Tại sao quy tắc 2mm lại quan trọng như vậy? Bởi nếu bạn không cố gắng hơn mỗi ngày, không vượt trội hơn mọi người, bạn sẽ là người trung bình trong xã hội này. Và điều đáng buồn là người trung bình luôn bị thiệt thòi trong hầu hết mọi trường hợp. Không phải người giàu nhất, cũng không phải là người nghèo nhất, mà chính người trung bình mới là người chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Đơn giản như khi đất nước gặp khủng hoảng, theo bạn ch ính phủ sẽ giúp nhóm người nào: giàu nhất, trung bình, hay nghèo nhất? Tôi chắc bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng ch ính phủ luôn tập trung giúp những người giàu nhất đầu tiên. Bởi họ ch ính là nền móng của tài ch ính nước nhà, chỉ họ mới có khả năng vực dậy tình hình tài ch ính và giúp đất nước thoát khỏi khủng hoàng. Khi gặp khủng hoảng, ch ính phủ thường hỗ trợ những người giàu bằng rất nhiều cách : tạo cơ chế mở, ch o vay, hỗ trợ ch ính sách ... để khiến những người giàu nhanh ch óng thoát khỏi tình trạng mất tiền. Tiếp đó ch ính phủ sẽ hỗ trợ đối tượng nào? Đó là người nghèo, bởi “túng thiếu sinh trộm cắp”, những người nghèo khi gặp khủng hoảng họ không còn gì hết, nếu ch ính phủ không hỗ trợ họ thì đất nước sẽ bị loạn. Sau khi đã rót hết kinh phí ch o người giàu, hỗ trợ hết mức ch o người nghèo, cuối cùng nếu
còn ch út nào đó thì mới đến lượt đối tượng những người trung bình: những công chức nhà nước, những nhân viên văn phòng làm công ăn lương...
Bạn lại thử nghĩ xem, khi gặp khủng hoảng như vậy, nhóm người nào sẽ chịu thiệt thòi nhiều nhất? Đúng vậy, vẫn là người trung bình. Bởi người giàu là người mất tiền nhiều nhất, song họ có quá nhiều tiền và việc mất đó vẫn đủ để họ tiếp tục cuộc sống sung túc của mình. Khi Bill Gates bị mất hơn 18 tỷ đô trong năm 2009, đất nước không có ai thương tiếc ông cả, cũng không ai buồn ch o Bill Gates vì mất một số tiền khổng lồ như vậy. Bởi dù mất hơn 18 tỷ, song ông vẫn là người giàu nhất nhì thế giới. Còn nhóm những
78 / / ĐĐÀO ÀO ĐỨĐỨC DC DŨŨNGNG BÍ MBÍ MẬẬT NHT NHỮỮNG NG ĐẠĐẠI GIA SINH VIÊNI GIA SINH VIÊN / / 79
người nghèo thì sao? Họ vốn dĩđâu có gì để mất. Thậm ch í khủng hoảng còn làm ch o họđược hưởng thêm trợ cấp của nhà nước nữa. Chỉ có những người trung bình là khổ sở khi gặp khủng hoảng mà thôi.
Tiếp đến, bạn hãy nghĩ xem, khi một công ty gặp khó khăn, họ sẽ đuổi việc nhóm người nào? Không thể là nhóm người giỏi nhất được, vì nhóm đó là nền móng của công ty, có khả năng vực dậy công ty, vì vậy ở các tập đoàn nước ngoài, khi công ty gặp khó khăn thường nhóm người giỏi được thưởng và hưởng lương cao hơn, một phần để giữ ch ân họ lại, một phần muốn họ làm việc năng nổ và hiệu quả hơn để vực dậy doanh nghiệp. Họ cũng không thể đuổi việc nhóm người kém nhất được, bởi như vậy giám đốc sẽ phải tự lau dọn, tự làm bảo vệ, tự ghi vé xe... Vì vậy, không còn cách nào khác, họ chỉ có thể đuổi việc những người ở nhóm trung bình, những nhân viên văn phòng, những người làm việc hành ch ính, những người không quá quan trọng trong công ty mà thôi.
Đơn giản và gần gũi hơn với các bạn, đó là tỷ lệ xin việc khi ra trường. Khi bạn thi vào đại học, tỷ lệ 1 chọi 5, chọi 7 đã là cao, bởi bạn phải vượt qua khoảng hai, ba nghìn người để vào được ngôi trường bạn yêu thích . Nhưng khi đi xin việc, đơn giản như khi xin vào Ngân hàng ACB năm 2011, tỷ lệ chọi trung bình là 1 chọi 80. Bạn thử nghĩ xem nếu bạn hiện đang là nhóm sinh viên trung bình: học trung bình ở
lớp, không giữ chức vụ gì, không kinh nghiệm... mọi thứ đều trung bình, thì bạn ra trường định xin việc như thế nào? Và cuộc sống tương lai của bạn trong vài năm nữa sẽ ra sao? Bởi vậy, lời khuyên ch ân thành dành ch o bạn là ĐỪNG BAO GIỜ TRỞ THÀNH NGƯỜI TRUNG BÌNH TRONG XÃ HỘI NÀY.