ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN, KHẢ NĂNG TÁ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 41)

CHẾ, TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Dựa vào thành phần rác sinh hoạt trên địa bàn tỉnh tại mục 2.1 cho thấy tỷ lệ rác thải sinh hoạt có thể thu gom, tái chế trên địa bàn tỉnh là rất lớn 12,95% là bao nilon, nhựa, giấy carton các loại… Ngoài ra các chất hữu cơ dễ phân huỷ có thể tận dụng làm phân hữu cơ (chiếm tới 65%). Nếu xây dựng được hệ thống thu gom, tái chế các loại chất thải này sẽđem lại hiệu quả rất cao về kinh tế và môi trường.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống thu hồi, tái chế, tái sử dụng rác thải sinh hoạt. Hàng ngày luôn có một số người đến các bãi rác thu lượm các thành phần có

giá trị tái sử dụng như kim loại, thủy tinh, nhựa, nylon…và bán cho các đơn vị thu mua phế liệu tái chế. Hiện nay chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh chưa có

đơn vị nào tiến hành thu gom.

Nhìn chung, hầu hết các huyện/thị trên địa bàn tỉnh đều có các đội thu gom rác. Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải rắn ở địa phương vẫn chưa đáp ứng so với nhu cầu thực tế. Ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng trên các đường phố, các khu công cộng...còn nhiều hạn chế, do đó công tác tuyên truyền, giáo dục cần được tổ chức thường xuyên hơn nữa. Cơ sở vật chất phục vụ công tác thu gom, vận chuyển còn thiếu nhiều so với nhu cầu. Các bãi rác hoạt động kém hiệu quả, không đúng tiêu chuẩn hợp vệ sinh, không có hệ thống thu gom xử lý và kiểm soát nước rò rỉ, khí gas. Chất thải không được phân loại tại nguồn, trong thành phần rác còn có lẫn những chất thải độc hại. Chất thải chưa được tận dụng để tái chế, tái sử dụng hiệu quả. Nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, kinh phí đầu tư còn hạn hẹp.

2.3. HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN 2.3.1. Hiện trạng thu gom

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh CTR sinh hoạt mới chỉđược thu gom trong khu vực nội thị, một số chợ và các trung tâm thương mại; do điều kiện kinh phí tại các huyện còn hạn chế nên chưa thể mở rộng địa bàn thu gom. Nhìn chung, vấn đề thu gom rác sinh hoạt tại các huyện chưa thực hiện tốt, các thị trấn của huyện đã thành lập các đội thu gom nhưng tỷ lệ thu gom còn thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu thực tế đưa ra, rác còn bị vứt bừa bãi dọc hai bên đường, hình thức tự chôn hoặc đốt còn phổ biến ở nhiều khu vực trong tỉnh.

Kinh phí phục vụ công tác thu gom, vận chuyển còn hạn chế, nhiều hộ dân không tự nguyện đóng tiền dịch vụ, tự tiêu tán rác của mình bằng cách đem đổ dọc

đường hay bất cứ nơi nào có thể. Hiện tượng thải rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, nhất là vào mùa mưa, rác ngấm nước và nhanh chóng bị phân hủy gây mùi hôi thối khó chịu.

Số liệu thống kê, đánh giá về hiện trạng thu gom rác tại các huyện, thị tỉnh Đắk Nông được tác giả kế thừa từ Dự án [4] và kết quả tổng hợp của Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đắk Nông tóm tắt như sau:

Thị xã Gia Nghĩa

Công ty TNHH xây dựng Nghĩa Hà đảm trách việc thực hiện công tác thu gom với 1 xe ép rác loại 10 tấn/xe, 02 xe ép rác loại 2,5 tấn/xe. Các xe này thu gom rác chủ

yếu ở khu vực trung tâm thị xãvà các trục đường chính. Trên các tuyến đường trung tâm có đặt các thùng rác công cộng với số lượng 250 thùng.

Ngoài ra các thùng rác còn được đặt các điểm công cộng, trong khuôn viên các sở, ban, ngành, trường học, nhà văn hóa, khu vui chơi…của phường Nghĩa Thành, Nghĩa Đức, Nghĩa Tân, Nghĩa Trung và Nghĩa Phú. Các xe đẩy tay sẽ đi sâu vào các hẻm nhỏ lấy rác tại các hộ gia đình, đến khi đầy tập trung tại các điểm hẹn dọc đường. Sau đó vận chuyển đến bãi rác tại xã Đắk Nia thuộc thị xã với diện tích hiện tại là 2 ha trên tổng số 20 ha đã được quy hoạch.

Các khu vực khác của thị xã chưa tiến hành thu gom được thì người dân tự tiến hành thu gom và xử lý bằng cách đốt hoặc chon lấp sau nhà.

