Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 83)

- Hiệu quả môi trường:

3.4.3.Hiệu quả môi trường

3 Đất chưa sử dụng CSD 2.90 2.90 89 9

3.4.3.Hiệu quả môi trường

Theo Đỗ Nguyên Hải, sự suy kiệt các chất dự trữ trong đất là biểu hiện thoái hóa về môi trường. Vì vậy cải thiện độ phì của đất là đóng góp cho việc cải thiện tài nguyên thiên nhiên và tốt hơn nữa cho chính môi trường.

Việc nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống cây trồng hiện tại với môi trường sinh thái là vấn đề rất lớn đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu đất, nước và nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của các kiểu sử dụng đất hiện tại như: mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng và ảnh hưởng của nó đến môi trường; nhận định chung của nông dân về mức độ ảnh hưởng của các cây trồng hiện tại đến đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73

3.4.3.1 Mức độ sử dụng phân bón của cây trồng hiện trạng

Theo Đỗ Nguyên Hải, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N : P : K. Thực tế, việc sử dụng phân bón ở Việt Nam tại nhiều vùng với nhiều loại cây trồng còn thiếu khoa học và lãng phí. Nông dân mới chỉ quan tâm đến sử dụng phân đạm, ít quan tâm đến lân và kali, tỷ lệ N : P : K mất cân đối. Căn cứ vào mức độ từng loại phân bón bình quân bón cho từng loại cây trồng, tôi tính ra lượng N, P2O5 và K2O để so sánh với hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hà Nội. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 3.9

Bảng 3.9 So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Cây trồng Lượng Bón Tiêu chuẩn (*)

N P2O5 K2O N P2O5 K2O Lúa xuân 92 70 75 120-130 80-90 30-60 Lúa mùa 97 73 60 80-100 50-60 30-50 Ngô 160 84 89 150-200 100-150 80-100 Hành 248 44 30 - - - Khoai tây 151 100 151 130-150 70-90 90-110 Rau 208 82 93 180-250 100-150 110-150 Cà chua 184 120 202 180-200 100-200 150-250 Bí xanh 268 175 148 250-300 150-200 100-170 Bắp cải 201 115 85 180-220 110-130 110-120 Lạc 60 50 45 - - - Bưởi 270 21 154 - - - Vải 167 71 92 - - - Ổi 133 57 74 - - - Chuối 239 182 0 - - - Quất 116 49 64 - - -

(*) Theo tiêu chuẩn bón phân hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74

Số liệu ở bảng 3.9 cho thấy:

Mức độ đầu tư phân bón cho các cây trồng tại huyện Thanh Hà ở mức trung bình khá, nhóm cây rau màu có mức đầu tư lượng phân bón cao hơn các cây trồng khác. Phân bón mà đa số các hộ nông dân sử dụng là phân đơn Đạm Urê (46%N), Super lân (16% P2O5), KCL (55% K2O) và NPK (6%N, 11% P-

2O5, 2% K2O).

- Lúa xuân lượng phân bón N trong tiêu chuẩn, P2O5 bón thấp hơn so với tiêu chuẩn, còn với lượng K2O bón cao hơn so với tiêu chuẩn.

- Lúa mùa lượng phân bón N trong tiêu chuẩn, còn lượng P2O5 và K2O đều bón cao hơn so với tiêu chuẩn.

- Cây Ngô lượng phân bón N và K2O trong tiêu chuẩn, còn lượng P-

2O5 bón thấp hơn so với tiêu chuẩn.

- Cây Khoai tây lượng phân bón N, P2O5 và K2O đều bón cao hơn tiêu chuẩn. - Cây Rau lượng phân bón N trong tiêu chuẩn, còn lượng P2O5 và K2O bón thấp hơn so với tiêu chuẩn.

- Cây Bắp cải lượng phân bón N và P2O5 trong tiêu chuẩn, còn lượng K2Obón thấp hơn so với tiêu chuẩn.

- Còn với các loại cây như hành, bưởi, vải, ổi, chuối, quất thì các hộ nông dân bón theo kinh nghiệm sản xuất và chưa có hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tóm lại:

- Mỗi loại cây trồng khác nhau thì yêu cầu về lượng phân bón cũng rất khác nhau. Đối với LUT chuyên rau, màu đòi hỏi lượng phân lớn nhất, sau đó đến LUT 2 Lúa- cây vụ đông, LUT cây ăn quả và ít nhất là LUT chuyên lúa. Một số cây trồng sử dụng nhiều phân vô cơ như: khoai tây, bí xanh, bắp cải, rau, bưởi, vải, ổi. Vì vậy, người nông dân nên bón phân vô cơ hợp lý theo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75

hướng dẫn của cán bộ khuyến nông góp phần tăng năng suất cây trồng và hạn chế tối đa thoái hóa đất.

3.4.3.2 Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Hiện nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân còn nhiều bất cập do sự thiếu hiểu biết về sâu bệnh nên các hộ dân sử dụng thuốc chủ yếu là do thói quen và phun thuốc theo định kỳ hoặc quá lạm dụng thuốc như dùng một loại thuốc cho nhiều loại sâu bệnh khác nhau, phun không đúng thời điểm, đúng liều lượng.

Qua điều tra, khảo sát thực tế tại địa phương cho thấy lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong quá trình sản xuất ở các loại cây trồng tương đối nhiều. Đặc biệt là các loại cây rau, màu và nhóm cây ăn quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất nhiều. Do số lượng thuốc và số lần phun thuốc nhiều, có lần phun ngay trước khi thu hoạch nên lượng thuốc bảo vệ thực vật còn dư lượng trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp là tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra việc sử dụng thuốc thức ăn cho cá chưa theo quy trình hướng dẫn cũng gây ô nhiểm môi trường nước.

