cứu
a. Quá trình xói lở - bồi tụ
Hà Tĩnh là tỉnh có dải ven biển bị xói lở, xâm thực khá mạnh do tác động của nhiễu động thời tiết (chủ yếu là bão). Những đoạn bờ ở Hà Tĩnh bị xói lở mạnh là: Xuân Yên (huyện Nghi Xuân), Thạch Bằng và Thạch Kim (huyện Lộc Hà). Tại xã
62
Thạch Bằng, có năm biển lấn sâu vào đất liền từ 30 đến 50m, trung bình mỗi năm xã Thạch Bằng mất hơn 10 ha đất canh tác.
Do bờ biển khu vực nghiên cứu có dạng tuyến kéo dài theo hướng Tây bắc - Đông nam, sóng và gió hàng năm đi trực tiếp vào bờ với cường độ mạnh, phá huỷ bờ đồng thời hình thành những dòng chảy kéo vật liệu trầm tích về phía nam. Bên cạnh đó, các con sông ở đây mang đặc tính của sông miền Trung nên thường có tải trọng phù sa thấp, không bù đắp đủ lượng trầm tích bị mang đi. Tuy nhiên do cấu trúc địa chất có sự khác biệt, xen kẽ giữa các khối núi đá gốc có thành phần chủ yếu là granit (thuộc phức hệ Phiabioc) có khả năng chống chịu xói lở tốt và một dải đồng bằng hẹp kéo dài ven biển thành phần chủ yếu là cát, cát pha sét, khả năng chống chịu kém hơn tạo nên sự chênh lệch khá lớn về cường độ xói lở. Ngoài ra, khu vực nghiên cứu thường xuyên xảy ra mưa bão lớn cùng đợt gió mùa đông bắc, nước biển có thể dâng cao đạt tới 4 - 5 m, thời gian kéo dài 7 - 10 ngày càng làm cường hóa loại tai biến này (Lê Xuân Hồng - 1996).
Ngoài ra, các hoạt động của con người cũng đang trở thành một tác nhân xói lở quan trọng. Hoạt động khai thác titan ở ven bờ gây xáo trộn sự phân bố trầm tích, mất cân bằng trầm tích giữa phần bãi triều cao và bãi triều thấp. Khai thác cát vùng cửa Hội, cửa Sót đã làm mất cân bằng thuỷ thạch động lực dẫn đến sự thắng thế của động lực biển, sự đổi dòng và mở rộng cửa sông. Việc khai thác, chặt phá rừng ngập mặn, với các mục đích kinh tế khác nhau (đào ao nuôi trồng thuỷ sản, khai thác gỗ, sản xuất công nghiệp...) đã khiến cho diện tích rừng giảm nghiêm trọng, mất khả năng tự phục hồi, thành phần trầm tích bị thay đổi từ bùn sét mịn thành cát với độ gắn kết kém do mất đi những bẫy trầm tích, lớp giáp tự nhiên bảo vệ bờ bị phá vỡ (Mai Trọng Nhuận, 1994). Những hoạt động này đã góp phần gây cường hoá tai biến. Bên cạnh đó, các hoạt động phòng hộ như đắp đê, hệ thống đê chưa được củng cố, chủ yếu là đất đắp có thành phần cát pha sét. Các biện pháp giáo dục tuyên truyền chưa được thực hiện đầy đủ, nhân dân chưa có đầy đủ kiến thức về cường hóa tai biến do các hoạt động với công tác phòng chống xói lở.
63
Khu vực nghiên cứu có tai biến xói lở bờ sông, bờ biển xảy ra tương đối mạnh và phân bố không đều. Xói lở dài 500 m tại xã Thạch Bằng đến 800 m tại xã Thach Hội. Đặc biệt như Xuân Hội có bờ xói lở với cường độ rất lớn, lấn sâu vào đất liền 1500 m. Kết quả khảo sát thực địa cho thấy bờ biển từ Cửa Hội đến Sót đều xảy ra hiện tượng xói lở với các cấp độ khác nhau. Quá trình xói lở đã để lại các vách xói cao từ 1 - 2,5m ở một số nơi [18].
