Các chỉ tiêu nghiên cứu theo bộ công cụ MSH có sửa đổi phù hợp tình hình

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 30)

 Bước 1: Tập hợp các tài liệu cần thiết để thu thập thông tin bao gồm: + Bộ công cụ khảo sát sử dụng kháng sinh của MSH.

+ Các tài liệu cần thiết để cung cấp thông tin khi lấy số liệu cho các chỉ tiêu của bộ công cụ bao gồm:

- Các hướng dẫn điều trị bệnh nhiễm trùng tại bệnh viện. - Bản sao danh mục thuốc kháng sinh sử dụng trong bệnh viện.

- Danh sách các kháng sinh quan trọng có sẵn trong nhà thuốc bệnh viện. - Hóa đơn mua, lĩnh thuốc của bệnh nhân.

- Bệnh án nghiên cứu.

- Hướng dẫn kê đơn kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai của bệnh viện. - Hướng dẫn kê đơn kháng sinh trong điều trị viêm phổi của bệnh viện.  Bước 2: Đánh giá sự sẵn có của tài liệu (theo danh mục các tài liệu cần thu

thập của bộ công cụ yêu cầu) và đánh giá tính sẵn có của thông tin trong các tài liệu.

 Bước 3: Giữ nguyên hoặc điều chỉnh các chỉ tiêu nghiên cứu theo các tiêu chí sau:

- Với những chỉ tiêu có thể thu thập được thông tin từ các tài liệu có sẵn ở bệnh viện: Giữ nguyên chỉ tiêu nghiên cứu.

- Với những chỉ tiêu không có thông tin cần thiết:

+ Thay đổi chỉ tiêu nghiên cứu với những thông tin tương tự hoặc tài liệu khác của bệnh viện.

+ Thay đổi thành chỉ tiêu nghiên cứu khác với ý nghĩa tương tự. + Bỏ chỉ tiêu nghiên cứu nếu không có thông tin

2.5.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu theo bộ công cụ MSH có sửa đổi phù hợp tình hình thực tế tại bệnh viện thực tế tại bệnh viện

Sau khi rà soát, sửa đổi, chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu nghiên cứu sau:

+ Chỉ tiêu 1: Sự tồn tại của các hướng dẫn điều trị chuẩn trong các bệnh nhiễm trùng. Chúng tôi không khảo sát chỉ tiêu này vì không tìm thấy các hướng dẫn điều trị chuẩn trong các bệnh nhiễm trùng tại bệnh viện.

+ Chỉ tiêu 2: Sự tồn tại danh mục thuốc thiết yếu bệnh viện. Tiến hành khảo sát bằng số liệu từ khoa Dược về danh mục thuốc kháng sinh của bệnh viện.

+ Chỉ tiêu 3: Tập hợp kháng sinh quan trọng có sẵn trong khoa Dược bệnh viện vào ngày nghiên cứu. Thay đổi thành tập hợp các kháng sinh có dấu sao có sẵn trong nhà thuốc bệnh viện vào ngày nghiên cứu. Lí do thay đổi để phù hợp quy định của bảo hiểm y tế về kháng sinh có dấu sao là kháng sinh dự trữ, hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng khi các thuốc khác trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn (trừ trường hợp cấp cứu) [4]. Tiến hành khảo sát bằng thông tin thu thập được từ dược sĩ cấp phát thuốc trong bệnh viện.

+ Chỉ tiêu 4: Số ngày trung bình các kháng sinh quan trọng không có (hết hoặc thiếu thuốc) trong nghiên cứu. Thay đổi thành số ngày trung bình các kháng sinh có dấu sao không có trong nghiên cứu. Tiến hành khảo sát bằng thông tin thu thập được từ dược sĩ cấp phát thuốc trong bệnh viện.

+ Chỉ tiêu 5: Tỉ lệ % chi phí kháng sinh so với tổng chi phí thuốc của bệnh nhân. Tiến hành khảo sát bằng thông tin thu thập được trên bệnh án và tại phòng kế toán của bệnh viện.

