ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TNHH Indovina Chi nhánh Đống Đa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86)

INDOVINA - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA TRONG BA NĂM 2010, 2011 VÀ 2012.

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc.

Mặc dù môi trường cho hoạt động tín dụng của các NHTM còn gặp nhiều khó khăn, song được sự chỉ đạo sát sao của các cấp và sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong Ngân hàng, IVB Đống Đa trong những năm qua đã đạt được những kết quả sau trong hoạt động tín dụng:

Một là, công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới thích hợp với nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập KTQT chung của cả nước. Phong cách phục vụ, giao dịch văn minh lịch sự không chỉ có ở phòng Tín dụng mà còn ở tất cả các phòng ban đã tạo được ấn tượng, uy tín đối với khách hàng. Đây cũng chính là tác động tích cực mà chi nhánh có được từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, bởi lẽ: Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh từ Ban Tổng Giám đốc IVB đã thôi thúc toàn bộ nhân viên ngân hàng nâng cao ý thức trách nhiệm, vừa tự trau dồi nghiệp vụ vừa năng động hơn trong việc tìm kiếm và mở rộng cơ sở khách hàng. Nhờ đó, ngoài giữ vững quan hệ với những khách hàng đã gắn bó lâu dài với chi nhánh từ những ngày đầu thành lập, chi nhánh đã tiếp cận được với rất nhiều khách hàng mới, từ các tổ chức kinh tế đến các khách hàng cá nhân. Và không chỉ bó hẹp trong phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội, cơ sở khách hàng của IVB Đống Đa còn được mở rộng sang các tỉnh khác như: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng... Nguồn vốn của IVB từ đó được phân bổ một cách hiệu quả hơn và trên phạm vi rộng hơn.

Hai là, doanh số cho vay ở ngân hàng trong hai năm gần đây cao hơn rất nhiều so với những năm trước, quy mô dư nợ không ngừng tăng trưởng đặc biệt là dư nợ ngoại tệ. Sự phát triển này không những phù hợp với định hướng phát triển của chi nhánh mà còn phù hợp với tiến trình phát triển của nền kinh tế trong thời đại hội nhập như hiện nay. Nếu như các NHTM trong nước với nguồn vốn huy động Việt Nam đồng dồi dào nên mạnh về cho vay đồng nội tệ thì IVB, với tư cách là

một ngân hàng liên doanh hoạt động tích cực tại Việt Nam, luôn duy trì sức mạnh của mình ở mảng cho vay đồng ngoại tệ nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp có nhu cầu trong xuất nhập khẩu. Tuy rằng, sau thời kỳ tăng trưởng quá nóng năm 2010, năm 2011 chi nhánh Đống Đa cũng như toàn bộ IVB đã giảm doanh số cho vay theo đúng các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, nhưng về cơ bản thu nhập của chi nhánh vẫn ổn định và không gây nên nhiều xáo trộn cũng như khó khăn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu cho vay không chỉ bó hẹp trong khu vực doanh nghiệp quốc doanh mà còn bước đầu mở sang cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Ba là, công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi đã được chú trọng đúng mức, việc phân loại nợ quá hạn, kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành thường xuyên. Nếu như ở những ngày đầu thành lập, chi nhánh gặp khá nhiều khó khăn trong công tác thu hồi nợ thì những năm gần đây, bằng những chỉ đạo sát sao từ Ban Giám đốc Chi nhánh, với những trường hợp có biểu hiện chậm nợ, bộ phận quản lý tín dụng luôn kịp thời nhắc nhở và theo dõi tình hình tài chính của khách hàng để không phát sinh tình trạng phải chuyển nhóm hoặc phát sinh nợ xấu. Không chỉ nhắc nhở qua điện thoại, các cán bộ này còn chủ động đến gặp trực tiếp khách hàng để tư vấn và cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, tập trung trả nợ trước để tránh phát sinh nợ quá hạn sau đó cùng khách hàng khắc phục những khó khăn đang gặp phải nếu có thể giúp đỡ được. Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh đã giảm dần theo từng năm và trong ba năm qua không hề phát sinh nợ xấu (nợ từ nhóm ba trở lên). Đó là một thành công của IVB Đống Đa trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 và góp phần vào thành công lớn của toàn bộ hệ thống ngân hàng IVB khi vinh dự được xếp vào nhóm Ngân hàng có độ an toàn cao nhất theo phân loại của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn năm 2012. Với vị thế là một ngân hàng liên doanh nằm trong nhóm an toàn cao nhất quốc gia, IVB nói chung và IVB Đống Đa nói riêng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tín dụng trong điều kiện hội nhập KTQT mạnh mẽ ngày nay.

Bốn là, trong những năm gần đây, Ngân hàng đã triển khai công tác tiếp cận doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục xin vay nhanh chóng và thuận lợi. Ngân hàng đã từng bước gắn mình với doanh nghiệp qua vai trò tư vấn. Bằng các biện pháp nghiệp vụ cụ thể, dù là khách hàng cũ hay khách hàng mới, các cán bộ ngân hàng nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, từ đó đưa ra những gợi ý đúng đắn phù hợp với nhu cầu vay vốn và mục đích sử dụng tiền vay của khách. Qua đó, cả khách hàng và ngân hàng đều nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, có lợi được cho cả hai bên.

