Quy hoạch địa điểm và quy mô các khu xử lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 85)

Quan điểm quy hoạch là phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Quy hoạch sử dụng đất; Chiến lược quốc gia quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn 2050; Các quy hoạch chuyên ngành có liên quan nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Đảm bảo các khoảng cách ly an toàn cũng như các điều kiện vệ sinh, an toàn theo hướng dẫn của Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD.

Theo kết quả của Dự án [4], trên cơ sở các phân tích và nhận định về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, sự phân bố dân số, hiện trạng sử dụng đất tại các địa phương, định hướng phát triển kinh tế theo lảnh thổ, kết quản đề xuất cơ cở khoa học và thực tiễn để đưa ra phương án quy hoạch quản lý CTRSH phát sinh trên địa bàn tỉnh như sau:

- Đối vi vùng trung tâm phía Nam:

việc lựa chọn địa điểm sẽ phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương và các tiêu chí quy định trong Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT- BXD về “Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn”,địa điểm quy hoạch khu xử lý đã được thống nhất và đề xuất cụ thể như sau:

1. Thị xã Gia Nghĩa

Vị trí quy hoạch khu xử lý CTR trùng với bãi rác đang sử dụng tại thôn Đồng Tiến, xã Đắk Nia với diện tích hiện tại 02 ha trong tổng số 20 ha đã được quy hoạch.

2. Huyện Đắk R’Lấp

Vị trí quy hoạch khu xử lý CTR tại thôn 8, thị trấn Kiến Đức với diện tích hiện có là 4 ha trên diện tích mở rộng là15 ha.

3. Huyện Đắk G’Long

Vị trí quy hoạch khu xử lý CTR tại xã Quảng Khê với diện tích hiện có là 15 ha. Với vị trí và diện tích của các khu xử lý được sự nhất trí của UBND các huyện thị như trên, tác giảđề xuất khu liên hợp xử lý CTR cho vùng phía Nam đặt tại thị xã Gia Nghĩa ở thôn Đồng Tiến, xã Đắk Niacó diện tích 20 ha nằm ở trung tâm trong

số 03 huyện thị (Tx. Gia Nghĩa, H. Đắk R’Lấp và H. Đắk G’Long) và có quỹđất đủ lớn đáp ứng cho nhu cầu xử lý CTR của vùng đến năm 2030 và có thể mở rộng trong tương lai.

- Đối vi vùng phía Bc

1. Huyện Đắk Mil

Vị trí quy hoạch bãi chôn lấp CTR tại xã Đắk Lao với diện tích 2 ha

2. Huyện Cư Jút

Vị trí quy hoạch bãi chôn lấp CTR tại xã Cư Knia với diện tích 3 ha

Với vị trí và diện tích của các khu xử lý được sự nhất trí của UBND các huyện thị như trên, tác giả đề xuất khu liên hợp xử lý CTR cho vùng phía Bắc đặt tại huyện Đắk Milở xã Đắk Laovì huyện Đắk Mil nằm ở trung tâm trong số 02 huyện (Đắk Mil và Cư Jút) và và tại khu vực này còn có quỹđất đủ lớn đáp ứng cho nhu cầu xử lý CTR của vùng đến năm 2030 và có thể mở rộng trong tương lai.

- Đối vi vùng ven, vùng xa:

Vị trí các khu xử lý đã được sựđồng ý của UBND các huyện như sau:

Bảng 4. 1. Vị trí các khu xử lý đã được sựđồng của UBND các huyện

Stt Tên

huyện/thị Bãi rác

Đề xuất quy

hoạch địa điểm Vị trí Diện tích

1 H. Krông Nô Hiện tại Hiện tại xã Buôn Choah 20 ha 2 H. Đắk Song Hiện tại Hiện tại Thôn 10, xã Nâm N’Jang 10 ha 3 H. Tuy Đưc Hiện tại Hiện tại Thôn 5, xã Quảng Tâm 20 ha Như vậy dự kiến xây dựng 02 khu liên hợp xử lý CTR cho vùng phía Nam và phía Bắc và 4 khu xử lý CTR cho vùng ven trong toàn tỉnh Đắk Nông.

Nhìn chung, địa điểm các khu xử lý chất thải rắn có nhiều thuận lợi và phù hợp. Hầu hết là vùng đất bạc màu, đất bagian phong hoá, đất sét pha sỏi, đá, độ dốc lớn, canh tác nông lâm nghiệp kém hiệu quả, diện tích phù hợp trước mắt và khả năng mở rộng phát triển làm khu xử lý chất thải rắn lâu dài. Khoảng cách so với trung tâm đô thị, thị trấn huyện lỵ tương đối gần, không quá xa, chi phí vận chuyển phù hợp, cách xa khu dân cư, không ảnh hướng đến sức khoẻ con người. Điều kiện xây dựng giao thông, điện, nước đến bãi rác tương đối thuận lợi, phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, huyện, thị xã.

Hình 4.5. Vị trí quy hoạch các khu xử lý CTR sinh hoạt của tỉnh Đắk Nông đến năm 2030 Vị trí khu liên hiệp xử lý CTR vùng 1 Vị trí khu liên hiệp xử lý CTR vùng 2 Vị trí quy hoạch các khu xử lý phân tán vùng 3

4.2.3. Đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)