Hiện nay khu vực Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà đang trong quá trình phát triển kinh tế, từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, mặt khác lại có thành phố Vinh ở phía bắc, thị xã Hồng Lĩnh ở phía tây nam. Vì vậy trong thời gian tới nhu cầu khai thác cát làm vật liệu xây dựng cũng như nhu cầu thực phẩm, nguyên vật liệu rất lớn tạo nên nhiều tiềm lực để phát triển kinh tế, một số cồn cát ven biển như Xuân Liên, Xuân Yên có hạt trung bình, thành phần 0,5 - 0,25 mm chiếm 80 - 90%, sạch, ít tạp chất hữu cơ và hoàn toàn ngọt, không bị nhiễm mặn có thể cải tạo làm vật liệu xây dựng. Ngoài ra một số nơi có thể cải tạo để trồng cây hoa màu (Hình 4.2)
79
Hình 4.2. Trồng rau ven đê Hội Thống ở Xuân Đan [19]
4.3.Định hƣớng một số biện pháp xây dựng bảo vệ đới ven biển
Công trình đê kè kiên cố có thể sử dụng cho các đoạn bờ, khu vực sau:
Đoạn bờ từ cuối xã Xuân Đan đến thôn Hải Đông (xã Xuân Hải, độ cao địa hình ~ 1m, chiều dài ~ 2,5km. Tại khu vực này cần áp dụng công trình kiên cố: hệ thống đê kè + kè chỉnh hướng dòng chảy, sóng (bằng các cống bê tông, trên đó kết hợp trồng cây chịu mặn ở khu vực gần bờ).
Các đoạn bờ: từ cuối xã Xuân Yên – Xuân Thành (cao 1m, nguy cơ biển lấn sâu vào từ 1 vài m đến gần 200m), thôn 11 xã Cổ Đạm (dài ~ 1km, cao 1m nguy cơ biển lấn ~ gần 300m), Thạch kim – Thạch Bằng (dài ~ 2,5km).
Ngoài các biện pháp công trình đê kè kiên cố cần kết hợp tạo thảm thực vật (cây thân gỗ, cây bụi, muống biển) để ứng phó với xói lở do bão dông, mực nước biển dâng.
Kè kiên cố bê tông dọc bờ áp dụng cho các khu vực, đoạn bờ biển được tạo nên bởi vật chất đất đá bở rời (nhóm B) có độ cao địa hình trên 2 m.
80
Đối với một số khu vực đặc biệt (chủ yếu cửa sông, nơi diễn ra hoạt động xói lở mạnh đến trung bình như nam Cửa Hội, cần sử dụng kết hợp nhiều giải pháp, kết hợp giữa bảo vệ bờ và hạn chế giảm động lực sóng, dòng chảy nhằm ứng phó các tác động của dòng chảy sông cũng như bão dông. Tại những khu vực này, nên áp dụng các công trình: kè cống + đê biển + kè hướng dòng (bán kiên cố hoặc dạng phao) kết hợp nuôi tạo bãi + trồng cây ngập mặn. Lưu ý, luôn tạo luồng thông thoáng cho thoát lũ về mùa mưa bão (Hình 4.3)
a. Đê biển Xuân Yên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
b. Kè giảm sóng ở bãi triều Xuân Yên
c. Kè bờ biển bằng hệ thống cống ở Xuân Yên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Hình 4.3. Các giải pháp công trình đê kè ứng phó với xói lở bờ biển [6]
81
KẾT LUẬN
Bãi triều khu vực trải dài theo phương Tây bắc – Đông Nam, nhìn chung bề mặt bãi khá rộng từ vài chục mét trở lên, địa hình đa số thoải, độ dốc trung bình từ 5 -10°, khu vực có mặt khá đầy đủ các yếu tố bãi triều từ bãi triều tàn dư, bãi trên triều, bãi triều cao, bãi triều thấp đến bãi dưới triều, các thành tạo địa chất chủ yếu là trầm tích Đệ tứ có thành phần là cát đơn khoáng thạch anh hạt vừa – nhỏ có độ mài tròn và chọn lọc tốt, đôi chỗ có chứa các sa khoáng ilmenit, zicon, với nhiều màu sắc và nguồn gốc từ sông, biển, biển gió. Nhóm bãi triều cửa sông xảy ra quá trình bồi tụ và xói lở mạnh mẽ, trầm tích cát bùn chiếm ưu thế, có sự tập trung cao các nguyên tố gây ô nhiễm. Nhìn chung hầu hết các bãi triều dọc biển trong khu vực đều có thể cải tạo phục vụ cho du lịch và tắm biển.
