XÂY DỰNG THÓI QUEN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu EBOOK BÍ MẬT CỦA NHỮNG ĐẠI GIA SINH VIÊN (Trang 106)

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

“Vấn đề không phải bạn kiếm được bao nhiêu tiền, vấn đề là bạn giữ được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở như thế nào?”

Robert Kiyosaki

NGƯỜI BIẾT CÁCH LÀM GIÀU cho rằng quản lý tài chính của doanh nghiệp cũng như cá nhân là vấn đề rất quan trọng. Họ chia ra thành những quỹ tài khoản cụ thể và tuân thủ nghiêm túc việc quản lý tài chính này, cho dù là những đồng tiền nhỏ nhất. Do đó, tôi sẽ hướng dẫn và đưa ra một số gợi ý phù hợp nhất để bạn xây dựng được thói quen quản lý tài chính ngay tại thời điểm bây giờ.

“Thói quen quản lý tài chính bắt đầu khi bạn là sinh viên và thường sẽ theo suốt cuộc đời của bạn.”

Din giĐào Đức Dũng

Hãy thử xem lại cách quản lý và tiết kiệm tiền của sinh viên hiện nay. Giả sử, cứ đầu tháng bạn được gia đình chu cấp hoặc đi làm thêm để có được một khoản tiền nhất định (tôi tạm gọi là mức lương hàng tháng của bạn). Phần lớn sinh viên tiết kiệm tiền bằng cách chắt chiu từng đồng, ăn tiêu cẩn thận, chỉ chi tiêu vào những việc cần thiết và cuối tháng tiết kiệm được một khoản nhỏ. Những tháng có nhiều việc “cần thiết” như: sinh nhật, mua quần áo, đi party... thì tháng đó không những không để ra được đồng nào, trái lại ngân sách còn bị thâm hụt trầm trọng. Đó có phải là cách tiết kiệm của bạn? Và đó có phải cũng là cách tiết kiệm của gia đình bạn – cố gắng chắt chiu từng đồng, chỉ chi tiêu cho những việc cần thiết và cuối tháng để ra một khoản tiền? Nếu đúng là như vậy thì cách đó thực sự không hiệu quả bởi đó không phải là cách quản lý tiền của người giàu. Nếu không thay đổi sớm, thói quen đó sẽ mãi theo bạn như đã từng theo gia đình bạn suốt cuộc đời còn lại.

Một vấn đề nữa của sinh viên xa nhà là có người mức lương 5 triệu đồng/tháng thì vừa đủ sống, có người mức lương 3 triệu đồng/tháng cũng vừa đủ sống, và thậm chí có người mức lương chỉ 1,5 triệu đồng/tháng, họ cũng vừa đủ sống. Điều đặc biệt là trong cả ba trường hợp này, họ đều nói rằng họ chi tiêu rất cẩn thận, không ăn chơi đua đòi, chỉ tiêu tiền vào những việc thực sự cần thiết mà thôi. Vậy vấn đề nằm ở đâu?

212 / / ĐĐÀO ÀO ĐỨĐỨC DC DŨŨNGNG BÍ MBÍ MẬẬT NHT NHỮỮNG NG ĐẠĐẠI GIA SINH VIÊNI GIA SINH VIÊN / / 213

Vấn đề nằm ở hai từ “cần thiết”. Khi bạn có 5 triệu đồng mỗi tháng, việc đi shopping sau một tháng làm việc căng thẳng, việc xả hơi cùng bạn bè là những việc vô cùng cần thiết. Bởi bạn đã vất vả cả tháng, cơ thể xứng đáng được được nghỉ ngơi, thư giãn. Song nếu bạn chỉ có 3 triệu đồng/tháng, những việc đó lại trở nên “không cần thiết” chút nào. Với số tiền eo hẹp này, việc cần thiết chỉ là mua quà sinh nhật cho bạn cùng lớp, hoặc nếu có thư giãn sau một tháng căng thẳng thì chỉ là đi cafe hay trà chanh vỉa hè mà thôi. Bạn cảm thấy như vậy cũng đã rất thoải mái và thú vị. Và dĩ nhiên, nếu bạn chỉ có 1,5 triệu đồng/tháng thì tất cả những việc trên đều là “không cần thiết”, đều là “lãng phí vô ích”. Bạn không cần phải mua quà sinh nhật cho bạn của bạn, bởi bạn bè quý nhau ở tấm lòng. Bạn cũng không cần phải thư giãn ở quán cafe vì đi dạo ở công viên thoáng mát và hay hơn nhiều. Khi đó điều duy nhất cần thiết với bạn là mua mỳ tôm để sống qua ngày, còn lại mọi khoản chi tiêu khác phần lớn đều là không cần thiết. Và thế là những việc như đi cafe với bạn bè, mua quần áo, karaoke cùng lớp, tổ chức sinh nhật cho mình thật lớn... đều trở thành những việc không cần phải nghĩ tới.

Cách quản lý tiền của người giàu thì hoàn toàn khác. Họ hiểu rằng số tiền trong túi quyết định việc chi tiêu này quan trọng hay không quan trọng nên họ luôn trả tiền cho bản thân mình trước. Ngay khi nhận được mức lương mỗi

tháng, việc đầu tiên họ làm là trích một khoản tiền nhất định cất đi không dùng đến gọi là tài khoản tiết kiệm. Ngay từ đầu, họ đã coi như mình không hề có số tiền tiết kiệm này. Sau đó, họ mới bắt đầu hạch toán thu chi những khoản “cần thiết” trong tháng. Với cách làm như vậy, những người này luôn tiết kiệm được một khoản tiền nhất định mỗi tháng, những việc “cần thiết” trở nên đúng nghĩa cần thiết hơn. Đó là một trong những cách cơ bản giúp họ làm chủ và điều khiển đồng tiền của mình.

