0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

THUỐC TÂN DƯỢC

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN THUỐC THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHẦN 2 (Trang 35 -35 )

B. THUỐC CHỮA UNGTHƯ

3.1. THUỐC TÂN DƯỢC

3.1.1. Thuốc điều trị ung thư

Phân loại và cơ chế tác dụng [7], [13], [20], [19]. Hiện nay có khoảng 200 loại thuốc chống ung thư được sử dụng trên lâm sàng.

Căn cứ vào hình thái tác động có thể chia ra các loại [21]:

Nhóm alkyl hoá

Cơ chế tác dụng: Là những thuốc tổng hợp tác dụng lên pha G1 và M trong chu kì phân bào nhờ quá trình gắn với đôi base nito của AND, tạo liên kết chéo giữa hai sợi của AND làm AND không mở xoắn để sao chép nhân đôi được. Các thuốc này alkyl hóa cả các phân tử ARN, cả các protein ở ribozom, nên làm rối loạn chức năng của các màng khác nhau ở trong tế bào.

Các thuốc :

− Dẫn xuất dicloethylamin: Gồm Cyclophosphamid, Bendamustin, Clorambucil, Melphalan…

− Dẫn xuất ethylenimin: Triaziquon, Imiphos, Thiophosphamid… − Dẫn xuất nitrozoure: Belustin, Carmustin, Streptozocin…

− Dẫn xuất Platin (3 thế hệ ): Cisplatin, Carboplatin (ít độc hơn cisplatin thế hệ 1 trên thần kinh, thận, trung tâm nôn, nhưng độc hơn trên tủy xương), Ormapaltin (có hoạt tính với UT đã kháng với platin thế hệ 1, thế hệ 2, ít độc hơn trên thận và có thể dùng đường uống ).

Nhóm thuốc chống chuyển hoá:

Cơ chế tác dụng: Có cấu trúc tương tự chất chuyển hoá (là chất cần thiết cho sự tạo thành acid nucleic như acid folic, purin, pyrimidin) nên cạnh trạnh với chất chuyển hoá, ngăn chặn việc tạo thành acid nucleic.

Các thuốc: 5-fluouracil, Mercaptopurin, Methotrexat…

Nhóm thuốc chống phân chia tế bào:

Cơ chế tác dụng: Có tác dụng ngăn cản gián phân ở kì giữa và ức chế tổng hợp ARN vận chuyển do acetyl hóa ARN này .

Các thuốc: Alcaloid dừa cạn như Vincristin, Vinblastin hoặc Pedophyllin, etoposid…

Nhóm kháng sinh chống UT (kháng u ):

Cơ chế tác dụng: Xen vào giữa AND hoặc làm đứt gãy AND, ngăn cản sự tổng hợp sinh học trong tế bào.

Các thuốc: Anthracyclin, Mytomycin, Actinomycin…

Các thuốc taxan:

Cơ chế tác dụng: Làm đông cứng các vi quản nội bào, ức chế phân rẽ mạng lưới vi ống, do đó ức chế sự gián phân tế bào. Không có tác dụng ức chế sự tổng hợp AND, ARN hoặc protein của tế bào.

Các thuốc: Taxol, Taxotere, Paclitaxel…

Các enzyme (men):

Cơ chế tác dụng: Phân huỷ các acid amin, do vậy tế bào không có nguyên liệu để tổng hợp AND và ARN, nên tế bào không phân chia và phát triển được.

Các thuốc: L-Asparaginase sẽ phân hủy L-asparagin, làm hạn chế sự xâm nhập asparagin vào tế bào ung thư để tạo thành AND và ARN.

Các hormone ( nội tiết tố) và kháng hormone ( kháng nội tiết)

Cơ chế tác dụng: Rối loạn nội tiết tố có thể gây ung thư như. − Nội tiết tố nam androgen tăng cao có thể gây UT tiền liệt tuyến. − Nội tiết tố nữ estrogen tăng cao có thể gây UT vú.

− Sử dụng nội tiết tố và kháng nội tiết để cân bằng hàm lượng nội tiết trong cơ thể, có tác dụng điều trị UT.

