Thuốc được bảo quản trong lọ chất dẻo HDPE

Một phần của tài liệu Triển khai quy trình bào chế và nghiên cứu độ ổn định viên nén aciclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa (Trang 54)

3.3.1.1.Hình thức

 Ở điều kiện thực: Sau 1 thời gian bảo quản, màu sắc của viên nén vẫn được đảm bảo (màu trắng). Hình dáng viên vẫn giữ nguyên.

 Ở điều kiện lão hóa cấp tốc: Viên chuyển dần sang màu vàng. Nguyên nhân có thể do ở nhiệt độ 400C, một số tá dược trong viên bị biến màu như lactose, carbopol.

3.3.1.2.Theo dõi hàm lượng

Kết quả theo dõi hàm lượng viên nén aciclovir được trình bày ở các bảng 28 và 29.

Bảng 28: % ACV còn lại của các viên nén bảo quản ở điều kiện thực

Thời gian (tháng) Lô 1 Lô 2 Lô 3

0 102,25 101,12 100,22

1 101,20 100,97 101,36

2 100,40 100,98 101,98

Bảng 29: % ACV còn lại của các viên nén bảo quản ở điều kiện lão hóa cấp tốc

Thời gian (tháng) Lô 1 Lô 2 Lô 3

0 102,55 101,42 100,22

1 102,72 101,51 101,15

2 101,80 100,51 101,69

Nhận xét: Kết quả định lượng mẫu viên cho thấy có sự thay đổi không đáng kể sau 2 tháng theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc.

3.3.1.3.Theo dõi độ hòa tan

Bảng 30: Độ hòa tan của viên nén ACV bảo quản ở điều kiện thực

Thời gian (tháng)

% ACV giải phóng

1 giờ 2 giờ 4 giờ 6 giờ 8 giờ

0 17,18 ± 0,29 30,74 ± 1,19 51,38 ± 0,79 70,66 ± 2,15 88,86 ± 1,42 17,11 ± 0,28 31,11 ± 1,13 51,84 ± 1,07 70,70 ± 0,36 89,34 ± 1,15 17,59 ± 0,58 31,99 ± 1,46 52,62 ± 1,58 70,57 ± 0,95 89,45 ± 2,02 1 17,27 ± 0,39 30,42 ± 1,33 51,68 ± 1,39 70,53 ± 1,94 87,97 ± 1,61 17,40 ± 0,24 30,58 ± 1,27 52,47 ± 1,65 70,38 ± 1,76 88,52 ± 1,92 17,00 ± 0,15 30,03 ± 0,51 52,52 ± 0,73 69,36 ± 1,35 88,06 ± 1,80 2 17,28 ± 0,25 30,24 ± 0,85 52,12 ± 1,88 70,65 ± 1,28 88,28 ± 1,39 17,58 ± 0,47 30,48 ± 0,63 52,25 ± 1,40 70,57 ± 1,51 88,68 ± 1,93 16,87 ± 0,43 29,91 ± 1,55 50,13 ± 0,95 68,70 ± 0,97 86,26 ± 1,18

Bảng 31: Độ hòa tan của viên nén ACV bảo quản ở điều kiện lão hóa cấp tốc

Thời gian (tháng)

% ACV giải phóng

1 giờ 2 giờ 4 giờ 6 giờ 8 giờ

0 17,18 ± 0,29 30,74 ± 1,19 51,38 ± 0,79 70,66 ± 2,15 88,86 ± 1,42 17,11 ± 0,28 31,11 ± 1,13 51,84 ± 1,07 70,70 ± 0,36 89,34 ± 1,15 17,59 ± 0,58 31,99 ± 1,46 52,62 ± 1,58 70,57 ± 0,95 89,45 ± 2,02 1 16,39 ± 0,50 30,33 ± 0,82 46,84 ± 1,97 66,66 ± 1,22 84,12 ± 2,15 16,50 ± 0,40 29,50 ± 1,08 47,65 ± 2,12 65,56 ± 2,00 84,80 ± 2,25 16,81 ± 0,25 29,52 ± 1,43 48,12 ± 1,28 65,46 ± 1,74 84,86 ± 0,41 2 16,69 ± 0,25 29,07 ± 0,63 45,48 ± 0,95 62,69 ± 2,46 80,56 ± 1,66 16,74 ± 0,45 28,69 ± 0,83 46,95 ± 0.92 63,58 ± 1,28 80,37 ± 1,77 16,94 ± 0,43 28,71 ± 1,05 47,38 ± 1,21 63,01 ± 2,38 81,19 ± 1,28

Nhận xét: Hàm lượng ACV giải phóng qua các giờ sau 2 tháng ở điều kiện thường thay đổi không đáng kể, ở điều kiện lão hóa có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân:

 Ở những giờ đầu, chủ yếu lượng ACV giải phóng từ phần ngoài của viên. Do đã hút ẩm và trở nên nhớt nên các polyme trong viên trở thành hàng rào ngăn cản thấm môi trường vào viên, kéo theo đó là ngăn cản quá trình phản ứng giữa HCl và NaHCO3 tạo các kênh giúp môi trường dễ thấm vào viên hơn thông qua giải phóng CO2. Tuy nhiên, thời gian tiềm tàng tăng đồng nghĩa với việc viên sẽ nằm ở phần dưới cốc thử hòa tan là nơi có trạng thái dao động mạnh do tác động của cánh khuấy. Kết quả là quá trình khuếch

tán dược chất ra khỏi viên diễn ra nhanh hơn. Những điều này làm cho lượng ACV giải phóng không chênh lệch nhiều giữa các tháng.

