Đánh giá xu thế biến động bãi triều từ Cửa Sót đến Cửa Hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xu thế biến động hệ thống bãi triều từ cửa sót đến cửa hội (hà tĩnh) và đề xuất định hướng sử dụng bền vững (Trang 78)

70

Nhìn chung bãi triều khu vực nghiên cứu có nhiều thay đổi về diện tích do các hoạt động như xói lở - bồi tụ, mà mạnh mẽ nhất xảy ra tại khu vực Cửa Hội và Cửa Sót.

Biến động khu vực Cửa Hội (cửa sông Lam), trong đới cửa biển – sông: phía bờ Nam, hoạt động bồi tụ diễn ra mạnh mẽ, trong khi ở bờ Bắc xói lở bờ diễn ra khá mạnh làm cho cửa sông có xu thế phát triển theo hướng Đông Bắc. Phía đới cửa biển - sông, tuy hoạt động bồi tụ - xói lở diễn ra đan xen theo mùa trong năm (bồi tụ mạnh và chủ yếu về mùa hè, còn xói lở hoặc bồi tụ mức độ thấp về mùa đông), nhưng xu thế chung là hoạt động bồi tụ chiếm ưu thế. Cửa Sông Lam, trong đới cửa biển – sông phía bờ Nam có sự đan xen giữa các bãi bồi và các lạch nước.

Biến động khu vực Cửa Sót: tình trạng bồi tụ xảy ra mạnh mẽ nhất là khu vực phía trước, giáp cảng cá Thạch Kim, có năm bồi đến hàng chục mét gây lên, do động lực của dòng chảy khu vực phía trong lòng sông lớn, nguồn vật liệu mang ra cửa sông dồi dào lại bị chắn các mặt phía Đông và Đông Bắc bởi núi Nam Giới và núi Sót làm giảm động lực dòng chảy và ứ đọng vật liệu tạo những dải cát dài chắn án ngữ, luồng lạch khu vực bị thu hẹp, độ sâu giảm gây lên những khó khăn rất lớn ảnh hưởng đến việc đi lại của tàu thuyền, làm suy giảm hoạt động kinh tế của người dân xung quanh khu vực (Hình 3.15).

Bãi triều giữa hai cửa sông trên nhìn chung đều có sự thu hẹp về diện tích do sự xói lở bờ tiến dần về phía lục địa, tuy nhiên mức độ biến đổi diện tích có khác nhau tùy tính chất của từng đoạn bãi triều.

Biến động về tai biến

Dự báo trong thời gian sắp tới khu vực sẽ vẫn diễn ra các dạng tai biến như hiện nay nhưng xu hướng sẽ gia tăng các loại tai biến liên quan đến nhiễu động thời tiết và biến đổi khí hậu như gia tăng lũ lụt, xói lở bờ biển và các dạng tai biến địa hóa, ô nhiễm môi trường do nguồn cung cấp hàm lượng kim loại tăng cao, sự gia

71

tăng các hoạt động nhân sinh như nuôi trồng, khai thác thủy hải sản, các hoạt động du lịch – dịch vụ mà chưa có chính sách bảo vệ môi trường hợp lý.

Biến động về môi trường

Hoạt động nuôi tôm gây tác động lớn đến môi trường khu vực, như sự tăng cao của các nguyên tố kim loại trong trầm tích, sự gia tăng của các hóa chất bảo vệ thực vật, nhất là hai khu vực Cửa Hội và Cửa Sót, mức độ ô nhiễm có xu hướng sẽ còn tăng cao, nhìn chung trong toàn khu vực nghiên cứu môi trường có xu hướng tăng nhanh các hóa chất, các nguồn ô nhiễm do hoạt động nhân sinh.

Biến động về hệ sinh thái

Bãi triều chịu nhiều yếu tố tác động lên cũng gây lên những thay đổi to lớn đến sự ổn định môi trường sinh thái trong khu vực, sự biến mất của một số giống loài cũ và sự xuất hiện các giống loài mới.

