ẾT LUẬN VÀ IẾN NGHỊ 5 1 ết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường Thảo Cầm Viên Sài Gòn và đề xuất biện pháp xử lý (Trang 84)

C THÚ MÓNG GUỐ

K ẾT LUẬN VÀ IẾN NGHỊ 5 1 ết luận

Việc thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn và đề xuất các biện pháp xử lý” là rất phù hợp với tình hình thực tế quản lý môi trường hiện nay nhằm tìm kiếm các giải pháp thích hợp hơn cho công tác quản lý môi trường tại các vườn thú của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên cả nước nói chung. Từ đó giải quyết được các tác động do nước thải, rác thải gây ra cho môi trường, cảnh quan và sức khỏe con người cũng như các loài động vật hoang dã đang được nuôi dưỡng, nhân giống bảo tồn tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Góp phần làm cho Thành phố nói chung và Thảo Cầm Viên Sài Gòn ngày càng sạch đẹp và vệ sinh, tạo môi trường sống trong lành cho du khách đến tham quan và động vật, con người đang làm việc tại vườn thú.

Những kết quả đánh giá về môi trường tại TCVSG trong phạm vi đề tài có thể có những kết luận như sau :

• Chất lượng không khí tại Thảo Cầm Viên là rất tốt, hoàn toàn không bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu về tiếng ồn và hàm lượng bụi đều thấp hơn ngưỡng cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT. Về vấn đề mùi hôi từ chuồng trại, công ty đã khắc phục bằng các hình thức như trồng các loại hoa cho hương thơm và sửa chữa, lắp đặt kính cường lực cho các khu vực nuôi thú ăn thịt, khu chim nước…

• Xử lý tiếng ồn : trồng cây xanh dọc các hàng rào sát với các tuyến đường bao quanh TCVSG, đầu tư các loại xe điện để vận chuyển thức ăn cho các loài động vật.

• Xử lý bụi : bê tông hóa toàn bộ đường nội bộ, dọn vệ sinh hàng ngày và tưới nước vào mùa nắng để hạn chế bụi.

• Chất lượng nước: một số chỉ tiêu nước thải (từ hoạt động vệ sinh chuồng trại) tại Thảo Cầm Viên như COD, BOD5, TSS, N tổng không đạt quy chuẩn xả thải của QCVN 40:2011.

• Đã tiến hành đánh giá hiện trạng chất thải rắn và nhận thấy :

- Ban hành nội quy nội bộ về giữ gìn vệ sinh tại công ty cho cán bộ công nhân viên.

- Bố trí nhiều thùng rác tại khu vực văn phòng, nhà xưởng và trong khuôn viên công viên để du khách dễ nhận thấy.

- Chương trình Giáo dục vườn thú tại TCVSG đã góp phần nâng cao ý thức của học sinh và du khách đến tham quan biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

- Hiện tại TCVSG chưa có hệ thống phân loại chất thải rắn tại nguồn dành cho du khách tham quan. Chưa có sổ quản lý CTRNH. Chưa có hợp đồng vận chuyển và xử lý CTRNH.

- Công ty đã tái sử dụng phân voi và tê giác làm phân bón cho cánh đồng cỏ voi tại Safari Củ Chi, sau đó cỏ voi lại được cung cấp làm thức ăn cho các loài thú ăn cỏ tại TCVSG.

• Chưa có chương trình giám sát môi trường tại vườn thú.

• Đã tiến hành thử nghiệm xử lý nước ô nhiễm ở Hồ Sen bằng phương pháp dùng thực vật thủy sinh (cây Lục Bình và Thủy Trúc) và cho kết quả khả quan : BOD5: 25 mg/l so với trước xử lý 92mg/l; COD: 33 mg/l so với 201mg/l; TSS 65,7 mg/l so với 158,9mg/l; N tổng 15,8 mg/l so với 73,6mg/l.

• Sau khi thử nghiệm xử lý bằng thực vật thủy sinh ở Hồ Sen, tất cả các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn xả thải cột B của QCVN 40:2011/BTNMT

Để chất lượng môi trường tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn ngày càng tốt hơn, phù hợp xu thế phát triển của đô thị hiện đại cần phải thực hiện một số yêu cầu sau :

• Xây dựng đề án bảo vệ môi trường cho Công ty TNHH MTV TCVSG

• Nghiên cứu sâu hơn việc dùng các loài cây thủy sinh trong việc xử lý ô nhiễm nguồn nước tại hồ Sen: mật độ cây thủy sinh cần dùng nhằm vừa đảm bảo tính mỹ quan cho hồ vừa thực hiện tốt chức năng lọc nước thải.

• Nghiên cứu ứng dụng mô hình này cho một số hồ khác tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

• Xây dựng hệ thống thu gom nước thải vệ sinh chuồng thú riêng biệt với hệ thống nước thải sinh hoạt của công ty.

• Hướng dẫn du khách phân loại rác (rác vô cơ và hữu cơ) bằng việc bố trí các loại thùng rác với màu sắc khác nhau và có chú thích rõ ràng, dễ thấy tại nhiều vị trí trong vườn thú.

• Với khối lượng lớn chất thải rắn hữu cơ phát sinh hàng ngày tại vườn thú như vậy có thể sử dụng làm phân compost để bón lót cho các cánh đồng trồng cỏ voi, các loại cây lấy lá cung cấp cho vườn thú mà hiện nay đang hoạt động tại Safari Củ Chi của Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Hoặc khối lượng phân thải từ động vật thải ra hàng ngày là khá nhiều (1.281 kg) có thể áp dụng mô hình biogas nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn có thể sử dụng khí gas trong hoạt động sản xuất, trong chế biến thức ăn cho động vật hàng ngày…

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường Thảo Cầm Viên Sài Gòn và đề xuất biện pháp xử lý (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)