C THÚ MÓNG GUỐ
K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.3 Hi ện trạng môi trường nước 1 Nước thải sinh hoạt
4.1.3.1. Nước thải sinh hoạt
Nước thải của công ty chủ yếu là nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong công ty và du khách tham quan Thảo Cầm Viên. Hiện nay Thảo Cầm Viên có khoảng gần 400 cán bộ công nhân viên, bao gồm bộ phận lao động trực tiếp và gián tiếp, cộng thêm trung bình 1 ngày có khoảng gần 5.500 lượt du khách đến tham quan TCVSG (mỗi năm TCVSG đón tiếp khoảng 2 triệu lượt du khách). Do đó lượng nước thải phát sinh là rất lớn, trung bình khoảng 255m3
/ngày.
Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt bao gồm: các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh (Coliform, E.Coli). Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa hàm lượng lớn các vi khuẩn E.Coli và các vi
Hình 4.3 Đo các chỉ tiêu ô nhiễm không khí tại Cổng Thị Nghè, giáp ranh đường Nguyễn Thị Minh Khai
khuẩn gây bệnh khác nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý.
Biện pháp xử lý: nước thải sinh hoạt được thu gom vào bể tự hoại. Bể có hai
chức năng chính là lắng và phân hủy cặn lắng với hiệu suất 40 – 50%.Thời gian lưu nước trong bể khoảng 20 ngày thì 90% chất rắn lơ lửng (SS) sẽ lắng xuống đáy. Cặn được giữ lại trong bể từ 6 – 8 tháng, dưới tác dụng của các vi khuẩn phân hủy kỵ khí, các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy một phần tạo thành khí và một phần tạo thành chất vô cơ hòa tan. Trong mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng lượng khí sinh ra trong quá trình lên men kỵ khí và dễ thông hút khi bị nghẹt. Nước thải ở trong bể một thời gian dài để đảm bảo hiệu suất lắng rồi mới chuyển qua ngăn lọc sau đó được gộp chung vào với nước thải vệ sinh chuồng trại để theo hệ thống thu gom thải ra kênh Thị Nghè theo sơ đồ sau:
Bên cạnh lượng nước thải sinh hoạt thì Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn có nước thải từ hoạt động rửa chuồng trại và lượng nước thải này thì hầu như chưa được để ý đến.Ước tính lượng nước thải này khoảng hơn 91m3
/ngày.
Stt Khu chuồng Động vật Số lượng chuồng Tổng diện tích (m2)
Lưu lượng nước sử dụng để vệ sinh chuồng
trại / ngày (m3 ) 1 Hà mã 2 189,22 30 2 Hà mã lùn 1 263,65 10 3 Sư tử 3 534,41 0,24 4 Cọp 4 644,92 1 5 Cá sấu 1 234,3 1 6 Gấu 1 637,75 1 7 Rái cá 2 35,22 10 8 Vượn, vọoc 1 137 1 9 Khu Bò sát 1 819,68 10 10 Hươu nai 1 1.983.33 3 11 Chim lớn 1 307,19 5 12 Khu Trĩ, gà lôi 1 352,56 2 13 Họ mèo nhỏ 2 107,39 10 14 Tê giác 2 2.417,43 2
15 Linh dương, ngựa vằn
1 1.600 1
16 Hươu cao cổ 1 1.143,47 0,2
Bảng 4.2: Khối lượng nước dùng để vệ sinh chuồng trại/ngày (Do tác giả và cộng tác viên đo thực tế tại TCVSG bằng đồng hồ đo lưu lượng – năm 2013)
17 Voi 1 2.641,15 1 18 Khu chuồng chim
nhỏ các loại
908,44 2
19 Vườn thú thiếu nhi 1 529,11 1
Tổng cộng 91,44
Sau đó, tất cả nước từ hoạt động rửa chuồng trại sẽ được dẫn tới hệ thống ao hồ trong TCVSG: Hồ Sen, hồ Yết Kiêu và kênh Thị Nghè. Chính điều này đã làm cho nước hồ trong khuôn viên TCVSG ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.
Nước thải sinh
Hầm tự hoại/ao, hồ
Thải vào hệ thốngthu gom
Thải ra môi trường
Hình 4.4 Hoạt động rửa chuồng trại (chuồng Voi) tại TCVSG
Hình 4.5 Dùng đồng hồ đo lưu lượng nước sử dụng trong hoạt động vệ sinh chuồng trại tại TCVSG (Chuồng cá sấu)
Hình 4.7 Khu chuồng Hà mã Hình 4.6 Vệ sinh chuồng cá sấu