Điều kiện tự nhiên;

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 49)

- Hiệu quả môi trường:

3.1.1. Điều kiện tự nhiên;

3.1.1.1. Vị trí địa lý:

Huyện Thanh Hà nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm của tỉnh (Thành phố Hải Dương) khoảng 20 km, có toạ độ địa lý từ 20047’ đến 20058’ vĩ độ Bắc và từ 106021’ đến 106031’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Kim Thành .

- Phía Đông giáp huyện Kim Thành và Thành phố Hải Phòng. - Phía Nam giáp huyện Tứ Kỳ.

- Phía Tây giáp huyện Tứ Kỳ và Thành phố Hải Dương.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 15.908,74 ha; dân số năm 2010 có 153.661 người và năm 2013 là 154.001 người; mật độ dân số bình quân năm 2011 là 968 người/km2. Toàn huyện hiện có 25 đơn vị hành chính gồm 24 xã, 01 thị trấn và được chia làm 4 khu: Hà Bắc, Hà Tây, Hà Nam và Hà Đông:

- Khu Hà Bắc gồm 7 xã là: Hồng Lạc, Việt Hồng, Tân Việt, Thanh An, Thanh Lang, Cẩm Chế và Liên Mạc.

- Khu Hà Tây gồm 6 xã là: Tiền Tiến, Quyết Thắng, Tân An, Thanh Hải, An Lơng và Phượng Hoàng.

- Khu Hà Nam gồm 6 xã, thị trấn là: Thanh Khê, Thanh Sơn, Thanh Xá, Thanh Thủy, Thanh Xuân và thị trấn Thanh Hà.

- Khu Hà Đông gồm 6 xã là: Hợp Đức, Thanh Bính, Thanh Cường, Trường Thành, Thanh Hồng và Vĩnh Lập.

Hệ thống giao thông của huyện được kết nối với thành phố Hải Dương và các địa phương khác trong tỉnh thông qua tỉnh lộ 390 và tỉnh lộ 390B. Hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

tại một số danh mục công trình giao thông đang được đầu tư xây dựng như: nút giao lập thể, nút giao lên đường cao tốc…nhằm tăng cường sự giao lưu với các địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Ngoài ra, huyện Thanh Hà còn có hệ thống các sông lớn bao bọc 3 mặt của huyện như: Sông Thái Bình, sông Rạng, Sông Văn Úc và hệ thống sông nội bộ như: Sông Gùa, Sông Hương tạo nên những nét đặc thù riêng về giao thông đường thủy cũng như về địa hình, chế độ thủy văn, thổ nhưỡng…

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên Thanh Hà có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây nhưng nhìn chung khá bằng phẳng. Do hệ thống sông ngòi bao bọc và chia cắt đã tạo nên nhiều tiểu vùng địa hình có tính chất thổ nhưỡng khác nhau.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Huyện Thanh Hà nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; có gió đông nam thổi mạnh từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm với tốc độ trung bình 20 m/s.

- Nhiệt độ: Thanh Hà có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 - 240C.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa khá lớn, bình quân 1.600 – 1.800 mm/năm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm tới 70 - 80% l- ượng mưa cả năm. Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng trong năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 83 - 85%.

- Gió bão: Thanh Hà nói riêng cũng như tỉnh Hải Dương nói chung là một trong những vùng có nhiều cơn bão đi qua. Gió bão và mưa lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Huyện Thanh Hà có 72,15 km sông tự nhiên bao bọc là sông Thái Bình và sông Rạng, sông Văn Úc và có 20 km sông Hương chạy suốt 10 xã khu Hà Bắc, khu Hà Tây và khu Hà Nam. Ngoài ra các ao hồ trong khu dân cư, các mặt nước trong các vùng chuyển đổi được quản lý sử dụng tương đối tốt. Toàn bộ hệ thống sông ngòi, ao hồ đó đã làm phong phú nguồn nước mặt trên địa bàn huyện.

- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng lớn song chất lượng còn hạn chế và đang có dấu hiệu bị ô nhiễm.

b. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Thanh Hà là: 15.908,74 ha chiếm 9,63% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Hải Dương.

Đất đai của huyện Thanh Hà được hình thành do sự bồi lắng phù sa của hệ thống sông Thái Bình, được chia thành 2 loại:

- Đất phù sa không được bồi hàng năm, glây trung bình hoặc glây mạnh chiếm phần lớn diện tích canh tác của huyện (khoảng 8.000 ha, chỉ tính đất canh tác), thành phần cơ giới từ đất thịt nặng đến đất thịt trung bình, thích hợp với thâm canh cây lúa. Khu phía Đông và phía Nam của huyện, đất phù sa rất thích hợp với một số cây ăn quả đặc biệt là vải thiều.

- Đất phù sa được bồi hàng năm bao gồm diện tích đất ngoài bãi các sông: Sông Thái Bình, sông Rạng và sông Văn Úc (khoảng 400 ha, chỉ tính đất canh tác) thích hợp với trồng cây rau màu.

c. Tài nguyên thiên nhiên

Thanh Hà là vùng đặc sản vải thiều của tỉnh Hải Dương và của cả nước. Diện tích cây vải 4.950 ha. Sản lượng vải năm 2013 đạt khoảng 1.950 tấn. Tuy nhiên, việc phát triển cây vải thiều trong mấy năm gần đây có phần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

chững lại do những khó khăn trong việc tìm đầu ra cho hàng hóa nông sản nói chung và sản phẩm vải thiều nói riêng nên diện tích cây vải đã giảm đi khoảng 1.000 ha so với năm 2010. Để khắc phục tình trạng này, huyện Thanh Hà đã xây dựng chiến lược bảo tồn và phát triển đặc sản vải thiều, trong đó có việc xây dựng “Chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà” đã phát huy hiệu quả.

d. Tài nguyên nhân văn

Toàn huyện có 112 di tích, trong đó có 23 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia. Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu như: Đền Từ Hạ, Chùa Đồng Ngọ, Chùa Minh Khánh, Chùa Bạch Hào, ...

Các lễ hội tại Thanh Hà mang đậm giá trị lịch sử, tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đồng thời với các lễ hội là các trò chơi dân gian, diễn xướng đặc sắc (đặc biệt là nghệ thuật hát chèo và múa rối nước tại xã Thanh Hải) mang tính giáo dục cao. Phường rối nước xã Thanh Hải với truyền thống lâu đời, đã được biểu diễn và giành nhiều giải thưởng lớn trong và ngoài nước.

Bên cạnh các di tích, lễ hội tạo điều kiện phát triển du lịch văn hóa nhân văn, Thanh Hà còn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, cùng với các sản phẩm cây ăn quả như vải thiều, cây ổi, cây quất. Đặc biệt, ở Thanh Hà có khu miệt vườn vải thiều với cây vải tổ đã thu hút nhiều khách du lịch tới thăm quan.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)