Điều đáng nói là đa số các bạn sinh viên hay mắc phải “hội chứng thả trôi”. Họ không hề ra quyết định, không hề có sự chuẩn bị nào. Chỉ đơn giản là họ nhảy vào dòng trôi của cuộc đời và để nó cuốn đi. Khi dòng đời đến ngã rẽ, họ cũng không ra quyết định trôi theo nhánh nào, mà thả lỏng để dòng đời cuốn đi theo nhánh nó muốn. Chúng ta chọn đại học vì học lực, vì cha mẹ và vì xu thế xã hội chứ không biết mình yêu thích gì, hợp với ngành nào. Trong trường học, chúng ta học đối phó, học để lấy điểm, lấy bằng chứ không học vì tương lai bản thân. Khi tham gia các tổ chức, đi làm cho các công ty cũng vậy, chúng ta làm việc không hết sức, làm việc theo kiểu “nó không phải của mình”, để rồi nhận được kết quả và mức lương như bao người khác.
Điều thú vị hơn là trong cuộc sống, những người “thả trôi” đó thường bị dòng đời trớ trêu cuốn vào những chỗ nước chảy mạnh hơn, khiến cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn hơn. Thậm ch í họ bị cuốn đến những thác nước
92 / / ĐĐÀO ÀO ĐỨĐỨC DC DŨŨNGNG BÍ MBÍ MẬẬT NHT NHỮỮNG NG ĐẠĐẠI GIA SINH VIÊNI GIA SINH VIÊN / / 93
lớn và bị nước nhấn ch ìm. Đến lúc này, họ không thể nghĩ đến sự lựa chọn nào khác, cũng không còn tâm trí để nghĩ đến cuộc sống hạnh phúc tương lai. Điều duy nhất họ nghĩ khi đó là cố ngoi lên khỏi mặt nước để không bị chết ngạt. Rồi nước lại đánh vào mặt và nhấn ch ìm họ, lại cố ngoi lên, lại bị nhấn ch ìm, lại cố ngoi lên… Cứ thế, đến hết cuộc đời.
Rất nhiều sinh viên trên lớp học theo kiểu “thả trôi”, kết quả là ra trường, đợt sóng đầu tiên của dòng đời đập vào nhấn ch ìm họ – không có công ty nào nhận sinh viên học lực trung bình và không có khả năng nổi trội. Những kỹ sư, cử nhân đó phải đi làm trái ngành, trái nghề, làm những việc họ không hề muốn. Một số đi làm công nhân, số khác mở cửa hàng bán sim thẻ nhỏ, số ít còn lại không biết làm gì, đành chọn nghề cửu vạn kiếm sống. Rồi cuộc sống hàng ngày, miếng cơm manh áo khiến họ không còn nghĩ nhiều đến tương lai nữa, chỉ mong cố ngoi lên khỏi mặt nước để tiếp tục sinh tồn.