Huyện Krông Nô

Hiện nay, có 1 đơn vị thu gom chất thải rắn là Hợp tác xã kinh doanh điện và dịch vụ nông thôn KrôngNô, với 01 xe ép rác chuyên dụng loại 3 tấn/xe. Phạm vi thu gom là thị trấn Đắk Mâm và 02 xã lân cận.Trên các tuyến đường trung tâm có đặt các thùng rác công cộng với số lượng 40 thùng. Rác được thu gom sau đó chuyển thẳng

đến bãi rác tại xã Buôn Choah với diện tích bãi rác 20 ha.

Trên địa bàn các xã chưa có đơn vị thu gom thì người dân tự tiến hành thu gom và xử lý bằng cách đốt hoặc chon lấp sau nhà.

Huyện Cư Jút

Chất thải rắn trên địa bàn huyện do Hợp tác xã vận tải hàng hóa và hành khách Cư Jút. Toàn huyện có 1 xe tải 3 tấn chỉ dùng thu gom rác ở các khu chợ và các trục

Trên các tuyến đường trung tâm có đặt các thùng rác công cộng với số lượng 100 thùng. Rác sau khi thu gom sẽ được vận chuyển trực tiếp đến bãi rác của huyện (3ha) tại xã Cư Knia.

Ở các xã còn lại (xã Đắk Wil, xã Ea Pô, xã Nam Dong, xã Đắk DRông, xã Cư

Knia) rác được người dân tự thu gom và xử lý bằng cách đem đốt hay chôn lấp ở các khoảng đất trống phía sau nhà.

Huyện Đắk Mil

Chất thải rắn sinh ra trên địa bàn do Xí nghiệp vệ sinh môi trường Đức Lập thu gom. Toàn huyện có 01 xe tải 3 tấn thu gom rác trên toàn thị trấn Đắk Mil, tần suất thu gom 2 chuyến/ngày.Trên các tuyến đường trung tâm có đặt các thùng rác công cộngvới số lượng 67 thùng. Rác sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác xã Đắk Lao với diện tích 2 ha trên tổng số 4 ha. Rác từ khu vực chợ của xã Đức Minh và xã Thuận An ban quản lý chợ tự tổ chức thu gom và đổ ra bãi rác tự phát của xã bằng xe công nông.

Các xã còn lại (xã Đắk Lao, xa Đắk R’La, xã Đắk Gằn, xã Đắk N’Drót, xã Long Sơn, xã Đắk Sắk) người dân tự thu gom và xử lý bằng cách đốt hay chôn lấp ở các khoảng đất trống phía sau nhà.

Huyện Đắk Song

Chất thải rắn phát sinh ra trên địa bàn do Trung tâm dịch vụ công huyện

ĐắkSong thu gom. Toàn huyện có 01 xe tải 2,5 tấn thu gom rác trên toàn thị trấn Đức An.Trên các tuyến đường trung tâm có đặt các thùng rác công cộngvới số lượng 40 thùng. Rác sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác xã Nâm Njang với diện tích 3ha.

Ở các xã còn lại (xã Đắk Mol, xã Đắk Hòa, xã Nam Bình, xã Thuận Hà, xã Thuận Hạnh, xã Đắk N’Drung, xã Nâm Njang, xã Trường Xuân) rác được người dân tự

thu gom và xử lý bằng cách đem đốt hay chôn lấp ở các khoảng đất trống phía sau nhà.

Huyện Đắk R’Lấp

Chất thải rắn phát sinh ra trên địa bàn thị trấn do Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Kiến Đức. Toàn huyện có 01 xe tải 2,5 tấn thu gom rác trên toàn thị trấn Kiến

Đức. Trên các tuyến đường trung tâm có đặt các thùng rác công cộngvới số lượng 42 thùng. Rác sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác thị trấn Kiến Đức với diện tích 4ha.

Đối với chợ xã Nhân Cơ, xã Quảng Tín, xã Đạo Nghĩa ban quản lý chợ tự tiến hành thu gom và vận chuyển bằng xe tự chếđổ tại bãi rác tự phát của xã.

Các xã còn lại (xã Đắk Wer, xã Kiến Thành, xã Nghĩa Thắng, xã Đắk Sin, xã Hưng Bình, xã Đắk Ru, xã Nhân Đạo) người dân tự thu gom và xử lý bằng cách đốt hay chôn lấp ở các khoảng đất trống phía sau nhà.

