Tình hình nghiên cứu, ứng dụng đột biến trong chọn tạo giống lúa trên thế giói và Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của 4 dòng lúa đột biến (CL4, CL4, CL91, CL92) trồng vụ xuân 2012 tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc (Trang 24 - 27)

1.5.1. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng đột biến trong chọn tạo giống lúa trên thế giới

1.112. Tổng kết các thành tựu chọn giống đột biến trên thế giới cho thấy, nhờ ứng dụng các tác nhân gây đột biến vật lý, hóa học có thể thay đổi bất kỳ gen nào trong cơ thể sinh vật sửa chữa có hiệu quả các khuyết tật của giống, làm tăng năng suất, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng khả năng chống chịu, đề kháng sâu bệnh, cải thiện chất lượng nông sản...

1.113. Để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy nhanh quá trình chọn tạo giống, với bước tiến mạnh mẽ của công nghệ sinh học hiện đại, đang đưa nghành chọn giống đơn thuần từ mò mẫm, không định hướng, nặng về định tính đến một kỷ nguyên phát triển mới, hình thành nghành công nghiệp sinh học chọn giống đột biến, góp phàn cải thiện tích cực năng suất, thành phần sinh hóa và dinh dưỡng, chất lượng của sản phẩm [19].

1.114. Theo FAO/IAEA: năm 1960, mới có 7 giống cây tồng được tạo ra bằng đột biến thực nghiệm, đến năm 1970 có 80 giống, năm 1980 có 500 giống, năm 1988 có 1200, năm 1997 có 1870 giống mới và cho đến năm 2003 có 2717 giống mới được tạo ra trên phạm vi 60 nước, trong đó có 1585 giống

2 4

cây được trực tiếp sử dụng gây đột biến và 667 giống được sử dụng gián tiếp như vật liệu trong các phép lai.

1.115. “Năm 1946, Auerbach và Robson phát hiện vài hợp chất có thể gây đột biến sau đó ngày càng nhiều hóa chất được tìm thấy có khả năng làm tăng tần số đột biến. Nhưng đến nay, phương pháp sử dụng hóa chất gây đột biến bị hạn chế vì độc hại và có nguy cơ gây ung thư cao.

1.116. Đã có

nhiều công trình nghiên cứu về việc sử dụng các tác nhân vật lý 1.117. trong chọn tạo giống lúa. Mở đàu là công trình của các nhà khoa học Nhật Bản: Yarmaha, Naeamma, Saiky nghiên cứu ảnh hưởng phóng xạ ion hóa (tia x,a, p, y) lên cây lúa vào năm 1917- 1918. Sau đó Sharma, Kimura nghiên cứu ảnh hưởng của các tia phóng xạ lên hạt lúa” (Lê Duy Thành, 2002) [10].

1.118. Năm 2009

thế giới đã có 3100 giống cây trồng được tạo ra bằng đột biến một số giống đột biến như: giống lúa nửa lùn Remei Nhật Bản, khoai lang, khoai tây,... Đặc biệt ở Trung Quốc, giống lúa đột biến Zhefìi 802 là một thành công nổi bật được trồng với diện tích lớn nhất thế giới. Hay nhờ áp dụngđột biến giống cây

trồng trong giai đoạn 1959-2001 Nhật Bảnđầu tư

1.119. 68,9 USD đã thu về hơn 61,5 tỷ USD (gấp 1000 lần).

1.5.2. Tinh hình nghiên cứu, ứng dụng đột biến trong chọn tạo giống lúa ở Viêt Nam

1.120. Trong điều kiện thời tiết ngày càng bất lợi như hiện nay, nhất là tình trạng hạn hán kéo dài, kèm theo nhiều loại sâu hại cây trồng đột biến bằng phóng xạ đang được coi là một trong những giải pháp thích hợp để khắc phục giải quyết khó khăn.

1.121. Việt Nam là nước ứng dụng sớm có hiệu quả phương pháp chọn giống đột biến kết hợp chặt chẽ với phương pháp lai từ những năm 70 của thế kỷ trước, sau hơn 30 năm kết quả điều tra bước đàu, các nhà chọn giốngđột biến đã đưa ra sản xuất 32 giống lúa và một số loại cây trồng khác như: đỗ tương, ngô, lạc, táo...

1.122. “Các giống lúa đột biến hiện chiếm 10-15% diện tích lúa của cả nước. Giống lúa đột biến chất lượng VDN95-20 của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam hiện là 1 trong 5 giống lúa chủ lực xuất khẩu, hàng năm gieo trồng 0,3 triệu ha, được tặng giải thưởng nhà nước về khoa học công nghệ” [19].

1.123. Từ năm 2000 trở lại đây, mỗi năm trên toàn quốc có hàng chục giống lúa được các viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm ứng dụng và công ty giống đưa ra công nhận và cho sản xuất thử.

1.124. Trong công tác, chọn tạo giống bằng phương pháp gây đột biến nước ta đã tạo ra được các giống cây trồng bằng phương pháp phóng xạ những giống lúa đột biến với nhiều ưu điểm như: giống lúa DT10, DT11 của viện di truyền nông nghiệp, bằng cách chiếu tia gama sau đó xử lý với các hóa chất đột biếntừ giống C4 - 63. Trong đó DT10 được công nhận là giống quốc gia năm 1990 đã đứng đầu cả nước về cả ba mặt (năng suất, diện tích, sản lượng).

1.125. “Giống lúa xuân số 4 số 5 của Viện cây lương thực và thực phẩm chọn tạo ra bằng phương pháp xử lý giống lúa xuân số 2 với DMS 0,02%.

1.126. Bộ môn di truyền - giống trường Đại học nông nghiệp Hà Nội đã gây đột biến giống lúa IR8, tạo được dạng đột biến chín sớm, đẻ khỏe, dạng đột biến này được lai với Rumani 45 và tạo giống VN10 (NN75-3) và VN20, chịu rét, có năng suất cao đang phổ biến rộng ở các tỉnh phía Bắc” [1].

2 6

1.127. Bằng phương pháp xử lý đột biến (Nguyễn Minh Công - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1) đã chọn tạo thành công giống lúa Tám thơm cổ truyền chỉ cấy được trong vụ mùa do phản ứng với ánh sáng ngày ngắn tạo ra giống tám thơm mới cảm ôn, cứng cây, lá dày hơn và cấy được 2 vụ/năm.

1.128. Năm 2004, giống lúa nếp PD2 của TS. Đào Xuân Tân chọn tạo đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và từ 2003- 2009 đã được giao trồng hơn một vạn hecta; các giống lúa chất lượng cao CL9, CL8 của tác giả Hoàng Quang Minh, TS. Nguyễn Như Toản đã gieo trồng ở nhiều tỉnh đồng bằng Trung du Bắc Bộ.

1.129. Những năm gần đây, hàng loạt giống lúa đột biến tạo bằng phương pháp chiếu tia gama đã qua thực nghiệm đều đạt tiêu chuẩn quốc gia về năng suất và đưa vào sản xuất.

1.130. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯƠNG, NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của 4 dòng lúa đột biến (CL4, CL4, CL91, CL92) trồng vụ xuân 2012 tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w