72

Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố và quá trình xảy ra trên bãi triều, những phân tích các biến động tác dụng trên đó có thể đưa ra một số các sơ đồ dự báo biến động khu vực bãi triều từ Cửa Sót đến Cửa Hội như sau:

73

74

CHƢƠNG 4.MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG HỆ THỐNG BÃI TRIỀU TỪ CỬA SÓT ĐẾN CỬA HỘI

4.1.Định hƣớng quản lý, chính sách và phát triển khoa học - công nghệ

4.1.1.Tăng cường luật pháp – chính sách

Mục đích của việc tăng cường luật pháp, chính sách là để quản lý, bảo vệ tài nguyên - môi trường đạt hiệu quả hơn. Các hoạt động sử dụng tài nguyên - môi trường khu vực bãi triều Cửa Sót – Cửa Hội cần phải tuân theo các luật đã ban hành như Luật Bảo vệ môi trường (2005), Luật Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (2003), Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004), Luật khoáng sản (2010), Chương trình quản lý và bảo tồn đất ngập nước, Nghị định 109/2003 của Chính phủ về phát triển bền vững các vùng đất ngập nước... Đồng thời phải thực hiện theo các luật, công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia như Công ước Ramsar (Công ước về đất ngập nước), Công ước về đa dạng sinh học...

Cần áp dụng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Áp dụng các mô hình kinh tế bền vững để giảm tổn thất tài nguyên, giảm chất thải và suy thoái môi trường bãi triều. Bổ sung các chi phí tài nguyên - môi trường vào chi phí sản xuất, các hình thức xử phạt các hành vi gây tổn hại đến tài nguyên môi trường như đánh bắt bằng mìn, điện, chất độc, chặt phá rừng ngập mặn. Triển khai chính sách sử dụng hợp lý đất ngập nước, giao khoán rừng ngập mặn và đất nuôi trồng thủy sản cho các hộ kinh tế gia đình có sự hướng dẫn kỹ thuật và giám sát của chính quyền địa phương. Áp dụng cơ chế đầu tư xử lý chất ô nhiễm môi trường tại nguồn và các giải pháp sử dụng gắn với bảo tồn tài nguyên. Cần có các chính sách giảm thuế cho các lĩnh vực kinh tế ít gây tổn hại đến tài nguyên - môi trường, thu hút các dự án đầu tư phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường từ bên ngoài.

75

4.1.2.Tăng cường các giải pháp khoa học và công nghệ

Xây dựng các trạm quan trắc tổng hợp giám sát tài nguyên - môi trường nhằm đánh giá biến động chất lượng môi trường bãi triều, biến động các hệ sinh thái, xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc sử dụng bền vững tài nguyên - môi trường khu vực. Áp dụng khoa học công nghệ góp phần quan trọng phát triển các dự án kinh tế - xã hội, phát huy được thế mạnh của vùng, bảo vệ tài nguyên và tác động tốt đến môi trường, sinh thái. Đặc biệt là nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển kinh tế sinh thái, các hoạt động thương mại, dịch vụ có kiểm soát, xử lý ô nhiễm.

Hiện nay, trong phạm vi khu vực nghiên cứu đã có các công trình về điều kiện tự nhiên, tài nguyên - môi trường, khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản. Các nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn trong dự báo những đe dọa và tác động của hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản đến môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động đó. Cần đề xuất những biện pháp sử dụng hợp lý hệ sinh thái bãi triều để nuôi tôm có hiệu quả. Do đó, cần tiếp tục những nghiên cứu, cung cấp thêm cơ sở khoa học, cập nhật dữ liệu hiện có, đáp ứng yêu cầu sử dụng bền vững tài nguyên - môi trường dải ven biển Cửa Hội – Cửa Sót nói chung và bãi triều nói riêng.

4.1.3.Giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức nhân dân

Dân cư sinh sống quanh khu vực bãi triều dựa vào khai thác và sử dụng các tài nguyên trong khu vực, họ là người trực tiếp tác động đến tài nguyên - môi trường bãi triều. Do đó, giải pháp tuyên truyền và giáo dục đối với người dân trong khu vực về sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp rất quan trọng. Giáo dục mọi người có ý thức bảo vệ môi trường trước hết vì cuộc sống của chính bản thân mình và cộng đồng xung quanh. Quán triệt đến từng người dân nghĩa vụ xây dựng và bảo tồn các hệ sinh thái ven biển. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các cấp về kiến thức, kỹ năng sử

76

dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường nhằm nâng cao năng lực quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên - môi trường. Ngoài ra, theo các nghiên cứu của Hà Huy Tài, 2009 trong việc sử dụng hợp lý đới bờ, nhất là dải ven biển Nghi Xuân, Lộc Hà cần chú trọng đặc biệt đến các nhóm định hướng phát triển kinh tế ven biển.