Huyện Tuy Đức

Chất thải rắn phát sinh ra trên địa bàn xã Đắk Búk So do Hợp tác xã Vận tải và Vệ sinh môi trường Tuy Đức thu gom. Trên địa bàn có 01 xe tải 2,5 tấn thu gom rác trên địa bàn xã.Trên các tuyến đường trung tâm có đặt các thùng rác công cộng với số

lượng 25 thùng. Rác sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác tại xã Đắk Búk So với diện tích 1ha.

Tại các xã còn lại (xã Quảng Trực, xã Quảng Tâm, xã Đắk R’Tih, xã Đắk Ngo, xã Quảng Tâm) rác thải được người dân tự thu gom và xử lý bằng cách đốt hay chôn lấp ở khoảng đất trống phía sau nhà.

Huyện Đắk G’Long

Chất thải rắn phát sinh ra trên địa bàn xã Quảng Khê do Hợp tác xã Vận tải và Vệ sinh môi trường Đắk G’Long thu gom. Trên địa bàn có 01 xe tải 2,5 tấn thu gom rác trên địa bàn xã. Trên các tuyến đường trung tâm có đặt các thùng rác công cộng với số lượng 37 thùng. Rác sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác tại xã Quảng Khê với diện tích 15ha.

Đối với chợ xã Quảng Sơn ban quản lý chợ tự tiến hành thu gom và vận chuyển bằng xe tự chếđổ tại bãi rác tự phát của xã.

Các xã còn lại (xã Quảng Hòa, xã Đắk Ha, xã Đắk R’Măng, xã Đắk Plao, xã

Đắk Som) người dân tự thu gom và xử lý bằng cách đốt hay chôn lấp ở các khoảng đất trống phía sau nhà.

Hiện trạng cơ cấu tổ chức và thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các huyện/thị

tỉnh Đắk Nông được đưa ra trong bảng 2.2:

Bảng 2. 2. Hiện trạng cơ cấu tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh

Stt Huyện/Thị xã Đơn vị thực hiện Hiện trạng thu gom

1 TX.Gia Nghĩa Công ty TNHH xây dựng Nghĩa Hà

Địa bàn thu gom các phường trên địa bàn thị xã

2 Huyện Krông Nô Hợp tác xã kinh doanh điện và dịch vụ nông thôn

Địa bàn thu gom: TT.

Đắk Mâm, X. Đắk Sôr

và X. Nam Đà

3 Huyện Cư Jút Hợp tác xã vận tải hàng hóa và hành khách Cư Jút

Địa bàn thu gom: TT. Ea T'Ling, X. Tâm Thắng và X. Trúc Sơn

4 Huyện Đắk Mil Xí nghiệp vệ sinh môi trường

Đức Lập

Địa bàn thu gom TT. Đắk Mil

5 Huyện Đắk Song Trung tâm dịch vụ công huyện

ĐắkSong

Địa bàn thu gom TT. Đức An

6 Huyện Đắk R'Lấp Hợp tác xã Nông Nghiệp và dịch vụ Kiến Đức

Địa bàn thu gom TT.

Kiến Đức

7 Huyện Tuy Đức Hợp tác xã Vận tải và Vệ sinh môi trường Tuy Đức

Địa bàn thu gom X.

Đắk Búk So

8 Huyện Đắk Glong hợp tác xã Vận tải và Vệ sinh môi trường ĐắkGlong

Địa bàn thu gom X.

Quảng Khê

Bảng 2. 3. Hiện trạng thu gom chất thải rắn ở các huyện thị xã trên địa bàn tỉnh

TT Huyện thị

Lượng rác phát sinh (Tấn/ngày)

Lượng rác thu gom được

(Tấn/ngày) Tỷ lệ thu gom (%) Phạm vi thực hiện 01 TX.Gia Nghĩa 30,16 24,13 80 P.Nghĩa Thành, P. Nghĩa Tân, P. Nghĩa Đức, P. Nghĩa Phú, P. Nghĩa Trung

02 H. Krông Nô 28,35 7 24,69 TT. Đắk Mâm, X Nam

Đà, X Đắk Drô

03 H. Cư Jút 43,14 10 23,2 TT, Ea T’Ling, X. Trúc Sơn, X. Tâm Thắng

04 H.Đắk Mil 40,07 5,2 12,9 TT. Đắk Mil, X. Thuận An, X. Đức Minh 05 H.Đắk Song 23,68 3,2 13,5 TT. Đức An 06 H.Đắk R’Lấp 34,56 4,8 13,9 TT. Kiến Đức 07 H.Tuy Đức 12,57 1,4 11,1 X. Đắk Búk So 08 H.Đắk G’Long 14,25 2,3 16,1 X. Quảng Khê, X. Quảng Sơn 2.3.2. Hiện trạng vận chuyển

