Định hướng sử dụng đất và phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 92)

- Hiệu quả môi trường:

3 Đất chưa sử dụng CSD 2.90 2.90 89 9

3.5.2 Định hướng sử dụng đất và phát triển nông nghiệp

3.5.2.1 Những cơ sở chính làm căn cứ để chu chuyển các loại hình sử dụng đất

- Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất và xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng.

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của huyện.

- Quán triệt quan điểm lấy hiệu quả kinh tế cao nhất trên một đơn vị diện tích để quyết định phương hướng đầu tư và bố trí cây trồng vật nuôi.

- Thực hiện tốt việc phân vùng quy hoạch sản xuất trên cơ sở đó bố trí cây con cho phù hợp với từng vùng, với tập quán canh tác của địa phương để từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa.

- Tập trung đẩy mạnh thâm canh, đổi mới phương thức luân canh, xen canh gối vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng vụ đông theo hướng mở rộng diện tích các cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất chế biến nông sản xuất khẩu, trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết giữa người sản xuất và đơn vị thi đua, chế biến nhằm đảm bảo quyền lợi cho nông dân. Đầu tư hỗ trợ để mở rộng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao.

- Điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. - Tiềm năng lao động và khả năng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

3.5.2.2 Dự kiến chu chuyển các loại hình sử dụng đất trong tương lai

Trong hiện trạng sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất được bố trí trên tổng diện tích là 9.549,99 ha. Theo dự báo của huyện Thanh Hà đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm 954,18 ha (lấy từ các đơn vị đất đai trên) để chuyển sang xây dựng cơ bản. Vì vậy diện tích đất có khả năng sử dụng đất trong nông nghiệp chỉ còn 8.595,81 ha.

Từ những điều kiện thực tế của địa phương, từ những quan điểm và định hướng nêu trên, chúng tôi đề xuất một số kiểu sử dụng đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82

- Tại LUT1 diện tích hiện trạng là 2.901,40 ha với kiểu hình sử dụng đất chuyên Lúa xuân- Lúa mùa diện tích này trong tương lai giảm 1.000,19 ha chuyển sang LUT2 và giảm 400 ha chuyển sang xây dựng cơ bản

- Tại LUT2 với 4 kiểu hình sử dụng đất tổng diện tích là 329,95 ha theo dự kiến đến năm 2020 diện tích sử dụng đất của LUT này tăng thêm 1.000,19 ha do chuyển từ LUT 1 sang. Chúng tôi dự kiến lựa chọn các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao để đưa vào sản xuất như Đỗ tương (vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa cải tạo đất rất tốt), Rau đông ... . và từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất như: lúa xuân – lúa mùa – Đậu tương đông; Lúa xuân – Lúa mùa – Rau đông.

- LUT3 (Chuyên rau màu) với hiện trạng là 4 kiểu hình sử dụng đất: Giữ nguyên diện tích sử dụng đất hiện trạng nhưng thay đổi cơ cấu cây trồng như: Ngô đông – Ngô xuân – Ngô hè thu và Rau- khoai tây thay thế bằng các kiểu sử dụng đất: Khoai tây đông – Đậu tượng xuân – Ngô hè thu; Lạc Xuân – Hành – Rau đông, Rau đông – Đậu tương xuân– Ngô hè thu;

- LUT4 (Cây ăn quả): Theo dự kiến đến năm 2020 diện tích cây ăn quả sẽ giảm 554,18 ha để chuyển sang xây dựng cơ bản. Loại hình sử dụng đất này với các kiểu hình sử dụng đất rất đặc trưng của vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá đây là những loại cây trồng hàng hoá có giá trị kinh tế rất cao, thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Tuy nhiên trong những năm gần đây do khó khăn đầu ra cho sản phẩm vải thiều nên chúng tôi dự kiến chuyển 1.000 ha trồng vải sang trồng ổi cho giá trị kinh tế cao.