Những quá trình xói lở đã làm cường hoá quá trình xâm nhập mặn trong khu vực nên phải tổ chức đắp đê biển ở Nghi Xuân và hiện nay đê biển này đang được củng cố bằng việc lát đá mái và thân đê. Hậu quả lớn do xói lở bờ biển gây ra sự sụp đổ các công trình văn hóa như chùa chiền có thể quan sát được ở khu vực gần Cửa Sót, Cửa Hội. Xói lở làm mất quỹ đất, phá hủy các rừng trồng ven biển.
b. Quá trình biến động do bão và lũ lụt
Đới ven biển Hà Tĩnh từ cửa Hội đến Cửa Sót hình thành dọc theo đới địa hào phát triển từ Miocen đến Đệ tứ với độ nghiêng rất thoải. Trong vùng nhiều chỗ ven biển có chiều ngang hẹp bao gồm các dạng địa hình mài mòn và tích tụ nón phóng vật với các gò đồi cao 10 – 20m. Các vùng này chịu sự chi phối trực tiếp của chế độ thủy văn sông Lam, hệ thống sông cửa Sót. Các sông này có đặc trưng là được bắt nguồn từ các dãy núi cao ở phía tây, độ dốc lưu vực lớn, chiều dài sông ngắn, độ dốc bình quân trên 18%, hầu như không có đoạn trung lưu và dòng chảy lũ vượt qua đồng bằng duyên hải hẹp đổ thẳng ra biển tại cửa Hội và cửa Sót. Với đặc điểm địa hình như vậy việc thoát lũ của đồng bằng đáng ra là rất thuận lợi nhưng thực tế hàng năm tại khu vực vẫn xảy ra tình trạng ngập úng thường xuyên. Hệ số dòng chảy lũ đạt 20m3/s.km2, hệ số dòng chảy mùa kiệt chỉ đạt 0,5 - 1m3/s.km2 do rừng đầu nguồn bị chặt phá [18].
Hà Tĩnh là một trong những trung tâm mưa lớn của cả nước. Phân tích sự phân bố lượng mưa trong năm cho thấy lũ lụt ở Hà Tĩnh mỗi năm thường có hai đợt. Lũ tiểu mãn xảy ra vào tháng 4 và tháng 5 tuy không lớn nhưng nước tràn về nhanh gây úng lụt cục bộ, lượng mưa có khi chiếm tới 25% tổng lượng mưa cả năm. Tháng 6
64
hoặc tháng 7 đôi khi cũng có những đột biến về thời tiết do khí áp phía tây tràn qua làm xuất hiện tâm áp thấp nhiệt đới gây mưa chiếm trên 50% lượng mưa của cả năm. Lũ lụt lớn ở Hà Tĩnh thường xảy ra vào tháng 8 hoặc tháng 11. Do các sông trong khu vực thường ngắn, dốc, trắc diện ngang hẹp nên tốc độ nước dâng lên rất nhanh nhưng cũng rút nhanh.
Bão và lũ ở Hà Tĩnh thường xảy ra vào tháng 8 - tháng 11. Hàng năm, Hà Tĩnh thường bị ảnh hưởng trực tiếp của 4 - 8 cơn bão. Ngoài gió to tàn phá mạnh, bão thường gây mưa cực lớn, trung bình một trận bão lượng mưa đạt khoảng 100 - 200mm, có nơi tới 400 - 500mm, cá biệt có thể tới 1000mm. Nhìn chung trên địa bàn Hà Tĩnh trong mùa hè năm nào cũng có những trận mưa có khả năng gây lũ lụt, đạt 100mm/ngày, cá biệt đến 500 - 700mm/ngày. Do mưa lớn và tập trung như vậy nên nếu xảy ra trên diện rộng thì trong một khoảng thời gian ngắn cũng có thể tập trung một khối lượng nước rất lớn làm cho nước tràn các sông suối, có thể gấp 5 - 7 lần so với bình thường. Các trận mưa này thường hình thành nên những trận lũ lớn, đỉnh lũ nhọn, tốc độ dòng chảy lũ lớn nên sức phá huỷ mạnh. Bão ở Hà Tĩnh thường làm dâng cao mực nước biển lên tới trên 2m (2,5m ở Cửa Sót trong cơn bão số 9 năm 1989). Nếu tính cả độ cao sóng và mực nước triều cường thì mực nước biển dâng tổng cộng đến 7 - 8m, tràn vào làng mạc, đồng ruộng ven sông và ven biển gây hậu quả nghiêm trọng đặc biệt cho nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp. Trong khi đó, các biện pháp công trình điều tiết lũ lụt đầu nguồn, hệ thống đê, kè chưa có hoặc có không đáng kể. Vì vậy, lũ lụt, bão và các thiên tai khác đi kèm với nó ở vùng biển này xảy ra rất ác liệt. Mặt khác, do đặc điểm thổ nhưỡng mà các diện tích đất màu mỡ cho năng suất cao đều tập trung ở các vùng đất thấp ven sông nên khi có lũ ở một phạm vi hẹp so với toàn bộ diện tích lưu vực thì cũng gây thiệt hại rất lớn.
Biến động do ảnh hưởng của bão khi xảy ra thường gây nên nhiều hậu quả thiệt hại nặng nề cho khu vực (gây lũ, lụt, phá hủy đường bờ, mùa màng, công trình xây dựng…).
