Nhóm các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xu thế biến động hệ thống bãi triều từ cửa sót đến cửa hội (hà tĩnh) và đề xuất định hướng sử dụng bền vững (Trang 40)

a) Khảo sát ngoài thực địa

Sau khi có các phân tích tổng quan về khu vực cần tiến hành đi thực địa. Đây là phương pháp được tiến hành phổ biến trong công tác nghiên cứu, nhằm kiểm chứng và đánh giá nguồn cơ sở tài liệu, độ tin cậy của số liệu, làm cơ sở cho việc định hình các hướng nghiên cứu. Nội dung thực địa là khảo sát, đo đạc hình thái đường bờ, xem xét sự thay đổi của chúng dưới tác động của các yếu tố động lực

32

biển, lấy mẫu phân tích, chụp ảnh mô tả các đặc điểm thông số đường bờ, quá trình xói lở bồi tụ, đặc điểm thành phần vật chất đới bờ,… Nghiên cứu thực địa được tiến hành theo tuyến và theo các trạm cố định. Việc đi thực địa sẽ giúp thu thập những tài liệu về diện mạo bãi triều, xác định gianh giới giữa các dạng địa hình, thành phần vật chất trong khu vực, đặc điểm các dạng tai biến và tác hại thực tế do nó gây ra. Phát hiện chi tiết những đặc trưng của khu vực nghiên cứu, ghi nhận hiện trạng bằng cách chụp ảnh hay đo đạc, định vị bằng máy GPS. Việc đi thực địa được tiến hành đồng thời với việc sử dụng các phương pháp phân tích chuyên nghành để thu được kết quả tốt nhất cho nội dung nghiên cứu (Hình 2.4).

Hình 2.4. Một số hình ảnh khảo sát ngoài thực địa [6]

b) Điều tra, thu thập tài liệu ngoài thực địa

Thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực bao gồm các số liệu về dân cư, khí hậu, nguồn lợi sinh vật, hiện trạng tai biến,.... Các tư liệu này được thu thập từ các sở, ban, ngành ở địa phương, các trung tâm, trạm nghiên cứu, quan trắc. Đây là

33

những tư liệu quý, đặc biệt là về hiện trạng các loại tai biến thiên nhiên, những thiệt hại về vật chất và con người trong nhiều năm ở khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xu thế biến động hệ thống bãi triều từ cửa sót đến cửa hội (hà tĩnh) và đề xuất định hướng sử dụng bền vững (Trang 40)