4.2.Nhóm định hƣớng chính sách kinh tế - xã hội

4.2.1.Tăng chất lượng dịch vụ du lịch biển

Các bãi tắm trong khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Các bãi biển như Xuân Thành, Xuân Yên, Xuân Hải đều thuận lợi cho hoạt động tắm biển. Để khai thác tốt hơn các thế mạnh về du lịch biển, trong thời gian tới cần: Mở rộng các loại hình du lịch, tăng chất lượng dịch vụ, phát triển các loại hình nghỉ dưỡng, tắm biển kết hợp vui chơi giải trí, nâng cao chất lượng dịch vụ bao gồm cả cơ sở vật chất và yếu tố con người, mạnh dạn đầu tư quy hoạch các bờ biển ở đây theo kiểu các resort ven biển kiểu mới tạo chuỗi hành lang du lịch trong gồm các bãi như Xuân Thành - Xuân Yên - Xuân Hải. Khu vực hoàn toàn có thể phát triển theo hướng chuyên môn hóa theo lãnh thổ, thu hút du khách, tăng doanh thu tạo diện mạo mới cho du lịch tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến việc bảo vệ môi trường, trồng cây xanh và tăng cường công tác quản lí của các ngành để du lịch được phát triển bền vững.

4.2.2.Đẩy mạnh quy hoạch đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản

Năm 2014 Hà Tĩnh có hơn ba nghìn tàu thuyền đánh cá chủ yếu là thuyền cơ giới và thuyền thủ công còn lượng tàu đánh cá xa bờ còn tương đối ít. Với tiềm năng to lớn về thủy hải sản, cần chú trọng đầu tư và nâng cấp phương tiện sản xuất nhất là các tàu xa bờ, cải tiến các ngư cụ đánh bắt để đảm bảo chất lượng sản phẩm và duy trì nguồn đánh bắt lâu dài. Từ đó tăng được năng suất, sản lượng đánh bắt, mang lại thu nhập cao hơn cho ngư dân, thúc đẩy sự phát triển của nghành thủy sản trong vùng. Các cảng, bãi cát trong vùng ở điều kiện bình thường đều có thể sử dụng cho việc neo đậu tàu thuyền đánh cá như cảng Cửa Hội, bãi biển Xuân Yên.

77

Hiện nay trong khu vực nghiên cứu có nhiều điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy hải sản. Đây là địa bàn của các lạch Xuân Thành, Xuân Yên, Lạch Đồng Kèn và đặc biệt là có Cửa Hội một trong bốn cửa sông lớn nhất cả nước, tạo nên một vùng sinh thái mặn lợ với tổng diện tích lên tới 7170 ha (theo thống kê của phòng thủy sản) có khả năng phát triển nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên, trên các khu vực này, do ngư dân chưa có vốn, kĩ thuật cũng như sự quan tâm nhiều của các cơ quan ban nghành nên họ chưa dám đẩy mạnh đầu tư nên hiệu quả còn thấp.Thực trạng cho thấy bờ biển trong khu vực nghiên cứu thường xuyên xảy ra hiện tượng cát bay, các cồn cát thường xuyên di động vào sâu nội địa. Cây trồng hiện nay chủ yếu là phi lao và bạch đàn mọc xanh tốt trên đất cát nhưng thường xuyên bị người dân chặt làm chất đốt và bão hay làm đổ cây, ít đưa lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy yêu cầu đặt ra hiện nay là tích cực trồng thêm các cây có bộ rễ khỏe, chịu được bão, ít bị chặt phá làm củi, tạo cảnh quan du lịch và mang lại hiệu quả kỉnh tế.

Hình 4.1. Dừa và cây phi lao trồng ở bãi biển Xuân Thành [19].

Khu vực ven biển có thể áp dụng trồng các cây như: cọ rách, cây cọ dầu và dừa (Hình 4.1). Những loại cây này có bộ rễ rắn chắc lại đem lại hiệu quả kinh tế

78

vừa thích hợp với bãi biển du lịch. Tại các bờ biển trồng hoa màu, ít dân cư sinh sống thì ưu tiên trồng phi lao nhiều hơn là dừa vì nó có tác dụng ngăn cản hiện tượng cát bay tốt hơn dừa và cọ dầu.