65
Ở Hà Tĩnh, hoạt động của bão năm 2005 đã làm khoảng 20 km đê biển bị sóng biển do bão phá hỏng. Bão tháng 8/2006 đã làm tràn nước vào đồng ruộng ~ 8 km đê ngăn mặn ở huyện Nghi Xuân. Năm 2010, cơn bão số 2 đổ bộ vào đã xảy ra hiện tượng vỡ tuyến đê dài 15m tại khu vực kênh xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh vào sáng ngày 23/6/2010 đã làm 50 hộ dân xã Thạch Bàn sống gần chân đê bị nước ngập vào nhà hơn 0,5m. Năm 2013, bão số 10 làm sạt lở bờ kè biển ở Thạch Kim, Ngày 24/8/2010, cơn bão Sơn Tinh đổ bộ quét dọc bờ biển Hà Tĩnh (gió giật cấp 10 - 11). Bão đã gây ra gió mạnh cấp 9 kèm theo mưa to làm gãy đổ nhiều cây cối, biển quảng cáo, tạo sóng biển cao 3 - 4m gây sạt lở nhiều đoạn bờ sông, biển thuộc các xã Thạch Châu, Thạch Bằng, Thạch Kim (Lộc Hà)... Do ảnh hưởng của bão nên khu vực bãi triều sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó nắm bắt.
Ở xã Thạch Kim, năm 2012, do ảnh hưởng của bão số 8, sóng biển dâng cao đã làm sạt lở nghiêm trọng đoạn bờ biển kéo dài từ xã Thạch Kim đến xã Thạch Bằng. Tại đây, biển lấn sâu vào bờ hơn 10 m, thậm chí có đoạn nước biển sát khu vực dân cư (theo UBND xã Thạch Bằng: “Mấy trăm mét bờ biển bị sạt lở đã gây ảnh hưởng tới hơn 230 hộ dân”).
Các trận lũ trên các sông này có đặc trưng là đỉnh lũ nhọn, cường độ lũ lên nhanh, có thể đạt tới 1-2 m/h. Mặt khác, quá trình bồi tụ đã làm cho cửa sông cạn dần tạo thành các doi cát làm chậm sự thoát nước. Do đó, chỉ cần có một trận mưa khoảng 100mm là nước có thể tập trung rất nhanh gây ngập lụt trên diện rộng tại các xã ven biển, đặc biệt là các xã cửa sông như Xuân Hội, Xuân Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Hải… của huyện Nghi Xuân, Thạch Bàn, Thạch Hải… của huyện Thạch Hà. Như vậy, dựa vào lượng mưa, lưu lượng dòng chảy của các sông, mức độ che phủ thực vật, đặc điểm địa hình, có thể chia khu vực nghiên cứu thành hai vùng có mức độ tai biến lũ lụt khác nhau là vùng lũ lụt trung bình và vùng lũ lụt yếu. Vùng lũ lụt trung bình bao gồm các xã ở ven cửa Hội, cửa Sót, như Xuân Hội, Xuân Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Hải (huyện Nghi Xuân), Thạch Bàn, Thạch Hải, Thạch Đỉnh (huyện Thạch Hà). Vùng lũ lụt yếu bao gồm các xã ven biển còn lại trong khu vực nghiên cứu.
66 c. Quá trình bồi tụ biến động luồng lạch
Các sông trong vùng có lượng phù sa thấp và chủ yếu được bồi lắng tại phía trong cửa sông. Các cửa sông ở đây thuộc kiểu lima được thông với biển bằng một cửa hẹp, còn phía trong lại được mở rộng, quá trình tích tụ đều xảy ra ở bờ nam. Một kiểu bồi tụ cửa sông khác là dạng bồi tụ do thuỷ triều, vào thời gian triều cường, vật liệu trầm tích do phá huỷ từ các thành tạo cát ở bờ bên cạnh theo nước biển được vận chuyển sâu vào trong cửa sông (Mai Trọng Nhuận và nnk - 1994). Một nguyên nhân khác nữa là khu vực Hà Tĩnh có độ dốc địa hình lớn (trên 18%), các sông trong vùng lại ngắn và dốc cùng với sự tàn phá rừng đầu nguồn đã thúc đẩy quá trình xói mòn, rửa trôi địa hình xảy ra mạnh trên toàn lưu vực. Các quá trình này tạo nên những doi cát ngầm chắn ngang cửa sông gây nguy hiểm cho tàu bè qua lại, đặc biệt là ở vùng cửa Hội, Cửa Sót nơi có mật độ tàu thuyền hoạt động tương đối cao.
