Điều kiện tự nhiên V ị trí địa lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường Thảo Cầm Viên Sài Gòn và đề xuất biện pháp xử lý (Trang 32)

g) Loại bỏ vi khuẩn và virus

3.1.2Điều kiện tự nhiên V ị trí địa lý

Vị trí địa lý

Thảo Cầm Viên Sài Gòn nằm tại 2B Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh.

• Đông – Bắc giáp kênh Thị Nghè.

• Đông - Nam giáp xưởng Ba Son.

• Tây – Nam giáp đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

• Tây – Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Diện tích

Tổng diện tích của Thảo Cầm Viên Sài Gòn là 175.597 m2 .  Văn phòng, nhà xưởng, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ :

• Diện tích văn phòng : 1692,58 m2

• Diện tích kho bãi : 230 m2

• Diện tích chuồng thú, nhà xưởng, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ : 30.714 m2

 Diện tích hoa viên :

• Diện tích thảm cỏ thuần chủng : 81.689,84 m2

• Diện tích thảm cỏ không thuần chủng : 2.675,03 m2

• Diện tích bồn hoa : 1.898,68 m2

• Diện tích bồn kiểng : 1.106,66 m2

• Diện tích hàng rào : 612,63 m2

• Diện tích đường nhựa : 18.317,50 m2

• Diện tích đường đất sỏi : 4.863 m2

• Diện tích hồ tiểu cảnh : 414,66 m2

• Diện tích hồ súng : 653 m2

• Diện tích hồ sen : 3.250,50 m2

• Diện tích hồ phun : 19,63 m2

• Diện tích mương rạch : 4.554,90 m2

• Diện tích sân bãi : 9.094,21 m2

• Diện tích vỉa hè : 4.780,88 m2 . [30]

Địa hình

Địa hình Thảo Cầm Viên Sài Gòn tương đối bằng phẳng, dốc đều từ hướng Tây – Tây Nam sang hướng Đông – Đông Bắc (dốc về phía ngã ba rạch Thị Nghè và sông Sài Gòn). Vùng cao nhất đạt cao độ 6,5 m (so với mực nước biển) ở góc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nguyễn Thị Minh Khai. Vùng thấp nhất chạy dọc bờ kênh Thị Nghè đạt cao độ 1,5 m. Ngoài ra Thảo Cầm Viên còn có một hồ nước rộng gần 4.500 m2 và hai con kênh có chiều dài tổng cộng gần 180 m.

Khí hậu

Thảo Cầm Viên nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa xích đạo, trong năm gồm hai mùa chính tương phản nhau rõ rệt :

 Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với gió mùa tây Nam – đông Bắc với tần suất 66%, tốc độ gió trung bình là 3m/s, mạnh nhất là 226 m/s.

 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 với gió mùa Đông Nam – Tây Bắc vời tần suất 30 – 40%, gió đông 25 – 30%.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1983 mm/năm tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9 và 10.Số ngày mưa bình quân hàng năm là 159 ngày.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 28oC, biên độ dao động giữa ngày và đêm là 5 – 10oC.

Độ ẩm biến thiên theo mùa tỷ lệ nghịch với chế độ nhiệt. Độ ẩm trung bình là 77%.

3.1.3 Bộ sưu tập động – thực vật Bộ sưu tập thực vật Bộ sưu tập thực vật

Thảo Cầm Viên Sài Gòn được coi là vườn bách thảo bởi tạo đây có một bộ sưu tập cây rất phong phú, có nhiều cây sống hơn trăm năm. Bộ sưu tập cây xanh của Thảo Cầm Viên Sài Gòn bao gồm 2100 cây có thân gỗ với hơn 360 loài thuộc 100 họ, 30 chậu kiểng xương rồng, 240 chậu phong lan, 110 chậu kiểng bonsai và 143 cây kiểng cổ. Trong đó có khoảng 20 loài năm trong Sách Đỏ Việt Nam cần được bảo vệ và hơn 100 loài nhập từ nước ngoài được đem trồng ở đây. Tổng cộng có đến hơn 500 loài khác nhau.

Thời trước, khi người Pháp khởi công xây dựng Vườn Bách thảo Sài Gòn, nơi đây còn sót lại một số cây rừng nguyên sinh miền Đông Nam Bộ, ví dụ như : cây Mét, Dáng Hương, Gõ mật, Sao đen, Sến mủ, Dầu con rái, Da cao su, Da sộp, Tung, Cầy, Chiêu liêu bướm …

Trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn, có những loài thực vật đặc hữu Đông Dương, ví dụ như : cây Mun, Cẩm lai Bà Rịa, Trắc, Dáng hương, Trầm hương …

Trong hơn 500 loài thực vật hiện có ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn, có khoảng 20 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam; và sau đây là một số loài quan trọng : Trắc bông, Cẩm lai, Gõ đỏ, Dàng hương, Gõ mật, Kiền kiền, Tung, Mun, Trầm hương …

Thảo Cầm Viên Sài Gòn có nhiều loài cây ăn trái (Xoài thanh ca, Khế, Dâu tằm, Me, Ô môi, Dừa …), cây cho gỗ quý (Chiêu liêu bướm, Sọ khỉ, Sến mủ, Sao đen, Thiết đinh, Lim xanh …), cây công nghiệp và nhiều loài dược thảo.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường Thảo Cầm Viên Sài Gòn và đề xuất biện pháp xử lý (Trang 32)