42.207,89 6,48 2.1 Đất ở 3.549,00 0,544 4.546,27 0,70 2.2 Đất chuyên dùng 12.152,00 1,86 22.224,68 3,41 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 21,00 0,003 114,22 0,017 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 476,00 0,07 520,31 0,08 2.5 Đất sông, suối và mặt

nước CD 12.837,00 1,97 14.779,66 2,27 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 20,00 0,003 22,75 0,003

3. Đất chưa sử dụng 27.549,00 4,23 16.356,97 2,51

Năm 2005, hiện trạng sử dụng đất chủ yếu dùng cho đất nông nghiệp chiếm 91,31% đến năm 2010 thì giảm lại còn 88,48%, tận dụng lượng đất chưa sử dụng giảm còn 1,7%.

Theo quy hoạch sự dụng đất thì duy trì diện tích đất lâm nghiệp, tăng diện tích

đất nuôi trồng thủy sản đồng thời giảm diện tích đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, diện tích đất ở và đất phi nông nghiệp (công nghiệp, khai khoáng) tăng lên. Ví dụ đất dành cho công nghiệp năm 2005 là 192 ha, năm 2010 là 811 ha…..

Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng như sau:

Bảng 1.5 . Tình hình sử dụng đất tỉnh Đắk Nông Thứ tự Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 254 2,09 544 2,31 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 920 7,57 1.247 5,29 2.2.2.1 Đất quốc phòng QPH 838 91,08 1125 90,22 2.2.2.2 Đất an ninh ANI 82 8,92 122 9,78

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK 393 3,24 2.040 8,66 2.2.3.1 Đất khu công nghiệp SKK 192 48,86 811 39,75 2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 48 12,32 820 40,19 2.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 14 3,64 204 10,01 2.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 138 35,18 205 10,04 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 10.586 87,11 19.734 83,74 2.2.4.1 Đất giao thông DGT 9.469 89,46 14.271 72,32 2.2.4.2 Đất thuỷ lợi DTL 486 4,59 3.666 18,58 2.2.4.3 Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông DNT 208 1,97 260 1,32 2.2.4.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 16 0,15 186 0,94

2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT 39 0,37 87 0,44 2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục, đào tạo DGD 282 2,66 566 2,87 2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 35 0,33 296 1,50 2.2.4.8 Đất chợ DCH 26 0,25 37 0,19 2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng LDT 10 0,09 34 0,17 .2.4.10 Đất xử lý chất thải RAC 15 0,14 330 1,67

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đắk Nông năm 2011.

Qua bảng số liệu trên cho thấy đất sử dụng cho mục đích xử lý chất thải đã tăng lên rất nhiều từ 15 ha năm 2005 đã tăng lên đến 330 ha năm 2010. Điều này cho thấy các huyện, thị xã trong tỉnh đã có ý thức trong việc dành quỹđất để xử lý các loại chất thải phát sinh.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THC TRNG QUN LÝ CHT THI RN SINH HOT TRÊN ĐỊA BÀN TNH ĐẮK NÔNG

2.1. NGUỒN GỐC PHÁT SINH, THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TỈNH ĐẮK NÔNG

Theo kết quả nghiên cứu của Dự án “Dự án điều tra, thống kê nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh năm 2008”[4]

do Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông thực hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 25)