d. Quá trình dâng cao mực nước biển
Theo Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, mực nước đại dương sẽ nâng cao so với năm 1985 như sau: 13 - 55 cm vào năm 2025, 23 - 117 cm vào năm 2050 và 56 - 345 cm vào năm 2100. Theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) ứng với các mức phát thải khác nhau dải ven biển nươc ta sẽ dâng lên từ vài cm đến cỡ mét. Theo tính toán của các nhà khoa học thì trong 100 năm nữa nước biển dâng lên 1m và phạm vi ảnh hưởng của nó là các vùng đất thấp có độ cao tuyệt đối dưới 10 m. Tác động trực tiếp của sự dâng cao mực nước biển là làm mất quỹ đất tại các vùng đất thấp ven biển. Ngoài ra, tác động gián tiếp của sự dâng cao mực nước biển là cường hoá các tai biến xói lở, lũ lụt, nhiễm mặn. Như vậy, phạm vi ảnh hưởng của sự dâng cao mực nước biển trong 100 năm nữa đối với khu vực nghiên cứu là các vùng đất thấp tại cửa Hội, cửa Sót. Phạm vi ảnh hưởng gián tiếp của tai biến dâng cao mực nước biển trong khu vực sẽ rất rộng, chiếm hầu hết phạm vi nghiên cứu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2012 khu vực ven biển Hà Tĩnh sẽ có các mức biển dâng như sau:
67
Bảng 3.4. Nƣớc biển dâng theo kịch bản phát thải thấp (cm)
Khu vực Các mốc thời gian thế kỷ XXI
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Cửa Sót –
Cửa Hội 7-8 11-12 16-18 22-24 28-31 34-39 41-47 46-55 52-63
Bảng 3.5. Nƣớc biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm)
Khu vực Các mốc thời gian thế kỷ XXI
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Cửa Sót –
Cửa Hội 8-9 12-13 17-19 23-25 30-33 37-42 45-51 52-61 60-71
Bảng 3.6. Nƣớc biển dâng theo kịch bản phát thải cao (cm)
Khu vực Các mốc thời gian thế kỷ XXI
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Cửa Sót –
Cửa Hội
68
Hình 3.14. Bản đồ nguy cơ ngập tỉnh Hà Tĩnh ứng với mực nƣớc biển dâng 1m [1]
Nếu nước biển dâng 1m khoảng 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung có nguy cơ bị ngập, khoảng 9% dân số bị ảnh hưởng, có gần 4% quốc lộ, gần 5% tỉnh lộ và trên 4% hệ thống đường sắt bị ảnh hưởng.
e. Quá trình ô nhiễm môi trường khu vực nghiên cứu
Ô nhiễm do sự cố tràn dầu
Ô nhiễm khu vực đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguồn đến từ hoạt động của con người rất lớn Trong cuối tháng 1 – đầu tháng 2/2007, sự cố tràn dầu đã xảy ra tại các khu vực ven biển thuộc tỉnh Hà Tĩnh trước khi lan rộng về phía Nam. Số lượng dầu được tích lũy trong sự cố này lên đến hơn 1.700 tấn, tháng 3/2007, theo Trung tâm xử lý sự cố tràn dầu khu vực miền Trung sự cố dầu tràn đã lan ra trên 500 km bờ biển thuộc các tỉnh ven biển Miền Trung chủ yếu là dầu thô, gây ô nhiễm trên một vùng rộng lớn, ảnh hưởng tới các hệ sinh thái ven biển.
69 Ô nhiễm do hoạt động nuôi tôm
Trong những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm trên cát vùng ven biển phát triển ồ ạt trong khu vực nghiên cứu, nhất là ở các xã: Xuân Yên, Xuân Thành, Thạch Bằng, Thạch Kim..., Tuy nhiên ở nhiều nơi, do kỹ thuật nuôi và xử lý chất thải chưa được đảm bảo; vì vậy, đã gây ra tình trạng ô nhiễm khá nặng cho khu vực nuôi tôm và lân cận. Có thể nêu một số nơi điển hình về ô nhiễm do nuôi tôm như tại thôn Yên Lợi, xã Xuân Yên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ở khu vực nuôi tôm Bàu Dài có 18 hồ tôm với diện tích 9,8ha (được triển khai từ 2002), hàng ngày nhất là buổi chiều mùi hôi thối lại bốc lên nồng nặc từ những hồ nuôi tôm, cộng với những loại côn trùng gây hại đã tác động đến khu dân cư khiến cuộc sống của người dân xung quanh rất bị ảnh hưởng.
Ô nhiễm do hoạt động du lịch và dịch vụ
Trên dải ven biển khu vực có nhiều bãi tắm đẹp như: Xuân Thành, Thiên