Các bãi vùng triều Cửa Hội và Cửa Sót do động lực dòng chảy phía trong lòng sông lớn, nguồn vật liệu cung cấp dồi dào lại bị đổi dòng và giảm năng lượng phía cửa đổ ra biển tạo nên các dạng bãi bồi, cồn chắn phía trước cửa sông làm cho luồng lạch bị thu hẹp, độ sâu dòng dẫn giảm dần trong những năm gần đây gây rất nhiều khó khăn cho việc đi lại của tàu thuyền, cản trở quá trình đánh bắt, buôn bán thủy hải sản của ngư dân cần có các giải pháp nạo vét lòng sông, mở rộng luồng lạch nhằm khắc phục tình trạng trên. Các bãi vùng triều dọc biển sự biến động địa hình do các hoạt động như xói lở, bồi tụ, nước dâng xảy ra với mức độ thấp hơn.
Đặc điểm bãi triều khu vực nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc tính khu vực bãi triều, yếu tố hình thái – địa hình, các yếu tố động lực của sông và biển. Khu vực chịu nhiều các tai biến địa chất như xói lở - bồi tụ, lũ lụt,…do ảnh hưởng của các nguyên nhân như nhiễu động thời tiết và khí hậu, các tai biến môi trường, có xu hướng ngày càng gia tăng khó dự báo gây nhiều tác động xấu đến môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân trong khu vực cần có các biện pháp để khắc phục và phát triển cho phù hợp. Xu thế biến đổi xảy ra trên bãi triều chủ yếu vẫn là quá trình xói lở, bồi tụ, gia tăng các tai biến liên quan đến nhiễu động thời
82
tiết, hàm lượng các nguyên tố ô nhiễm trong trầm tích tăng cao, hệ sinh thái động thực vật có sự thay đổi.
Cần tập trung các chính sách quy hoạch kinh tế - dân cư, sử dụng bền vững như phát triển các nghành công nghiệp sạch, chuyển dịch cơ cấu sang các nghành dịch vụ - du lịch. Các biện pháp cần thực hiên ngay như khoanh định vùng dân cư vùng sát biển, có kế hoạch di chuyển với những khu vực nguy hiểm cho sinh sống, xây dựng mới và cải tạo ngay các công trình bảo vệ ven biển hiện có, đặt các giả thiết ứng phó khi các thiên tai xảy ra bất ngờ. Để có thể khai thác tối đa tiềm năng khu vực, vừa bảo đảm phát triển trong tương lai và bảo vệ được môi trường bãi triều từ Cửa Sót đến Cửa Hội cần sự đồng lòng góp sức của các cấp các nghành, ý thức tự giác xây dựng của mỗi người dân.
Để có thể khai thác tốt tiềm năng trong khu vực vừa đảm bảo sự phát triển bền vững cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ đi đôi với giáo dục ý thức người dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. Việc xây dựng các công trình bảo vệ ven biển cũng hết sức quan trọng, cần được quan tâm và đầu tư đúng mức, phải xác định rõ ràng mức độ có thể xảy ra của các tai biến và thảm họa thiên nhiên tiềm ẩn có thể xảy ra nhằm có phương án ứng phó tốt nhất, giảm thiểu thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân tới mức tối đa.
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và bản đồ Việt Nam, Hà Nội.
2. Nguyễn Đức Cự (1993), Đặc điểm địa hóa trầm tích bãi triều cửa sông ven biển Hải Phòng – Quảng Yên, Luận án tiến sĩ Địa hóa – Khoáng vật, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Đình Kỳ (2012), “Đánh giá định lượng xói mòn đất đồi núi vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh bằng phương trình mất đất phổ dụng và hệ thống thông tin địa lý”, Tạp chí các Khoa học về Trái đất, 34(1), tr.31-37.
4. Nguyễn Văn Điềm (2010), “Đất ngập triều”, Hội nghị khoa học Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
5. Lê Văn Đức và nnk (2005), “Nghiên cứu đặc điểm địa hóa các chất chỉ thị đánh dấu phân tử nhằm định hướng đánh giá tốc độ lắng đọng trầm tích, chất lượng và nguồn gốc ô nhiễm môi trường trầm tích một số vùng cửa sông và cảng biển lớn Bắc Trung Bộ Việt Nam (Thanh Hóa – Hà Tĩnh”, Báo cáo thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Liên đoàn Địa chất biển, Hà Nội.
6. Nguyễn Tiến Hải (2014), Báo cáo thực địa đề tài đánh giá tổn thương hệ thống bãi triều và bãi cát biển ven bờ Bắc Trung Bộ do tai biến thiên nhiên liên quan tới biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại, Đề tài KHCN cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
7. Nguyễn Tiến Hải, Bùi Phong An (2010), “Phân loại trượt lở đất đá và đánh giá nguy cơ trượt lở dọc tuyến đường Hồ Chí Minh thuộc Hà Tĩnh”, Tạp chí các Khoa học về Trái đất, 32(4), tr.365-373.
