0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

L ịch sử Thảo Cầm Viên Sài Gòn:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ (Trang 28 -28 )

g) Loại bỏ vi khuẩn và virus

3.1.1 L ịch sử Thảo Cầm Viên Sài Gòn:

Ngày 23 tháng 3 năm 1864 Đề đốc De La Grandière ký nghị định cho phép xây dựng Vườn Bách Thảo tại Sài Gòn. Qua nhiều lần quy hoạch và sửa đổi, tổng diện tích chuồng thú vào năm 2000 là 25.000m2

so với năm 1975 là 8.500m2

. Thảo Cầm Viên Sài Gòn hiện nay là một trong những địa chỉ văn hóa của thành phố Hồ Chí Minh, là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng thứ 8 trên thế giới. [43]

Vườn Bách Thảo Sài Gòn được xây dựng trên một khu đất rộng 12 ha cạnh sông Rạch Lăng (phía Đông Bắc Sài Gòn), phụ trách bởi một chuyên viên khảo cứu thực vật nhiệt đới người Pháp là ông J.B. Louis Pierre phụ trách. Công trình được hoàn thành vào 1865, trong đó trồng nhiều loại cây quý ở trong nước và trên thế giới, nhập từ Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia như Cacao, Café, Vani, một vài giống mía gọi là Jardin Acclimater

Trở lại thời gian, năm 1864 vườn Bách Thảo Sài Gòn được khởi công xây dựng trên khu đất hoang rộng 12 ha nằm ngay trung tâm thành phố, ở phía Đông Bắc kênh L’vanche (bây giờ là kênh Thị Nghè). Ông Louis Adoiph German, một bác sĩ thuộc đội quân viễn chinh Pháp, được giao nhiệm vụ quy hoạch và thiết kế những khu vực đầu tiên cho việc ươm trồng các loài thực vật, xây dựng một số chuồng trại, đồng thời thông báo cho công chúng gửi đến những loài động vật địa phương. Công trình được hoàn thành vào tháng 3 năm 1865.

Chính quyền Đông Dương mời ông J.B. Louis Pierre là người phụ trách chăm sóc thực vật của Vườn Bách Thảo Calcutta (Ấn Độ) về làm giám đốc. Ông đã mở rộng diện tích lên 20 ha, đồng thời du nhập nhiều loài cây nhiệt đới từ các nước châu Mỹ, châu Phi và khu vực Đông Nam Á; trồng hàng ngàn cây trên đường phố và các công viên; cùng bộ sưu tập hơn 100.000 tiêu bản hiện được lưu giữ tại Bảo tàng thực vật thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh. [17]

Đến năm 1924, vườn Bách Thảo được mở rộng qua bên kia kênh Thị Nghè thêm 13 ha. Thống đốc Nam Kỳ Cognaq đã thông tri cho tất cả các tỉnh trưởng Nam Kỳ có nhiệm vụ săn bắt, tìm mua trong dân các loài động vật hoang dã trong từng tỉnh và gửi về đây. Kết quả sau một năm thực hiện, bộ sưu tập động vật đã đạt được 509 con thuộc 118 loài khác nhau.Từ đó Vườn Bách Thảo còn có tên là Sở Thú.

Từ 1924 – 1927, chính quyền thực dân Pháp chủ trương tôn tạo quy mô cơ sở vật chất với ý đồ nâng cấp Sở Thú Sài Gòn thành một cơ sở kiểu mẫu nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Trong thời gian này, người ta đã nhận xét về vườn Bách Thảo như sau : “việc tạo dựng nên vườn Bách Thảo quả là món quà trang sức độc đáo nhất cho thành phố, Sài Gòn được xếp vào một trong các thành phố hoa lệ nhất của miền Viễn Đông”.