Năm là, trong quá trình cho vay, Ngân hàng đã thực hiện việc kiểm tra khách hàng trước, trong và sau khi cho vay đúng quy trình. Lập báo cáo kiểm tra sau cho vay ba tháng một lần đối với các khách hàng vay tín chấp (trong số này có các doanh nghiệp Nhà nước hoặc cổ phần hóa lớn như: Tổng Công ty thép Việt Nam, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, Tổng Công ty hàng không Việt Nam, Công ty TNHH Hà Nội Chợ Lớn ...) và sáu tháng một lần đối với các khách hàng lớn vay có tài sản thế chấp (có thể kể đến các khách hàng như: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Hà Nội - chuyên về cho thuê kho bãi và sản xuất văn phòng phẩm, Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất và Thương mại An Sinh - chuyên về sản xuất và thương mại cốc nhựa, cốc giấy, hộp xốp đựng thức ăn, Công ty TNHH Phát triển Công nghệ thông tin - chuyên về cung cấp và thương mại phần mềm, phần cứng máy tính ...). Ngoài ra, với một thị trường tài chính ngày càng minh bạch và chuyên nghiệp theo các cam kết sau khi gia nhập WTO, ngân hàng có thể kiểm tra, kiểm soát các vấn đề thị trường, sản phẩm tiêu thụ, thu nhập... của khách hàng một cách chặt chẽ. Thông tin đa chiều chuẩn xác góp phần không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng.

Sáu là, IVB Đống Đa đã lựa chọn được những cán bộ có đủ tài và nhiệt tình trong công việc. Tính đến tháng 12 năm 2012, phòng Tín dụng của chi nhánh được chia làm hai bộ phận: Bộ phận Tín dụng có bảy nhân viên và bộ phận Quản lý tín dụng có bốn nhân viên. Các cán bộ đều làm việc với phong cách chuyên nghiệp, có

tinh thần trách nhiệm cao và luôn thân thiện với khách hàng để tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Vì lẽ đó, mỗi khách hàng khi đến với phòng Tín dụng của chi nhánh Đống Đa luôn có cảm giác thoải mái và sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn cũng như thành công với Ngân hàng.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

2.3.2.1. Những hạn chế về chất lượng tín dụng.

Như đã nói ở trên, IVB Đống Đa là một ngân hàng có chất lượng tín dụng khá tốt. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn còn một số hạn chế. Vì vậy, Ngân hàng cần phải có các biện pháp nhằm duy trì các chỉ tiêu theo kế hoạch đồng thời xử lý những điểm yếu kém kể nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của mình trong giai đoạn tới khi mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước cũng trở nên ngày càng khắc nghiệt. Cụ thể những hạn chế đó là:

Thứ nhất: Là một ngân hàng liên doanh ra đời đầu tiên tại Việt Nam, tuy nhiên, sau hơn hai mươi năm thành lập và phát triển, IVB vẫn chưa được đại bộ phận dân chúng biết đến. Mặc dù ra đời tại thị trường Việt Nam đã hơn 20 năm, IVB không hề thay đổi tên gọi từ khi thành lập dù đã thay đổi nhiều đối tác liên doanh và với một câu khẩu hiệu rất đơn giản: “Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam”. Thậm chí, nhiều người dân sống gần trụ sở chi nhánh Đống Đa vẫn lầm tưởng rằng IVB là một ngân hàng của Đài Loan và chỉ phục vụ các khách hàng doanh nghiệp của Đài Loan mà không có các sản phẩm dành cho cá nhân người Việt. Bên cạnh đó, các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cũng còn nghèo nàn nên chưa thu hút được sự quan tâm của các thành phần kinh tế khác nhau. Đây là một hạn chế ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển của ngân hàng IVB nói chung và chi nhánh Đống Đa nói riêng.

Thứ hai: Với đối tượng cho vay, IVB Đống Đa vẫn chưa có chiến lược đa dạng khách hàng. Qua việc phân tích ở chương 2 ta thấy, chi nhánh mới chỉ chú trọng đến các doanh nghiệp Nhà nước và các khách hàng truyền thống đã có quan

hệ lâu đời, các tổ chức kinh tế vừa và nhỏ và cá nhân làm ăn hiệu quả tuy đã được quan tâm nhưng chưa thực sự hiệu quả. Các món vay cho khu vực ngoài quốc doanh còn ít và quy mô nhỏ do Ngân hàng lo sợ những rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh với thành phần kinh tế này. Đây là một điều đáng tiếc vì trong thời đại kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, số lượng và quy mô các doanh nghiệp tư nhân ngày càng tăng lên. Điều đó cho thấy khu vực ngoài quốc doanh này cũng đang có tiềm lực và nhu cầu về vốn rất lớn. Hơn nữa, từ sau khi bước vào giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường và đặc biệt là sau khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Nhà nước rất khuyến khích các ngân hàng cho vay công bằng đối với các thành phần kinh tế nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cùng phát triển. Vì vậy, nếu Ngân hàng mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ vừa có tác dụng tốt với nền kinh tế và vừa giúp Ngân hàng tăng thêm thị phần, tăng thêm thu nhập, cũng như thực hiện đúng chủ trương hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng mà Nhà nước đề ra.

