Sự kháng thuốc của tế bào ungthư [21]

Một phần của tài liệu Tổng quan thuốc thảo dược hỗ trợ điều trị ung thư phần 2 (Trang 38)

B. THUỐC CHỮA UNGTHƯ

3.1.2. Sự kháng thuốc của tế bào ungthư [21]

Các tế bào UT có thể kháng lại thuốc chữa UT cũng như vi khuẩn kháng lại các thuốc kháng sinh, sát khuẩn. Sự kháng này theo cơ chế sau:

− Làm giảm sự thâm nhâp của thuốc vào các tổ chức UT.

− Làm giảm sự tích lũy của thuốc do tăng thải trừ thuốc khỏi tế bào ung thư. − Làm giảm hoạt tính của thuốc do làm biến đổi các phân tử thuốc.

− Làm biến đổi các protein mục tiêu và các yếu tố cần thiết để làm giảm tác dụng của thuốc lên tế bào ung thư.

− Làm tăng tổng hợp protein để vẫn đảm bảo cho việc phân chia tế bào mặc dù bị thuốc tác dụng.

− Sự đột biến của tế bào ung thư.

Sự kháng thuốc có thể đặc hiệu do một loại thuốc nhất định nhưng các tế bào ung thư cũng có hiện tượng kháng thuốc chéo. Hiện tượng này gọi là kháng đa thuốc ví dụ như: Một dòng tế bào ung thư đã kháng alkaloid dừa cạn thì cũng kháng cả anthracyclin.

3.1.3. Thuốc phối hợp để làm giảm độc tính của thuốc chữa ung thư

Độc tính của các thuốc chữa UT [13], [20], [49].

Các thuốc chữa ung thư có tác dụng ngăn cản sự phân chia tế bào ung thư, nhưng đồng thời cũng gây độc tế bào lành. Đặc biệt là tác hại trên tuỷ xương, trên các tế bào sinh sản, trên các niêm mạc, da, sự phát triển của da, bào thai, trên khả năng miễn dịch.

Độc tính của thuốc chữa ung thư giảm khi dùng tại chỗ đối với các dạng UT ở bên ngoài. Để giảm độc, người ta đưa thuốc vào trong các liposom hoặc các chất mang, thuốc sẽ tập trung nhiều vào các TBUT, còn các tế bào khác liều thuốc giảm nên độc tính sẽ giảm. Một số thuốc bản thân nó không tác dụng chữa UT, nhưng khi phối hợp

với thuốc chữa ung thư nó sẽ làm tăng tác dụng chữa UT và làm giảm tác dụng độc thuốc chữa ung thư.

Nguyên tắc điều trị hóa chất trong ung thư [13], [20], [49].

− Chỉ được chỉ định dùng hoá chất khi chẩn đoán ung thư xác định bằng giải phẫu bệnh.

− Thuốc chữa phải lựa chọn có tỷ lệ % đáp ứng hợp lý có tác dụng điều trị hỗ trợ cho phẫu thuật hoặc xạ trị.

− Không nên dùng hoá chất nếu không có điều kiện chăm sóc hỗ trợ đầy đủ và không có sự hợp tác từ phía bên bệnh nhân.

− Phối hợp các thuốc điều trị ung thư với nhau tác dụng tốt hơn dùng đơn hoá chất.

− Có nhiều dòng tế bào ung thư chỉ nhạy cảm với một loại thuốc, do đó cần kết hợp nhiều thuốc chữa ung thư với nhau.

− Các thuốc phối hợp để làm giảm độc tính: Calcifolinat, uromilexan.

Chú ý khi phối hợp thuốc:

Nên phối hợp thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau trên tế bào ung thư

− Không phối hợp thuốc có độc tính giống nhau, sẽ làm độc tính nặng thêm. − Liều dùng phối hợp, mỗi thuốc nên thấp hơn liều dùng một thuốc riêng lẻ. − Phối hợp thuốc để làm giảm tính kháng thuốc, tăng tác dụng điều trị và giảm độc tính của thuốc.

− Dựa vào cơ chế gây độc và mức độ gây độc của từng loại thuốc để có thể phối hợp thuốc cho thích hợp. Ví dụ khi dùng Methotrexat liều cao cần dùng acid folic có tác dụng đối kháng để làm giảm độc tính.

Liều dùng: Liều dùng và cách dùng thuốc phải tuỳ thuộc vào từng loại ung thư và dược động học, dược lực học của mỗi thuốc. Dùng liều cao thời kì đầu thường tác dụng tốt hơn, không được tự hạ thấp liều hay hoãn thời gian quy định (trừ khi tình trạng bệnh nhân không cho phép, bạch cầu hạ thấp …)

Đường dùng thuốc:

− Đường uống: Thông dụng và an toàn nhất.

− Tiêm tĩnh mạch: Áp dụng khi dùng đường uống không hiệu quả, hoặc muốn có tác dụng nhanh.

− Tiêm vào não tuỷ: Nếu cần thuốc tập trung ở tổ chức não, mà bản thân thuốc không qua được hàng rào máu não.

− Tiêm thẳng vào khối u, đưa thuốc vào nơi cần có tác dụng.

Một phần của tài liệu Tổng quan thuốc thảo dược hỗ trợ điều trị ung thư phần 2 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)