8. Nguyễn Tiến Hải (2011), Báo cáo thực địa đề tài “Đánh giá hiện trạng và nguy cơ tai biến thiên nhiên (trượt lở đất, sụt đất và nứt đất) khu vực dọc đường Hồ Chí Minh, đường 8 và lân cận thuộc Hà Tĩnh; xây dựng giải pháp phòng chống,
84
giảm nhẹ thiên tai và phương án bảo vệ công trình”, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Hằng (2010), Nghiên cứu đặc điểm của nhóm đất cát biển tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất những biện pháp sử dụng hợp lý nhóm đất này, Báo cáo hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học, Đại học Đà Nẵng.
10. Trần Quốc Hùng (2004), “Đặc điểm địa hoá môi trường nước và trầm tích vùng nuôi tôm mặn, lợ ở Nghi Xuân- Hà Tĩnh”, Khóa luận tốt nghiệp Khoa Địa Chất, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
11. Vũ Thị Thu Hoài, Nguyễn Xuân Huyên (2009), “Đặc điểm trầm tích và xu thế phát triển bãi bồi Kim Sơn (Ninh Bình)”, Tạp chí các Khoa học về Trái đất, 31(2), tr.148-157.
12. Trần Đình Lân (2007), “Ứng dụng viễn thám đánh giá các chỉ thị phát triển bền vững Hệ sinh thái vùng triều Hải Phòng – Quảng Ninh”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 7(3), tr.76-85.
13. Nguyễn Văn Lập và Tạ Thị Kim Oanh (2012), “Đặc điểm trầm tích bãi triều và thay đổi đường bờ biển khu vực ven biển tỉnh Cà Mau, châu thổ Sông Cửu Long”, Tạp chí các Khoa học về Trái đất, 34(1), tr.1-9.
14. Trần Nghi (2003), Giáo trình Trầm tích học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Trần Nghi (2010), Trầm tích luận trong địa chất biển và dầu khí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Phạm Văn Ngọt và nnk (2011), “Vai trò của rừng ngập mặn ven biển Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
17. Đặng Hoài Nhơn và nnk (2011), “Lắng đọng trầm tích trên bãi triều Bàng La và Ngọc Hải, Hải Phòng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 11(1), tr.1-13.
18. Mai Trọng Nhuận và nnk (2004), Báo cáo chuyên đề thành lập bản đồ tai biến địa chất và dự báo tiềm ẩn tai biến địa chất vùng biển Cửa Hội – Thạch Hải; Thạch Hội – Vũng Áng tỷ lệ: 1:50.000, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Hà Huy Tài (2009), Báo cáo “Nghiên cứu đặc điểm địa mạo và đề xuất biện pháp sử dụng hợp lí bờ biển huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh”, Trường Đại học Vinh.
85
20. Trần Đức Thạnh (1999), “Địa tầng Holocene và cấu trúc bãi triều ven bờ Hải Phòng”, Tạp chí các Khoa học về Trái đất, 21(3), tr.197-206.
21. Nguyễn Khanh Vân, Bùi Minh Tăng (2004), “Đặc điểm hình thế thời tiết gây mưa, lũ, lụt lớn ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thời kỳ 1997-2001”, Tạp chí các Khoa học về Trái đất, 26(1), tr.50-59.
22. UBND Tỉnh Hà Tĩnh (2014), Báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện việc bố trí dân cư các vùng thường xảy ra thiên tai, dân cư trú theo khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 và Quyễt định sổ 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phù, Hà tĩnh
23. Tài liệu,tư liệu từ Internet: Cổng thông tin điện tử Hà Tĩnh
http://hatinh.gov.vn/Pages/default.aspx Cổng thông tin Gis chính phủ
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchu Sở khoa học công nghệ Hà Tĩnh
http://khcnhatinh.gov.vn/portal/ Sở tài nguyên môi trường Hà Tĩnh http://tnmthatinh.gov.vn/
http://hatinh24h.com.vn/ngan-hang-the-gioi-dau-tu-78-ti-dong-de-nao-vet-cang- cua-sot/
Tài liệu tiếng Anh:
24. Bird E.C.F. (2008), Coastal geomorphogy: an introduction, John Wiley & Son Publisher, West Sussex.
25. Carling P.A. (1981), "Sediment transport by tidal currents and waves: oservations from a sandy intertidal zone", Holocene Marine Sedimentation in the North Sea Basin, pp.65-80.
86
26. Sriyanie Miththapala. (2013), Tidal flats Coastal Ecosystems Series (Volume 5), Karunaratne & Sons Ltd. 67, Industrial Estate, Katuwana Road, Homagama.
27. Mieczysław Borowka (1989) The development and relief of the Petuniabukta tidal flat central Spitsbergen, pp 379-384, Quaternary Research Institute Adam Mickiewicz University.