Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của viên nén bào chế

Một phần của tài liệu Triển khai quy trình bào chế và nghiên cứu độ ổn định viên nén aciclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa (Trang 33)

2.3.3.1. Định lượng

 Phương pháp đo quang (áp dụng cho thử đồng đều hàm lượng và định lượng các mẫu viên khảo sát): Cân khối lượng 20 viên, tính khối lượng trung bình và nghiền thành bột mịn. Cân chính xác một lượng bột viên tương ứng khoảng 0,1g Aciclovir cho vào cốc có mỏ. Các bước tiếp theo tiến hành tương tự định lượng ACV trong mẫu bột kép được trình bày ở mục 2.3.2.1.

 Thiết bị: Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao HP 1260 ALIGENT.  Điều kiện sắc ký:

Cột sắc ký: Cột Eclipse XDB - C18, kích thước cột 4,6 × 150 mm, đường kính hạt nhồi 5 µm; bảo vệ cột Eclipse XDB – C18 (4,6 × 12,5 mm, 5 µm).

Pha động: Hỗn hợp dung dịch acid acetic 0,02M: methanol theo tỷ lệ 97:3 (tt/tt).

Tốc độ dòng: 1 ml/phút.

Thể tích tiêm mẫu 20 µL.

Detector UV bước sóng 252 nm.

 Mẫu chuẩn và mẫu thử chuẩn bị tương tự như ở phương pháp đo quang.

2.3.3.2. Đánh giá khả năng giải phóng ACV từ viên bào chế

Độ hòa tan của viên ACV bào chế được tiến hành trong các điều kiện sau: - Thiết bị cánh khuấy, tốc độ khuấy 50 ± 1 vòng/phút.

- Môi trường hoà tan: 900ml dung dịch acid hydrocloric (HCl) 0,1M. - Nhiệt độ môi trường hoà tan: 37 ± 0,5oC.

- Thời gian thử nghiệm: 8 giờ.

- Lấy mẫu vào các thời điểm 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng với thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ.

- Định lượng: Đo mật độ quang của dung dịch ở bước sóng 254 nm, so sánh với mẫu ACV chuẩn có nồng độ 10g/ml.

Cách tính kết quả: Nồng độ ACV chưa hiệu chỉnh ở lần hút thứ t (t = 1, 2, 3, 4, 5) được tính theo công thức:

Cto = Dto × C0 Do × α

Trong đó: Dto: Độ hấp thụ quang của dung dịch thử Co: Nồng độ dung dịch chuẩn (g/ml) Do: Độ hấp thụ quang của dung dịch chuẩn

 : Độ pha loãng

Lượng ACV hút ra ở lần hút thứ t là:

mt = Vo × Cto

Nồng độ ACV sau khi hiệu chỉnh ở lần hút thứ t được tính theo công thức: Ct = Cto + 1

V × ∑t−1i=0mi (với i=0, m0 = 0 g/ml) Trong đó: Ct: Nồng độ ACV hiệu chỉnh ở lần hút thứ t (g/ml)

Cto: Nồng độ ACV chưa hiệu chỉnh ở lần hút thứ t (g/ml) mi: Lượng ACV hút ra ở lần hút thứ i (g)

Vo: Thể tích dịch hoà tan đã hút (Vo = 10 ml) V: Thể tích môi trường hoà tan (V = 900 ml) % ACV giải phóng tại thời điểm t được tính theo công thức sau:

C % = Ct ×900

1000 ×m × 100

Trong đó: Ct: Nồng độ ACV hiệu chỉnh ở lần hút thứ t (µg/ml). m: Hàm lượng ACV trong viên bào chế (mg).

2.3.3.3. Đánh giá khả năng KDSH

 Đánh giá khả năng KDSH in - vitro

- Thiết bị dùng để xác định lực KDSH được mô tả trong hình 2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đánh giá lực KDSH: Gắn cố định niêm mạc dạ dày thỏ lên giá, làm ướt bề mặt niêm mạc bằng một thể tích chính xác 0,1ml dung dịch HCl 0,1M sau đó đặt viên thuốc lên niêm mạc. Điều chỉnh cân thăng bằng. Tác động lên viên thuốc một lực 200g trong 1 phút. Cho nước trên buret nhỏ xuống cốc nhựa với tốc độ 3ml/phút đến khi viên thuốc bị tách ra khỏi bề mặt niêm mạc dưới tác động của trọng lượng nước. Ghi lại khối lượng nước để xác định lực KDSH của viên thuốc. Lực KDSH tính cho 1cm2 diện tích bề mặt viên được tính theo công thức:

F (N/cm2) = 0,00981 × m S Trong đó: F: Lực kết dính sinh học (N/cm2)

m: Khối lượng nước trong cốc (g)

Hình 2: Thiết bị đánh giá lực kết dính sinh học chế tạo từ cân Roberval

 Đánh giá khả năng KDSH in – vivo

Chó được lựa chọn và nuôi dưỡng như trình bày ở mục 2.1.3.

Tiến hành: Chó được giữ cố định và cho uống 2 viên thuốc nguyên vẹn với 100 ml nước trong tình trạng nhịn đói qua đêm và không gây mê. Tiến hành chụp X-quang sau các khoảng thời gian cách nhau 1 giờ tính từ thời điểm uống thuốc đến khi không còn nhận biết rõ hình ảnh viên thuốc trên phim chụp X-quang để xác định viên thuốc có nằm trong dạ dày hay không.

2.3.3.4. Đánh giá khả năng trương nở

Cân xác định khối lượng viên thuốc (W0), sau đó cho viên thuốc vào giỏ làm bằng thép không gỉ có kích thước mắt lưới 381m và cân xác định khối lượng ban đầu (W). Sau đó giỏ thuốc được nhúng vào trong 100 ml nước cất ở nhiệt độ 25 ± 3oC. Sau từng khoảng thời gian nhất định giỏ thuốc được lấy ra, dùng giấy lọc thấm hết phần nước thừa trên bề mặt và cân xác định khối lượng (Wm).

Khối lượng viên sau khi trương nở: Wt = Wm - W

Mức độ trương nở của viên thuốc được xác định theo công thức: S = Wt− W0

W0 × 100

Trong đó: S (%): Mức độ trương nở của viên thuốc.

Wt (g): Khối lượng của viên thuốc sau khi trương nở. W0 (g): Khối lượng ban đầu của viên thuốc.

2.3.3.5. Đánh giá khả năng nổi in - vitro

Đánh giá khả năng nổi in-vitro cùng với quá trình thử giải phóng được trình bày ở mục 2.3.3.2. Thời gian từ khi thả viên đến khi viên thuốc bắt đầu nổi lên trên bề mặt môi trường được tính là thời gian tiềm tàng (tlag). Tổng thời gian viên thuốc nổi trên bề mặt môi trường là thời gian nổi (tnổi).

2.3.3.6. Các phương pháp đánh giá khác - Lực gây vỡ viên.

- Độ đồng đều khối lượng, độ đồng đều hàm lượng... được thực hiện theo chuyên luận viên nén của DĐVN IV, phụ lục 1.20.

Một phần của tài liệu Triển khai quy trình bào chế và nghiên cứu độ ổn định viên nén aciclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa (Trang 33)