 Ở các giờ sau, hàm lượng ACV giải phóng qua các giờ giảm dần theo các tháng. Nguyên nhân là do bao bì lọ nhựa HDPE không phải là dạng bao bì chống ẩm hoàn toàn và nắp đậy của lọ không được hàn kín do không có thiết bị thích hợp, được bảo quản trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao. Trong khi viên nghiên cứu có chứa lượng lớn 1 polyme hút ẩm rất mạnh là Carbopol (chiếm 10,16% khối lượng viên). Ở nhiệt độ 25oC và độ ẩm 50% carpobol có thể hút ẩm lên tới 8 – 10% [18], khi tiếp xúc với ẩm từ môi trường sẽ tạo thành mạng lưới liên kết chặt chẽ bao quanh dược chất và làm chậm quá trình thấm vào của môi trường hòa tan, đồng thời cũng kìm hãm khả năng tạo kênh của CO2 giải phóng do phản ứng của NaHCO3 và HCl. Những yếu tố trên làm cản trở quá trình giải phóng ACV ra môi trường, và sự cản trở tăng lên khi càng đi vào phần giữa viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1.4.Các chỉ tiêu khác

Các chỉ tiêu thời gian tiềm tàng, lực KDSH, khả năng trương nở được trình bày ở bảng 32 và 33.

Bảng 32: Thời gian tiềm tàng, lực KDSH, khả năng trương nở của viên nén ACV bảo quản ở điều kiện thực

Thời gian theo dõi

Thời gian tiềm tàng

(phút) Lực KDSH (N/cm2) Khả năng trương nở sau 60 phút (%) Tháng 0 6,16 ± 0,41 0,41 ± 0,023 109,27 ± 3,03 Tháng 1 7,67 ± 0,82 – 111,37 ± 3,84 Tháng 2 8,17 ± 0,75 – 114,98 ± 4,35

Bảng 33: Thời gian tiềm tàng, lực KDSH, khả năng trương nở của viên nén ACV theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc

Thời gian theo dõi

Thời gian tiềm tàng

(phút) Lực KDSH (N/cm2) Khả năng trương nở sau 60 phút (%) Tháng 0 6,16 ± 0,41 0,41 ± 0,023 109,27 ± 3,03 Tháng 1 35,83 ± 2,32 – 109,79 ± 3,93 Tháng 2 53,17 ± 2,93 – 112,82 ± 4,57

Do điều kiện kinh phí không cho phép, chúng tôi chỉ có thể tiến hành đánh giá lực KDSH của viên tại thời điểm ban đầu của viên khi đóng lọ. Các tháng không được tiến hành đánh giá lực KDSH được thể hiện bằng dấu (–).

Nhận xét: Khả năng trương nở của viên có sự biến động giữa các tháng nhưng rất nhỏ. Thời gian tiềm tàng tăng lên qua các tháng theo dõi. Nguyên nhân được giải thích cùng với phần nhận xét dõi độ hòa tan của viên ở mục 3.3.1.3. Thời gian tiềm tàng của các viên bảo quản trong điều kiện lão hóa cấp tốc tăng rất cao qua các tháng bảo quản do được bảo quản trong điều kiện độ ẩm 75% và nhiệt độ 40oC cao hơn ở điều kiện thực. 3.3.1.5. Bàn luận

Kết quả theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc cho thấy viên không đạt 1 số chỉ tiêu chất lượng (hình thức và độ hòa tan). Do đó, nếu sử dụng bao bì lọ nhựa, điều kiện bảo quản sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn. Đây là một hạn chế của bao bì lọ nhựa.

Thực tế cho thấy, dạng bao bì lọ thường dùng để bảo quản số lượng viên lớn. Với bao bì lọ, mỗi lần sử dụng sẽ mở nắp lọ, đồng thời sau khi sử dụng, nắp lọ sẽ không được kín như ban đầu. Đây chính là nhược điểm của bao bì lọ ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của viên do viên nghiên cứu chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi độ ẩm.

So sánh với bao bì vỉ nhôm (được trình bày ở phần dưới), chúng tôi nhận thấy bảo quản viên trong vỉ nhôm có ưu điểm vượt trội hơn so với lọ nhựa do được coi là bao bì không có khả năng hút ẩm nên khắc phục được nhược điểm hút ẩm rất mạnh của viên, từ đó đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng viên ít bị thay đổi hơn. Do đó, chúng tôi chọn bao bì vỉ nhôm để tiếp tục tiến hành đánh giá độ ổn định.

Một phần của tài liệu Triển khai quy trình bào chế và nghiên cứu độ ổn định viên nén aciclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa (Trang 54)