Bố trí thí nghiệ m:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường Thảo Cầm Viên Sài Gòn và đề xuất biện pháp xử lý (Trang 68)

C THÚ MÓNG GUỐ

4.2.6.1Bố trí thí nghiệ m:

K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.6.1Bố trí thí nghiệ m:

Căn cứ trên một số đề tài đã nghiên cứu như “Xử lý và sử dụng nước thải ở Vườn thú Bắc Kinh bằng hệ thống thủy sinh thực vật” của tác giả Zhu Jiang và Zhu Xinyuan,

và một số nghiên cứu ứng dụng thực vật trong xử lý nước thải tại Việt Nam như nghiên cứu của Nguyễn Việt Anh và nhận thấy tính hiệu quả trong việc xử lý nước thải hữu cơ của một số cây thủy sinh; và dựa trên cơ sở thực tiễn, các loài thực vật thủy sinh trong đó có hai loài Lục Bình (Eichhornia crassipes Solms) và Thủy Trúc (Cyperus Alternifolius) có khả năng xử lý nước thải hữu cơ, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm khả năng lọc nước, nhằm mục đích xem xét hai loài thực vật này có khả năng làm sạch nguồn nước thải ở Hồ Sen hay không?

Để tiến hành thử nghiệm này, chúng tôi đã chuẩn bị hai lô thử nghiệm cho mỗi loài như sau :

Vị trí lấy mẫu : ven bờ Hồ Sen cạnh ống xả thải  Đối với Lục Bình

Chúng tôi chuẩn bị 2 xô đựng nước, một xô dùng làm mẫu thử nghiệm và một xô đối chứng (cả 2 xô đều chứa khoảng 30 lít nước thải lấy từ Hồ Sen – TCVSG).

Sau đó cho cây Lục Bình vào xô mẫu thử nghiệm.

Hình 4.15 : Giai đoạn thử nghiệm khả năng xử lý nước thải ở Hồ Sen bằng Lục Bình

Đối với Thủy Trúc

Chúng tôi tiến hành tương tự như cây Lục Bình, nhưng thay vì cho cây Lục Bình vào xô thử nghiệm thì chúng tôi cho cây Thủy Trúc.

Hình 4.16 : Giai đoạn thử nghiệm khả năng xử lý nước thải ở Hồ Sen bằng Thủy Trúc

Sau một tuần thử nghiệm, chúng tôi tiến hành lấy mẫu và phân tích. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình trạng ô nhiễm do chất hữu cơ gây ra: BOD5, COD, tổng N, TSS, kết quả như sau:

Đối với cây Lục bình:

Chỉ tiêu Loại mẫu BOD5 (mg/l) COD (mg/l) TSS (mg/l) Tổng N (mg/l) Đối chứng 87 194 156,2 70,1 Thử nghiệm 60 158 114,2 52,6

Trước thử nghiệm

92 201 158.9 73,6

Biểu đồ 4.1 Khả năng xử lý nước thải ở Hồ Sen bằng Lục Bình sau một tuần (giai đoạn thử nghiệm)

Bảng 4.5 : Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải sau một tuần thử nghiệm bằng Lục Bình

Đối với cây Thủy trúc: Chỉ tiêu Loại mẫu BOD5 (mg/l) COD (mg/l) TSS (mg/l) Tổng N (mg/l) Đối chứng 87 194 156,2 70,1 Thử nghiệm 71 169 127,5 59,5

Trước khi thử nghiệm 92 201 158,9 73,6

Biểu đồ 4.2 Khả năng xử lý nước thải ở Hồ Sen bằng Thủy Trúc sau một tuần (giai đoạn thử nghiệm)

Bảng 4.6 : Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải sau một tuần thử nghiệm bằng Thủy Trúc

Hình 4.17 : Mẫu nước thải ở Hồ Sen sau một tuần xử lý bằng Lục Bình Mẫu thí nghiệm Mẫu đối chứng

Hình 4.18 : Mẫu nước thải ở Hồ Sen sau một tuần xử lý bằng Thủy Trúc Mẫu thí nghiệm Mẫu đối chứng

Như vậy, qua quá trình thử nghiệm cho thấy cả hai loài Lục Bình và Thủy Trúc đều có khả năng xử lý tốt nước thải hữu cơ, thể hiện thông qua các thông số : nước chuyển từ màu nâu sang vàng nhạt, không còn mùi hôi, các chỉ số BOD5 giảm xuống còn 60mg/l so với 92 mg/l, COD 158mg/l so với 201 mg/l, TSS 114,2 mg/l so với 158,2 mg/l, Tổng N 52,6 so với 73,6 mg/l (Lục bình); BOD5 71mg/l so với 92 mg/l, COD 169 mg/l so với 201 mg/l, TSS 127,5 mg/l so với 158,9 mg/l, Tổng N 59,5 mg/l so với 73,6 mg/l (Thủy trúc).

Tuy nhiên, khả năng xử lý nước thải của hai loài thực vật này là khác nhau: Lục Bình xử lý tốt hơn loài Thủy Trúc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường Thảo Cầm Viên Sài Gòn và đề xuất biện pháp xử lý (Trang 68)