Trong phạm vi của đề tài này, tôi chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét và khuyến cáo cho các hộ nông dân sử dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp và các biện pháp khác nhằm hạn chế đến mức tối đa dùng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc một cách khoa học.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76

Bảng 3.10. Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật

Cây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trồng Tên thuốc Trị bệnh Tiêu chuẩn cho phép Thực tế sử dụng

Lúa

Reasgant 3.6EC; 1.8EC Sâu đục thân, sâu cuốn lá, nhện gié, sâu đục bẹ/ lúa 02-0,3 lit/ha 0,21 lit/ha Diboxylin 2SL Đạo ôn, khô vằn lúa 1,35- 1,8 lit/ha 1,88 lit/ha Padan 95SP Sâu cuốn lá, rầy nâu, đục thân 0,08kg/ha 0,08 kg/ha BêLer 620 OD Cỏ lồng vực, đuôi phụng, chác lác.. 0,8 - 1 lít/ha 0,9 lít/ha Ngô Wamrin 800WP Padan 95SP ThuCỏ/ngô ốc trừ sâu, rắc nõn (sâu đục thân) 0,08kg/ha 0,8 lít/ha 0,08 kg/ha 0,8 lít/ha

Lạc

FM - Tox 50EC Sâu khoang/ lạc 0,5-0,7 lít/ha 0,65 l/ha Fastac 5 EC Rệp 0,3-0,5l/ha 0,40 l/ha Altach 5 EC Bọ xít/ lạc 0,3-0,5l/ha 0,60 l/ha Bí xanh Bian 40EC Supracide 40EC BRọệp sáp, r xít, rệp ầy mềm, côn trùng 1,0 - 2,0 lit/ha 1-1,5 lit/ha 2,3 lit/ha 1,5 lit/ha Angun 5WDG Sâu đục quả 0,2- 0,25kg/ha 0,2 kg/ha Bắp cải

Vitashield 40EC Sâu ăn lá, sâu xanh, sâu tơ, rầy mềm 0,4 - 0,8 lit/ha 0,75 lit/ha Diboxylin 2SL Thỗi nhũn bắp cải 0,14lit/ha 0,18 lit/ha Southsher 10EC Sâu đục thân bắp cải 0,2 – 0,4 lit/ha 0,3 lit/ha Cà chua Diboxylin 2SL Match 50 EC ThSâu ỗi nhđục hoa, quũn cà chua ả 0,4 - 0,8 lit/ha 0,14 lit/ha 0,16 lit/ha 0,7 lit/ha

Hành Antracol 70WP Lở cổ rễ/Hành 1,5-2 kg/ha

Rau Aremec 36 EC Valivithaco 5L Sâu xanh bLở cổ rễ/ rau cướm trải ắng,bọ nhảy,rệp/ 1,5-1,7 lit/ha 0,15- 0,25 l/ha 1,55 lít/ha 0,2l/ha Bưởi, vải, ổi,

chuối

Goliath 10 SP Kích thích ra hoa, đậu quả 0,2-0,5 gr/8 lit 0,55 gr/8 lit Kamsu 2L Thán thư/ vải 2 lit/ha 2 l/1ha Asitrin 50EC Sâu vẽ bùa, sâu đục quả 0,2-0,4 lit/ha 0,45 lit/ha

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

Số liệu bảng 3.10 cho thấy:

Cây lúa người dân sử dụng liều lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn hơn tiểu chuẩn cho phép.

Cây ngô người dân sử dụng liều lượng thuốc BVTV đúng theo tiêu chuẩn cho phép.

Cây Lạc người dân sử dụng liều lượng thuốc BVTV lớn hơn tiêu chuẩn cho phép.

Cây bí xanh người dân sử dụng liều lượng thuốc BVTV bằng hoặc lớn hơn tiêu chuẩn cho phép.

Bắp cải người dân sử dụng liều lượng thuốc BVTV lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Cà chua người dân sử dụng liều lượng thuốc BVTV lớn hơn tiêu chuẩn cho phép.

Cây hành người dân sử dụng liều lượng thuốc BVTV đúng theo tiêu chuẩn cho phép.

Rau người dân sử dụng liều lượng thuốc BVTV đúng theo tiêu chuẩn cho phép.

Cây bưởi, vải, ổi, chuối người dân sử dụng liều lượng thuốc BVTV lớn hơn tiêu chuẩn cho phép.

Tóm lại:

Thuốc BVTV và thuốc diệt cỏ không có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và con người. Do vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật. Do đó sử dụng thuốc BVTV để đảm bảo an ninh lương thực phải đi đôi với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường.

LUT chuyên màu có thể gây ô nhiễm nhiều tới môi trường đất hơn các LUT khác do các cây rau màu được phun nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ hơn và liều lượng phun cũng sẽ lớn hơn. Tiếp đó là các LUT 2 lúa – cây vụ đông và LUT cây ăn quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78

Vì vậy, bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần cân đối và đầy đủ để có năng suất cây trồng cao, chất lượng sản phẩm tốt, không làm suy kiệt và ô nhiễm môi trường, đồng thời người sản xuất có lãi. Đó là mục tiêu của nền nông nghiệp nhiệt đới sạch và bền vững Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 83)