− Ngoài ra một số UT không liên quan đến nội tiết tố, nhưng sử dụng nội tiết tố vẫn có hiệu quả, ví dụ như: Ung thư bạch cầu dùng cortico-steroid.

Các thuốc nội tiết tố:

− Estrogen ( điều trị ung thư tuyến tiền liệt ).

− Progesteron ( điều trị ung thư vú, nội mạc tử cung ). − Androgen ( điều trị UT vú).

− Thyroxin ( điều trị ung thư tuyến giáp ).

− Cortico-steroid ( điều trị ung thư bạch cầu, u lympho không Hodgkin). − Các thuốc kháng nội tố:

• Thuốc kháng estrogen ( điều trị ung thư vú ): Tamoxifen, Taremifen, Megestrol. • Thuốc chặn men aromatase: Ngăn chuyển hoá androgen thành estrogen ( điều trị ung thư): Aminoglutethimid, Letrozol, Vorosol.

Các sản phẩm sinh học kích thích miễn dịch:

− Các hormone tuyến ức: Là sản phẩm tuyến ức tác động lên tế bào lympho T, tăng cường khả năng miễn dịch, hồi phục rối loạn miễn dịch. Thuốc: Thymosin, Thymopoietin, Thymulin.

− Các lymphokin: Là sản phẩm của lympho bào hoạt hoá có tác dụng điều hoà tế bào miễn dịch. Thuốc: Interleukin 2.

− Các interferon: Là sản phẩm của nhiều loại tế bào như: bạch cầu, tế bào sợi non, lympho bào T hoạt hoá. Chúng có khả năng ức chế sự phân chia của TBUT (và cả tế bào thường), tăng cường miễn dịch.

− Các sản phẩm từ bạch cầu: Tăng cường miễn dịch không đặc hiệu. Thuốc: yếu tố chuyển (TF).

− Các sản phẩm từ vi khuẩn: Tăng cường miễn dịch không đặc hiệu. Thuốc: chế phẩm BCG.

− Các sản phẩm từ nấm: Tăng cường miễn dịch hoạt hoá đại thực bào. Thuốc: Lentinan, Krestin, Glucon…

− Các kháng thể đơn clon (đơn dòng): Là sản phẩm kháng thể của một dòng tế bào lai tạo (giữa tế bào lympho B và tế bào u tuỷ ) có tính đặc hiệu cao với những kháng nguyên là TBUT.

Để tăng cường tác dụng, người ta còn gắn lên kháng thể đơn clon các độc tố như abrin, ricin, hoặc đồng vị phóng xạ hoặc thuốc chống ung thư để chúng được tập trung tác dụng vào TBUT, do đó tế bào lành không bị ảnh hưởng. Đây là hướng nhiều triển vọng.

Các chất kích thích miễn dịch nguồn gốc hoá chất:

− Levamisol (nguyên là thuốc chống giun sán) có khả năng kích thích miễn dịch. − Muramyl dipeptid (MDP) (murabutid) có khả năng làm đáp ứng miễn dịch tế bào và thể dịch.

− Azimexon và Cramexon: Kích thích miễn dịch tế bào và thể dịch không độc. − Maleic anhydride: Kích thích sinh Interferon kích thích đại thức bào, độc nhẹ. − Phenyl-pyrimidinol: Kích thích sinh Interferon, hoạt hoá đại thực bào, không độc.

Thuốc phòng ngừa UT

− Các retinoid: Bao gồm các hợp chất tự nhiên và tổng hợp có tác dụng tương tự như vitamin A được chú trọng nhiều.

− Các thuốc chống viêm không steroid như Aspirin…

− Các chất ức chế có chọn lọc đối với COX-2 (khi nồng đô COX-2 tăng thì khả năng UT hoá tăng, vì vậy dùng chất ức chế COX-2 đang được chú trọng nghiên cứu ). Celecoxib là một trong những chất ức chế COX-2 có hiệu quả.

− Các thuốc tác dụng kiểu Hormon như: Ramoxifen, Raloxifen…

− Vitamine và betacaroten đang được tiếp tục nghiên cứu trên quy mô thực nghiệm và dịch tễ.

− Thực phẩm chứa nhiều vitamin chống oxy hoá.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN THUỐC THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHẦN 2 (Trang 35 -35 )

×