Có nhiều cách khác nhau để họ chia nhỏ và quản lý số tiền của mình. Triệu phú nổi tiếng T. Harv Eker với cuốn sách Bí mật tư duy triệu phúđã chia số tiền mỗi tháng của mình thành sáu khoản:

Financial Freedom Account (FFA) - Tài khon t do tài chính 10%

Long term saving for spending account (LTSS) - Tài khon tiết kim tiêu dùng (10%)

Education account (EDU) - Tài khon giáo dc 10%

Neccessities (NEC) - Tài khon chi tiêu cn thiết 55%

Play - Tài khon hưởng th 10%

Give - Tài khon t thin 5%

Cá nhân tôi thì thích học theo những người giàu nhất thành Babylon hơn, họ chia số tiền ra làm ba khoản để dễ

214 / / ĐĐÀO ÀO ĐỨĐỨC DC DŨŨNGNG BÍ MBÍ MẬẬT NHT NHỮỮNG NG ĐẠĐẠI GIA SINH VIÊNI GIA SINH VIÊN / / 215

dàng thực hiện. Tôi cũng hay khuyên các học viên của mình nên quản lý theo hình thức này:

Tài khon tiết kim 15%: đó là khon tin để ra mi tháng, bn s ct khon tin này ngay khi nhn

được. Nó ch dùng đểđầu tư kinh doanh hoc hc tp nâng cp bn thân. Đây là khon tin đòn by cho s

nghip giàu có ca bn sau này.

Tài khon chi tiêu 70%: là khon tin dùng để chi tiêu trong cuc sng thường ngày, chi tiêu cho nhng nhu cu cn thiết nht ca bn.

Tài khon vui chơi 15%: là khon tin để bn vui chơi, mua sm, gii ngân và hưởng th mi tháng.

Đừng bao gi giàu lên bng cách làm nghèo nàn đi chính bn thân mình, bng cách sng tn tin, bn xn vi bn thân. Mi tháng hãy thưởng cho mình mt khon tin nhđể x hơi, thư giãn và tn hưởng cuc sng.

(Lưu ý: Tỷ lệ phần trăm trên chỉ đưa ra ở mức tương đối, bạn cần điều chỉnh lại theo mức độ quan trọng và hoàn cảnh của chính mình. Song việc chia ra ba tài khoản này là điều vô cùng cần thiết của người học làm giàu.)

Việc quản lý tiền này rất quan trọng, nó sẽ tạo ra thói quen quản lý tài chính trong suốt cuộc đời còn lại của bạn. Hãy nhớ rằng nếu bạn không quản lý được 1 triệu, thì bạn cũng sẽ không quản lý được 1 tỷ. Bởi thói quen được hình thành ngay từ khi chúng ta bắt đầu làm việc đó, và thói quen là điều khó thay đổi vô cùng. Chính bởi lẽ đó, T. Harv Eker đã nói: “Cách bạn làm một việc, chính là cách bạn làm tất cả mọi việc”. Hãy xây dựng thói quen quản lý tài chính ngay từ thời điểm bây giờ, ngay từ khi bạn chỉ có một số tiền nhỏ là 1 triệu đồng, 2 triệu đồng hay 3 triệu đồng mỗi tháng. Đừng để cho sự lười nhác, những lý lẽ thua cuộc của bản thân khiến bạn từ bỏ thói quen này. Tôi đã nghe vô vàn những câu nói tiêu cực của sinh viên khi quản lý tài chính của mình: “Việc chia tiền này thật phiền toái và mệt mỏi, cuối cùng kết quả

216 / / ĐĐÀO ÀO ĐỨĐỨC DC DŨŨNGNG

cũng vẫn vậy”; “Giờ còn không đủ tiền để sống, tiết kiệm cái nỗi gì, để sau này kiếm nhiều tiền áp dụng vậy”, thậm chí có nhiều câu nói buông xuôi như: “Sống là phải thoải mái, suy nghĩ nhiều tiền nong đau đầu lắm, đi học đã đủ mệt rồi”, “Quản lý tiền nhưng cuối tháng cũng vẫn không đủ thì quản lý làm gì?”... Tất cả mọi lý do đều đúng, chỉ có điều hoặc bạn chọn lý do, hoặc bạn chọn giàu có. Điều đó phụ thuộc vào quyết định của chính bạn.

Lý do và kết quả thường luôn ở hai phía đối nghịch nhau. Nếu bạn lựa chọn việc đưa ra những lý do, những lời giải thích để thuyết phục bản thân mình không làm việc đó, cho dù những lý do đó có đúng đến đâu chăng nữa, thì lựa chọn này cũng chính là hành động đẩy đường kẻ cân bằng kia sang phía kết quả. Lý do của bạn càng lớn, càng hợp lý, thì kết quả của bạn càng nhỏ lại. Bạn càng đưa ra nhiều lý do để thuyết phục mình không làm việc đó, kết quả của bạn lại càng nhỏ dần (đến một lúc sẽ bằng không). Bởi vậy, hoặc bạn chọn lý do, hoặc bạn chọn kết quả, lựa chọn luôn nằm trong tay bạn.

Một phần của tài liệu EBOOK BÍ MẬT CỦA NHỮNG ĐẠI GIA SINH VIÊN (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)