Phân loại bãi triều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xu thế biến động hệ thống bãi triều từ cửa sót đến cửa hội (hà tĩnh) và đề xuất định hướng sử dụng bền vững (Trang 34)

Hiện nay, có thể phân loại bãi triều theo các tiêu chí khác nhau.  Phân loại theo động lực hình thành:

26

Nhóm bãi triều cửa sông: động lực hình thành gồm động lực dòng chảy sông và động lực biển (giao thoa của 2 động lực trên), vật chất tạo bãi triều chủ yếu bùn cát; thuận lợi cho thảm thực vật (nước lợ) phát triển mạnh. Bãi triều cửa sông gồm 2 loại: Bãi triều cửa sông chịu ảnh hưởng của thủy triều và sông - biển (phân bố chủ yếu trong đới cửa biển – sông và đới sông – biển); Bãi triều cửa sông ít chịu tác động của sóng (phân bố chủ yếu trong đới cửa sông, ít hơn trong đới cửa sông - biển và đới dòng sông.

Nhóm bãi triều xa cửa sông: phân bố xa cửa sông, dọc theo đường bờ biển; động lực thành tạo chủ yếu động lực biển, vật chất chủ yết cát, chọn lọc và mài tròn cao, các điều kiện cho thảm thực vật phát triển không thuận lợi. Thuộc loại này, có thể chia ra (theo động lực biển): bãi triều đới sóng vỗ, bãi triều dưới đới sóng vỗ.

 Phân loại theo mức độ ngập nước (mực nước thủy triều):

Bãi triều cao (bãi bồi cao): bãi triều lộ ra trên cạn khi triều rút. Bãi triều tương ứng với phần giữa bờ tương ứng là phần phía trước (phía lục địa) của đới sóng vỗ (E. Mery,1960; Donal D.R Protheo, 1989). Nhìn chung, bãi triều này phụ thuộc nhiều vào độ cao triều. Ở nơi độ cao triều ~ 0, bãi triều cao gần như vắng mặt.

Bãi triều thấp (bãi ngập triều): bãi triều luôn ngập triều còn gọi là mặt bờ, tương ứng với phần sau (phía biển) đới sóng vỗ + đới sóng vỡ (theo E. Mery, 1960; Donal D.R Protheo, 1989).

 Phân loại theo vật chất tạo bãi triều:

Bãi triều lầy (vật chất chủ yếu là bùn, sét; nơi đó động lực sóng biển thường yếu, phát triển mạnh thảm thực vật), loại này thường là nhóm các bãi triều cửa sông.

Bãi triều cát (vật chất chủ yếu là cát, sỏi, cuội; động lực sóng biển mạnh, thảm thực vật hầu như vắng mặt), đây chính là nhóm bãi triều xa cửa sông, các bãi cát ven biển.

27  Phân loại theo giai đoạn phát triển bãi triều:

i) Bãi triều bắt đầu hình thành; ii) Bãi triều phát triển – trưởng thành; iii) Bãi triều ngừng phát triển; iv) Bãi triều suy tàn.

 Phân loại theo quan điểm tướng trầm tích:

Trên cơ sở thành phần vật chất và môi trường thành tạo của bãi triều, có thể phân loại bãi triều gồm: bãi trên triều (chịu tác động của gió, mưa... , chịu tác động của biển mùa bão hoặc gió đông bắc lớn), bãi triều hiện tại (khu vực giữa mực nước triều cao và mực nước triều thấp) và bãi dưới triều (giới hạn từ mực nước triều thấp đến cơ sở chân sóng (Bảng 2.3 và Hình 2.3).

Hình 2.3. Sơ đồ phân loại bãi triều theo dao động thủy triều (Amos.C.L,1995)

28

Bảng 2.3. Phân loại hệ thống bãi triều

Tiêu chí phân loại

Nhóm bãi triều Loại bãi triều Quá trình động lực ƣu thế Đặc điểm chính

Vị trí so với cửa sông

Bãi triều cửa sông

Bãi triều trong

cửa sông Bồi tụ Phân bố phía trong cửa sông (đới cửa sông-biển, còn gọi là đầm lầy nước lợ cửa sông), thành phần chủ yếu là bùn cát, thực vật phát triển trên bề mặt. Bãi triều ngoài

cửa sông Bồi tụ/xói lở

Phân bố phía ngoài cửa sông (đới cửa biển – sông, đầm lầy cửa sông), thành phần chủ yếu là cát bùn.