- Các chỉ tiêu quy định về tiêu chuẩn bao gồm:

+ Chỉ tiêu 6: Tỉ lệ nhập viện được kê đơn 1 hay nhiều kháng sinh. Tiến hành khảo sát dựa trên thông tin thu thập từ bệnh án.

+ Chỉ tiêu 7: Số lượng trung bình kháng sinh được kê đơn trên các beennhj nhân được kê đơn kháng sinh. Tiến hành khảo sát dựa trên thông tin thu thập từ bệnh án.

+ Chỉ tiêu 8: Danh sách kháng sinh kê đơn phù hợp danh mục thuốc bệnh viện. Tiến hành khảo sát dựa trên thông tin thu thập từ bệnh án và đối chiếu với danh mục thuốc kháng sinh của bệnh viện tại khoa Dược.

+ Chỉ tiêu 9: Chi phí trung bình kháng sinh trên tổng số chi phí kháng sinh. Tiến hành khảo sát dựa trên thông tin thu thập từ bệnh án và phòng kế toán của bệnh viện.

+ Chỉ tiêu 10: Thời gian điều trị trung bình kháng sinh. Tiến hành khảo sát dựa trên thông tin thu thập từ bệnh án.

+ Chỉ tiêu 11: Tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định kháng sinh dự phòng phẫu thuật trong mổ lấy thai theo quy định của bệnh viện. Để phù hợp với tình hình thực tế, chúng tôi không tiến hành khảo sát chỉ tiêu này vì bệnh viện chưa có hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai.

+ Chỉ tiêu 12: Số liều trung bình kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật mổ lấy thai. Chúng tôi bổ sung thông tin về tổng số liều kháng sinh sử dụng trên bệnh nhân mổ lấy thai với KSDP là kháng sinh được ghi trong phiếu mổ, kháng sinh điều trị là kháng sinh sử dụng tại khoa (sau mổ 24h), từ đó chúng tôi tính tổng số liều trung bình kháng sinh sử dụng trên bệnh nhân và tỉ lệ bệnh nhân có sử dụng kháng sinh điều trị sau mổ lấy thai của bệnh viện. Tiến hành khảo sát dựa trên thông tin thu thập từ bệnh án.

+ Chỉ tiêu 13: Tỉ lệ bệnh nhân viêm phổi được kê kháng sinh theo hướng dẫn điều trị. Để khảo sát chỉ tiêu này chúng tôi sử dụng hướng dẫn điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng của Bộ Y tế để đánh giá vì bệnh viện không có phác đồ điều trị viêm phổi.

+ Chỉ tiêu 14: Tỉ lệ kháng sinh được sử dụng theo tên chung. Tiến hành khảo sát dựa trên thông tin thu thập từ bệnh án và đối chiếu với danh mục thuốc kháng sinh của bệnh viện tại khoa Dược.

- Các chỉ tiêu về chăm sóc bệnh nhân:

+ Chỉ tiêu 15: Tỉ lệ kháng sinh được dùng theo đúng liều trong đơn theo quy định. Để phù hợp với tình hình thực tế tại bệnh viện, chúng tôi tiến hành khảo sát tỉ lệ bệnh án có nhật trình và công khai thuốc điều trị cho bệnh nhân dựa trên thông tin thu thập được từ bệnh án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chỉ tiêu 16: Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân sử dụng kháng sinh. Tiến hành khảo sát dựa trên thông tin thu thập từ bệnh án.

- Chỉ tiêu bổ sung:

+ Chỉ tiêu 17: Số xét nghiệm báo cáo nhạy cảm kháng sinh với mỗi kháng sinh trên bệnh nhân sử dụng kháng sinh với mục đích điều trị. Tiến hành khảo sát dựa trên thông tin thu thập từ bệnh án.

Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN

Sau khi khảo sát theo tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ, chúng tôi đã chọn được mẫu 218 bệnh án với tổng số kháng sinh sử dụng là 456 kháng sinh.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 30)