Từ năm 1945 – 1955 sở thú bị quân đội viễn chinh Pháp biến thành nơi đồn trú. Các chuồng trại bị phá hoại, hư hỏng nhiều. Sau đó là trận bão năm 1952 làm cho nhà cửa, chuồng trại, cây cối bị sụp đổ,…

Đến năm 1956, chính quyền Sài Gòn đã cho tu sửa và tái thiết lại, từ đó sở thú mang tên Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho đến tận ngày nay. [14]

Thảo Cầm Viên Sài Gòn ngày nay

Vào tháng 5 năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, chúng ta đã tiếp quản gần như nguyên vẹn Thảo Cầm Viên Sài Gòn.Giai đoạn này Thảo Cầm Viên chưa có sự đầu tư đáng kể, trong khi số lượng khách đến đây ngày càng đông, chính điều đó làm cho Thảo Cầm Viên bị xuống cấp.

Năm 1977, Thảo Cầm Viên thuộc công ty Cây Xanh.

Những năm kế tiếp, nhiều hạng mục công trình đã được đầu tư. Đặc biệt là những năm 1990, nhiều chuồng thú đã được cải tạo và mở rộng cho phù hợp với đặc tính của từng loài thú, nâng tổng diện tích chuồng từ 8.500 m2 năm 1975 đến 25.000 m2 năm 2000. Quan hệ hợp tác quốc tế được thiết lập. Các chương trình trao đổi thú với vườn thú Leipzig, Rodstock (Cộng Hòa Liên Bang Đức) và Usti nad Labem (Tiệp Khắc) đã làm cho bộ sưu tập của TCVSG ngày càng phong phú. Đến năm 1990, TCVSG là thành viên chính thức của Hiệp hội vườn thú Đông Nam Á (SEAZA) và đã có những đóng góp tích cực cho hoạt động của Hiệp hội. Một số cán bộ khoa học của Thảo Cầm Viên Sài Gòn là thành viên của Tổ chức nhân giống bảo tồn (CBSG), Hội chim trĩ thế giới (WPA), Tổ chức chuyên gia cá sấu (CSG), Quỹ đời sống hoang dã thế giới (WWF).

Thảo Cầm Viên Sài Gòn trong tương lai

Sau gần 150 năm tồn tại và phát triển, đến nay Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã trở nên nhỏ bé và chật hẹp so với nhu cầu ngày càng tăng của một thành phố 10 triệu dân.

Do đó, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có chủ trương quy hoạch xây dựng một vườn động thực vật mới có quy mô gấp nhiều lần Thảo cầm Viên hiện tại, đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố trong tương lai, với tên gọi là Sài Gòn Safari. Sài Gòn Safari nằm trên địa bàn hai xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Với quy mô diện tích 496 ha, nằm cách trung tâm thành phố 50 km, nơi đây sẽ xây dựng khu trưng bày thú mô hình hoang dã lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam, với các mục tiêu :

- Xây dựng khu trưng bày thú mô hình hoang dã lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

- Nhân giống và bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm. - Giáo dục bảo tồn và bảo vệ môi trường sống.

- Xây dựng khu vui chơi giải trí, văn hóa giáo dục hàng đầu Việt Nam. - Giải quyết trên 1000 lao động.

- Thu hút trên 2 triệu lượt khách/năm

Với các hạng mục dự kiến :

1. Khu vực trưng bày thú mô hình hoang dã. 2. Vườn thú mở

3. Khu trưng bày thú đêm mô hình hoang dã.

4. Các cảnh quan thiên nhiên đặc trưng trên thế giới. 5. Vườn bướm, vườn sưu tập thực vật.

6. Trung tâm nghiên cứu động - thực vật 7. Bảo tàng thiên nhiên

8. Trung tâm giáo dục vườn thú

9. Khu biểu diễn động vật ngày và đêm

10. Khu picnic dã ngoại, khách sạn, resort, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… 11. Văn phòng làm việc , thú y xá , nhà chế biến thức ăn cho thú , vườn ươm cây

hoa kiểng, xử lý rác thải… [25]


Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ (Trang 28 -28 )

×