Số liệu thống kê về hiện trạng trang thiết bị vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các huyện thị tỉnh Đắk Nông tác giả kế thừa từ Dự án [4] và kết quả điều tra thực tế được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2. 4. Hiện trạng trang thiết bị vận chuyển CTR sinh hoạt tỉnh Đắk Nông

Stt Huyện/Thị xã Số lượng xe (chiếc) Xe ép rác Xe cải tiến Xe đẩy tay 1 Thị xã Gia Nghĩa 3 0 30 2 Huyện Cư Jút 3 0 10 3 Huyện Đắk Mil 1 2 8 4 Huyện Đắk G’Long 1 1 3 5 Huyện Đắk R'Lấp 1 3 5 6 Huyện Đắk Song 1 0 4

7 Huyện Krông Nô 1 7

8 Huyện Tuy Đức 1 0 0

2.3.3. Đánh giá chung về hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh tất cả các huyện, thị xã đều có hệ thống thu gom rác công lập và dân lập. Hệ thống thu gom công lập và dân lập đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom rác chợ, rác cơ quan và các công trình công cộng

đồng thời thực hiện thu gom một phần rác sinh hoạt các hộ dân trên địa bàn tỉnh và vận chuyển trực tiếp đến bãi rác tập trung mỗi huyện. Toàn tỉnh không có trạm trung chuyển rác, một số chợ tại các huyện có khu vực trung chuyển khoảng vài chục m2đặt phía sau chợđể tập trung rác của các hộ tiểu thương trong chợ.

Phương tiện thu gom rác trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay vẫn chưa thống nhất, mỗi địa bàn sử dụng phương tiện thu gom khác nhau, có khi một địa bàn sử dụng cùng lúc nhiều loại phương tiện tùy vào mức độ tiện dụng và tổ chức thu gom sử dụng. Các loại phương tiện chủ yếu là các loại xe thô sơ, điển hình như các loại xe đẩy tay. Ngoài ra còn có các loại xe khác dùng để thu gom như xe tải, xe công nông cải tiến, xe máy cày cải tiến…Chính các phương tiện thu gom thô sơ này đã không bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường, gây bốc mùi, để rơi vải rác dọc các tuyến đường vận chuyển.

Nhìn chung, trên địa bàn các huyện, thị xã của tỉnh Đắk Nông với lượng rác thải và trang thiết bị vận chuyển như hiện nay tạm thời có thể xem như đạt yêu cầu về

mặt khối lượng. Tuy nhiên, về lâu dài các huyện cần phải trang bị thêm thiết bị vận chuyển chuyên dụng vừa phù hợp về mặt khối lượng, vệ sinh môi trường khi vận chuyển vừa phù hợp với công nghệ xử lý rác.

2.4. HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TỈNH

Trên hầu hết các huyện, thị xã có hệ thống thu gom và có bãi rác thì được vận chuyển tới và đổ lộ thiên, đổ dần từ trong ra ngoài, thành nhiều lớp, mùa nắng rác được

đốt, mùa mưa để phân hủy tự nhiên và hiện chưa có biện pháp xử lý hợp vệ sinh. Ở các khu vực huyện, thị xã chưa có đội thu gom thì người dân tự tiêu hủy hoặc tự chôn hoặc vứt dọc đường, còn một số huyện có đội thu gom rác nhưng chưa có bãi rác thì rác

được vận chuyển và đổở các triền dốc dọc đường hoặc những nơi thuận tiện.

Vị trí, hiện trạng các bãi rác đang tồn tại sau khi khảo sát thực tế được đưa ra trong bảng 2.4.

Bảng 2. 5. Vị trí các bãi rác đang tồn tại trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Stt Huyện/Thị xã Bãi rác Công nghệ Xử lý nước rỉ rác, thu khí ga, chống thấm, xử lý mùi Diện tích (ha) Tọa độ X Y

1 Thị xã Gia Nghĩa Bãi rác tập trung của

thị xã tại xã Đắk Nia Hở

Xử lý mùi 2 1320561 409857

2

Huyện Cư Jút

Bãi rác tập trung của huyện tại xã Cư K'nia

Hở Không 3 1394093 426790

3 Huyện Đắk Mil 2,7

3.1

Xã Đắk Lao

Bãi rác tập trung của huyện

Hở Không 2 1391110 403395

3.2 Xã Đức Minh Bãi rác tự phát Hở Không 0,5 1368323 402710

3.3 Xã Thuận An Bãi rác tự phát Hở Không 0,2 1371564 398170

4 Huyện Đắk G’Long

2 4.1

Xã Quảng Khê

Bãi rác tập trung của huyện

Hở Không 1 1316712 418833

4.2 Xã Quảng Sơn Bãi rác tự phát Hở Không 1 1343342 429606

5 Huyện Đắk R'Lấp Đã có BCL tập trung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)