Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TNHH Indovina Chi nhánh Đống Đa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81)

Để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng, ta cần xem xét chính xác về nợ quá hạn, tình hình diễn biến nợ quá hạn từ năm 2010 đến năm 2012 được phản ánh trên bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn

Đơn vị: Triệu đồng

Tỷ lệ nợ quá hạn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

- Theo kỳ hạn

Ngắn hạn 21.256 100 10.972 100 5.550 100

Trung, dài hạn 0 0 0 0 0 0

- Theo thành phần kinh tế

Kinh tế quốc doanh 21.076 99,1 10.972 100 5.451 98,2

Kinh tế ngoài quốc doanh 180 0,9 0 0 99 1,8

- Theo tiền tệ

Việt Nam đồng 180 0,9 0 0 99 1,8

Ngoại tệ quy đổi 21.076 99,1 10.972 100 5.451 98,2

Tổng 21.256 100 10.972 100 5.550 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TNHH Indovina - CN Đống Đa qua các năm).

Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng IVB Đống Đa đã thành công trong việc đảm bảo an toàn đối với các khoản vay trong điều kiện nền kinh tế gặp

nhiều khó khăn. Trong khi tổng dư nợ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân năm 2011 và 2012 tăng so với năm 2010 thì tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm. Có được điều này là do trong những năm vừa qua IVB Đống Đa đã tích cực giám sát các khoản vay và thu nợ đầy đủ, đúng tiến độ, sát sao giải quyết trong công tác thu hồi nợ quá hạn khó đòi còn tồn đọng, trình cấp trên xét duyệt xử lý. Tuy nhiên kết quả nợ quá hạn vẫn còn nhiều điều đáng bàn như sau:

Thứ nhất, xét theo cơ cấu nhóm nợ, toàn bộ nợ quá hạn trong ba năm gần đây của chi nhánh đều nằm trong nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn - các khoản nợ trong hạn hoặc nợ quá hạn dưới 10 ngày) và nhóm 2 (nợ cần chú ý - các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ ban đầu);

chưa có khoản nào được xếp vào nợ xấu (gồm: nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5) theo quy định về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước. Tuy đây là một điểm mạnh so với tình hình nợ xấu ngày càng gia tăng ở các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố Hà Nội nhưng chi nhánh cũng cần phải đặc biệt chú ý tới các khoản nợ quá hạn này nhằm thu hồi được nợ, tránh tình trạng phải tiếp tục cơ cấu hoặc chuyển nhóm về sau.

Thứ hai, nếu xét tỷ lệ nợ quá hạn theo kỳ hạn, cơ cấu nợ quá hạn phần lớn rơi vào nợ ngắn hạn. Sở dĩ như vậy là do ở IVB Đống Đa, dư nợ chủ yếu tập trung ở ngắn hạn nên nợ quá hạn ngắn hạn là chủ yếu, dư nợ trung dài hạn ít nên hầu như không có nợ quá hạn trung dài hạn. Mặt khác trước đây khi cho vay theo nghị định 284 thì gốc quá hạn không kéo theo lãi quá hạn, từ khi cho vay theo nghị định 1627 thì gốc quá hạn sẽ kéo theo lãi cũng là quá hạn làm cho nợ quá hạn ngắn hạn nhiều lên. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cho vay một số khách hàng theo phương thức L/C trả chậm, khi đã thu được tiền về nhưng khách hàng vẫn chưa trả cho Ngân hàng thì điều này cũng làm tăng nợ quá hạn ngắn hạn.

Thứ ba, nếu xét tỷ lệ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế, ta thấy những khoản cho vay ngoài quốc doanh có độ an toàn cao hơn khi cho vay quốc doanh. Điều này là do: Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, thông thường đó là các khách hàng truyền thống của IVB Đống Đa (được giới thiệu từ Ngân hàng Công thương Việt

Nam từ những ngày IVB thành lập), đã có mối quan hệ với ngân hàng từ lâu. Chính vì thế nên IVB Đống Đa thường áp dụng các chính sách ưu đãi với các khách hàng này. Do vậy, đôi khi dẫn tới tình trạng Ngân hàng quá tin tưởng vào doanh nghiệp, chưa quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp này, chưa kiểm duyệt chặt chẽ phương án kinh doanh khi cho vay. Vì vậy có một số ít doanh nghiệp đã không thực hiện được phương án kinh doanh hiệu quả dẫn đến thua lỗ, chậm trả nợ hoặc mất khả năng trả nợ Ngân hàng. Còn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thông thường khi cho vay đều có tài sản thế chấp hoặc ngân hàng kiểm soát chặt chẽ các khoản vay đối với các đối tượng này. Vì vậy, tình trạng nợ quá hạn hầu như không xảy ra đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Tóm lại, chỉ tiêu nợ quá hạn của IVB Đống Đa trong những năm qua là tương đối đạt yêu cầu so với chỉ tiêu của toàn hệ thống IVB. Song xét về cơ cấu ta thấy nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào cho vay các doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Đây là vấn đề mà Ngân hàng cần xem xét để nâng cao hiệu quả cho vay và phù hợp với chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế tư nhân theo chỉ đạo của Nhà nước trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TNHH Indovina Chi nhánh Đống Đa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)