Đánh giá khả năng kết dính sinh học in-vivo trên chó

Một phần của tài liệu Triển khai quy trình bào chế và nghiên cứu độ ổn định viên nén aciclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa (Trang 52)

 Khảo sát phương pháp trên 1 chó. Quá trình tiến hành được trình bày ở phần đánh giá khả năng KDSH in – vivo trong mục 2.3.3.3.

Kết quả hình ảnh chụp X-quang được thể hiện ở hình 4.

Hình 4: Hình ảnh chụp X-quang trên chó sau khi uống thuốc ở các thời điểm khác nhau

Nhận xét: Nghiên cứu của ThS. Nguyễn Hồng Trang [9] đã sử dụng phương pháp nội soi để đánh giá khả năng kết dính của viên nén ACV KDSH trên người tình nguyện. Phương pháp này có nhược điểm là tiến hành phức tạp, kinh phí lớn, không tiến hành được trên chó do ống nội soi quá lớn, khi nội soi sẽ chèn vào đường hô hấp, khiến chó tắt thở [9], gây khó chịu khi nội soi. Phương pháp chụp X-quang đã khắc phục được nhược điểm kể trên, đồng thời cho kết quả đáng tin cậy. Cụ thể như sau:

 Từ hình ảnh chụp X-quang, nhận thấy sau 3 giờ viên vẫn được lưu tại dạ dày. Hình ảnh chụp giờ thứ 2 và 3 cho thấy viên nằm tại cùng 1 vị trí trong dạ dày, điều này chứng minh cho khả năng kết dính và lưu giữ thuốc tại dạ dày của mẫu viên nghiên cứu.

Các giờ chụp sau cho hình ảnh viên có kích thước lớn và mờ hơn hình ảnh của giờ trước. Nguyên nhân là do viên thấm môi trường và trương nở, làm cho mật độ BaSO4 trong viên thưa hơn, dẫn tới khả năng cản quang kém hơn. Đến giờ thứ 3 hình ảnh viên mờ, do đó ngừng tiến hành chụp X-quang ở đây. Tại thời điểm ngừng chụp X-quang, viên vẫn còn nằm tại dạ dày mà chưa bị tháo rỗng xuống ruột non.

Kết luận: Hình ảnh chụp X-quang đã khẳng định cho lý thuyết KDSH tại dạ dày của viên nghiên cứu, đồng thời cung cấp 1 phương pháp để đánh giá khả năng kết dính in-vivo của các dạng viên nén KDSH.

Một phần của tài liệu Triển khai quy trình bào chế và nghiên cứu độ ổn định viên nén aciclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa (Trang 52)