4.2.3.Khai hoang lấn biển

Khai hoang lấn biển, mở rộng diện tích là tiềm năng cần khai thác. Mặc dù nhiều nơi bị xói lở nhưng có thể khắc phục được. Hàng năm, nhiều đoạn bờ được bồi tụ khá nhanh, đặc biệt là khu vực phía bắc gần cửa Hội, ước tính khoảng 10 – 20 m/năm, đây vừa là thách thức vừa là tiềm năng để khai thác chúng. Trong thời gian tới cần có chính sách chỉ đạo để tiến hành đắp đê và quy hoạch một số diện tích thành các đầm, ao, có thể cho người dân thầu sử dụng nuôi tôm xuất khẩu thu ngân sách hoặc có thể tiến hành xây dựng các mô hình thí điểm nghiên cứu nuôi trồng các loại thuỷ sản năng suất cao. Điều này hoàn toàn có thể vì khu vực này có các điều kiện sinh thái còn khá tự nhiên, một mặt cần sử dụng triệt để diện tích hoang hóa, bảo vệ môi trường, mặt khác lại khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập và tăng thu ngân sách.

4.2.4.Cải tạo, tận dụng nguồn cát dùng trong xây dựng, nông nghiệp

Hiện nay khu vực Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà đang trong quá trình phát triển kinh tế, từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, mặt khác lại có thành phố Vinh ở phía bắc, thị xã Hồng Lĩnh ở phía tây nam. Vì vậy trong thời gian tới nhu cầu khai thác cát làm vật liệu xây dựng cũng như nhu cầu thực phẩm, nguyên vật liệu rất lớn tạo nên nhiều tiềm lực để phát triển kinh tế, một số cồn cát ven biển như Xuân Liên, Xuân Yên có hạt trung bình, thành phần 0,5 - 0,25 mm chiếm 80 - 90%, sạch, ít tạp chất hữu cơ và hoàn toàn ngọt, không bị nhiễm mặn có thể cải tạo làm vật liệu xây dựng. Ngoài ra một số nơi có thể cải tạo để trồng cây hoa màu (Hình 4.2)

79

Hình 4.2. Trồng rau ven đê Hội Thống ở Xuân Đan [19]

4.3.Định hƣớng một số biện pháp xây dựng bảo vệ đới ven biển

Công trình đê kè kiên cố có thể sử dụng cho các đoạn bờ, khu vực sau:

Đoạn bờ từ cuối xã Xuân Đan đến thôn Hải Đông (xã Xuân Hải, độ cao địa hình ~ 1m, chiều dài ~ 2,5km. Tại khu vực này cần áp dụng công trình kiên cố: hệ thống đê kè + kè chỉnh hướng dòng chảy, sóng (bằng các cống bê tông, trên đó kết hợp trồng cây chịu mặn ở khu vực gần bờ).

Các đoạn bờ: từ cuối xã Xuân Yên – Xuân Thành (cao 1m, nguy cơ biển lấn sâu vào từ 1 vài m đến gần 200m), thôn 11 xã Cổ Đạm (dài ~ 1km, cao 1m nguy cơ biển lấn ~ gần 300m), Thạch kim – Thạch Bằng (dài ~ 2,5km).

Ngoài các biện pháp công trình đê kè kiên cố cần kết hợp tạo thảm thực vật (cây thân gỗ, cây bụi, muống biển) để ứng phó với xói lở do bão dông, mực nước biển dâng.

Kè kiên cố bê tông dọc bờ áp dụng cho các khu vực, đoạn bờ biển được tạo nên bởi vật chất đất đá bở rời (nhóm B) có độ cao địa hình trên 2 m.

80

Đối với một số khu vực đặc biệt (chủ yếu cửa sông, nơi diễn ra hoạt động xói lở mạnh đến trung bình như nam Cửa Hội, cần sử dụng kết hợp nhiều giải pháp, kết hợp giữa bảo vệ bờ và hạn chế giảm động lực sóng, dòng chảy nhằm ứng phó các tác động của dòng chảy sông cũng như bão dông. Tại những khu vực này, nên áp dụng các công trình: kè cống + đê biển + kè hướng dòng (bán kiên cố hoặc dạng phao) kết hợp nuôi tạo bãi + trồng cây ngập mặn. Lưu ý, luôn tạo luồng thông thoáng cho thoát lũ về mùa mưa bão (Hình 4.3)

a. Đê biển Xuân Yên, Nghi Xuân, Hà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xu thế biến động hệ thống bãi triều từ cửa sót đến cửa hội (hà tĩnh) và đề xuất định hướng sử dụng bền vững (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)