Bãi triễu xa cửa sông

Bãi triều nơi bờ

thoải Xói lở phần cao/bồi tụ phần thấp

Chiều rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, nghiêng thoải, thành phần chủ yếu là cát (có nơi là cát bùn, thực vật phát triển) có độ mài tròn, chọn lọc cao.

Bãi triều nơi bờ

dốc Xói lở, di chuyển vật liệu Chiều rộng nhỏ, bề mặt khá bằng phẳng, độ dốc cao, thành phần chủ yếu là cát (có thể có sạn) có độ mài tròn, chọn lọc cao, nhiều vụn vỏ sinh vật. Theo mức độ

ngập nước

Ngập nước khi triều

cường Bãi triều cao Xói lở, bóc mòn Bề mặt nghiêng thoải, có nhiều gờ, đụn, lạch nước, thành phần chủ yếu là cát có độ mài tròn, chọn lọc cao. Luôn ngập nước Bãi triều thấp Bồi tụ Bề mặt khá bằng phẳng, nghiêng thoải, thành phần chủ yếu là cát bột có độ

mài tròn cao, chứa vụn vỏ sinh vật.

Theo giai đoạn phát triển

Bãi triều bắt đầu hình thành Bồi tụ

Vật liệu giai đoạn này chủ yếu là cát, bùn, bề mặt nghiêng thoải, có mặt các lạch triều.

Bãi triều phát triển - trưởng thành Xói lở phần cao, phức tạp hóa

địa hình/bồi tụ phần thấp Bề mặt ngập nước khi triều lên, tốc độ trầm tích nhỏ, di chuyển vật liệu tăng, bãi triều đã được mở rộng ra theo mặt bằng, tăng trưởng theo chiều cao; trên bãi triều, có thể thực vật định cư và phát triển.

Bãi triều ngừng phát triển Bào mòn, bóc mòn nhẹ và bắt

đầu phức tạp hóa địa hình Bồi tụ giảm, bào mòn bắt đầu, xâm thực tăng do thời gian tiếp xúc với không khí, ánh nắng mặt trời, gió và mưa tăng lên. Bãi triều suy tàn Phong hóa, bào mòn, phức tạp

hóa địa hình Mặt bằng bãi triều chủ yếu chịu tác động mạnh của quá trình phong hóa, bào mòn, tác động của sinh vật, do đó bị phân dị chia cắt tạo ra một kiểu địa hình mấp mô, lồi lõm không còn bằng phẳng như giai đoạn phát triển.

Theo tướng trầm tích

Bãi trên triều

(hình thành trong điều kiện môi trường biển – gió)

Phong hóa, bào mòn, phức tạp hóa địa hình

Mặt bằng bãi triều chủ yếu chịu tác động mạnh của quá trình phong hóa, bào mòn, tác động của sinh vật, do đó bị phân dị chia cắt tạo ra một kiểu địa hình mấp mô, lồi lõm không còn bằng phẳng như giai đoạn phát triển.

Bãi triều hiện tại

(hình thành trong môi trường biển giới hạn thủy triều)

Phong hóa, bóc mòn Bề mặt nghiêng thoải, có gờ, đụn, lạch nước,

Xói lở, xói mòn, bồi tụ Bề mặt nghiêng thoải, có nhiều gờ, đụn, thành phần chủ yếu là cát có độ mài tròn, chọn lọc cao.

Bãi dưới triều

(hình thành trong môi trường biển dưới mực triều thấp nhất

Bồi tụ, xói mòn Bề mặt nghiêng thoải, có nhiều gờ, đụn, lạch nước, thành phần chủ yếu là cát – bột, bột.

29

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xu thế biến động hệ thống bãi triều từ cửa sót đến cửa hội (hà tĩnh) và đề xuất định hướng sử dụng bền vững (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)