Thứ ba: Xét về tỷ lệ giữa doanh số cho vay ra so với mức huy động được thì doanh số cho vay hiện nay của chi nhánh đang gấp khoảng bốn lần so với mức huy động. Đây là một trong những điểm yếu cần khắc phục trước tiên của IVB Đống Đa bởi lẽ một ngân hàng muốn tăng trưởng tín dụng nhất thiết phải có nguồn vốn huy động dồi dào và sẵn có. Nếu cứ duy trì việc mua nguồn vốn từ Hội sở chính với giá cao như hiện tại thì phần lợi nhuận chi nhánh thu được chỉ còn rất ít ỏi và do đó, lợi nhuận thu được cũng vô cùng thấp. Mặt khác, chi nhánh cũng không thể chủ động trong việc phát triển tín dụng một khi đang ở thế bị động về nguồn vốn. Một vấn đề nữa là nguồn vốn phụ thuộc cũng phát sinh rất nhiều các rủi ro như: lãi suất điều chuyển nội bộ tăng cao hơn so với lãi suất cho vay, hoặc nguồn vốn điều chuyển không đủ để giải ngân cho khách hàng khi cần thiết ... Những rủi ro này khi phát sinh sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy của nó tới các hoạt động khác của ngân hàng như: thanh toán quốc tế, ngân quỹ ... Chính vì vậy, việc thay đổi chính sách huy động vốn và đưa ra nhiều biện pháp thu hút tiền gửi trong dân cư đang là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với IVB Đống Đa.

Thứ tƣ: Các cán bộ tín dụng còn chưa được chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới cũng như chưa đưa ra được các gói sản phẩm, dịch vụ mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của Ngân hàng. Bên cạnh đó, trình độ của các cán bộ chuyên môn cũng còn nhiều bất cập. Mặc dù đội ngũ cán bộ của phòng Tín dụng được đánh giá là chuyên nghiệp, hăng hái học hỏi nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tế, không lường trước được hết những rủi ro trong kinh doanh của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, số lượng chi nhánh các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước đều tăng lên rất nhiều, đi kèm với đó là một lực lượng cán bộ nhân viên giỏi, được tuyển chọn từ các nước phát triển sang Việt Nam để mở rộng thị trường. Các cán bộ này không những có trình độ chuyên môn cao mà còn dày dặn kinh nghiệm. Do đó, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng, yêu cầu về đào tạo và nâng cao năng lực bản thân của mỗi cán bộ công nhân viên cũng là một vấn đề rất cấp thiết. Ngoài ra, chi nhánh cũng còn thiếu cán bộ được đào tạo theo chuyên ngành chuyên môn kĩ thuật để thẩm định tính khả thi hiệu quả của các dự án cho vay. Lấy ví dụ, khi cần thẩm định các dự án trong các lĩnh vực về công nghiệp nặng như: Sản xuất thép, xi măng, xây lắp nhà máy thủy điện, dây chuyền thủy hải sản, khai thác quặng, than, ... chi nhánh lại phải nhờ các chuyên gia ở chi nhánh khác hoặc trong Hội sở ra thẩm định. Điều này cũng gây ra một số khó khăn và làm chậm lại quá trình thẩm định của chi nhánh. Một điểm yếu khác về năng lực cán bộ của chi nhánh Đống Đa so với các chi nhánh khác trong IVB đó là: Khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh vẫn còn chưa được thực hiện đúng mức, cán bộ làm công tác thanh tra còn thiếu về số lượng, kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn.

Thứ năm: IVB Đống Đa vẫn chưa có một cơ chế động viên, khuyến khích cán bộ tín dụng, chưa có một cơ chế trách nhiệm rõ ràng. Định mức giao cho một cán bộ tín dụng, ví dụ một tháng cho vay được ba tỷ đồng, nếu cho vay được đến mười tỷ đồng cũng không được khen thưởng gì, nhưng nếu có phát sinh nợ quá hạn

món vay mười tỷ sẽ lớn hơn nhiều so với món vay ba tỷ. Cơ chế thưởng phạt chưa rõ ràng đã làm giảm động lực làm việc cho cán bộ tín dụng.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế.

Những hạn chế trên đây về chất lượng tín dụng của IVB Đống Đa do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra.

Thứ nhất, những nguyên nhân từ phía Ngân hàng:

Một là, xét về chính sách tín dụng: Sau các vụ án kinh tế lớn trong nước như vụ án Tamexco (là một trong năm vụ án lớn nhất nước được xét xử năm 1997, với 4 người bị tử hình, tổng số tiền liên quan đến vụ án khoảng 40 triệu đô la Mỹ, tài sản liên quan đến đất hàng trăm héc ta giá trị tới hàng ngàn tỷ đồng), vụ án Minh Phụng - Epco (xét xử năm 2000, có 2 người bị tử hình và là vụ án giữ kỷ lục

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TNHH Indovina Chi nhánh Đống Đa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)