- LUT4 (Nuôi trồng thủy sản): là LUT mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao về mặt kinh tế (chỉ sau LUT cây ăn quả) cũng như xã hội. Tuy nhiên, theo định hướng của chính quyền địa phương để tránh tình trạng chuyển đổi ồ ạt theo thị trường mà không tính đến các yếu tố rủi ro khác nên diện tích đất nuôi trồng thủy sản giữ nguyên diện tích so với năm hiện trạng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83

Bảng 3.11. Định hướng các loại hình sử dụng đất trong tương lai

TT sửLo dạụi hình ng đất

Hiện trạng Định hướng

Kiểu sử dụng đất Diệ(ha) n tích Kiểu sử dụng đất Diệ(ha) n tích trChênh lước và sau ệch

định hướng

1,00 Chuyên lúa Lúa xuân - lúa mùa 2.901,40 Lúa xuân - Lúa mùa 1.501,21 -1.400,19 2,00 Lúa - màu Lúa xuân - lúa mùa - Ngô 121,39 Lúa xuân - lúa mùa - Ngô 322,39 201,00 Lúa xuân - lúa mùa - hành 65,37 Lúa xuân - lúa mùa - hành 315,56 250,19 Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây 70,09 Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây 120,09 50,00 Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 73,10 Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 253,10 180,00 Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương 164,62 164,62 Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông 154,38 154,38 3,00 Chuyên rau màu Ngô 3 vụ/năm 100,66 Khoai tây Ngô hè thu đông – Đậu tương xuân – 31,02 -69,64 Rau - khoai tây 69,95 Lạc Xuân – Hành – Rau đông 59,37 -10,58 Rau hè thu đông – Đậu tương xuân – Ngô 80,22 80,22

Bí xanh - ngô mùa - bắp cải 88,40 Bí xanh - ngô mùa - bắp cải 88,40 0

Lạc - Cà chua - Bắp cải 74,62 Lạc - Cà chua - Bắp cải 74,62 0

4,00 Cây ăn quả Bưởi 152,06 Bưởi 147,06 -5,00 Vải 5.235,82 Vải 3.707,03 -1.528,79 Ổi 250,76 Ổi 1.240,43 +989,67 Chuối 107,45 Chuối 97,39 -10,06 5,00 Nuôi trồng thủy sản Cá 238,92 Cá 238,92 0,00

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84

Bảng 3.12. So sánh thu nhập hỗn hợp và giá trị ngày công lao động trên một đơn vị diện tích đất canh tác của các loại hình sử dụng đất trước và sau định hướng (Tính cho 1 ha)

Các loại hình sử dụng đất Hiện trạng Định hướng Tăng (+); giảm (-) Thu nhập hỗn hợp (NVA: triệu đồng) Giá trị ngày công (HLNVA: đồng) Thu nhập hỗn hợp (NVA: triệu đồng) Giá trị ngày công (HLNVA: đồng) Thu nhập hỗn hợp (NVA: triệu đồng) Giá trị ngày công (HLNVA: đồng) LUT 1 30,60 137.239 62,93 148.139 32,33 10.900,00 LUT 2 60,10 149.465 181,90 170.141 121,80 20.676,00 LUT 3 101,48 173.184 212,13 291.919 110,65 118.735,00 LUT 4 67,21 325.283 79,80 343.508 12,59 18.225,00 LUT 5 80,92 194.041 108,09 235.652 27,17 41.611,00

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85

Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy sau khi định hướng thu nhập hỗn hợp của các LUT tăng lên đáng kể trong đó có LUT2 tăng 121,80 triệu đồng. LUT có sự gia tăng về NVA thấp nhất là LUT4với 12,59 triệu đồng. NVA tăng dẫn đến giá trị thu được của ngày công trong sản xuất nông nghiệp cũng tăng theo vì HLNVA tỷ lệ thuận với NVA. Sở dĩ có sự gia tăng lớn về NVA, HLNVA là do chúng tôi đã lựa chọn các kiểu hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế nhất để đưa vào sản xuất trong tương lai.

Qua bảng 3.12 ta thấy trước khi định hướng tổng diện tích đất nông nghiệp của Thanh Hà là 9.549,99 ha với tổng thu nhập hỗn hợp bình quân của các LUT là 340,31 triệu đồng. Sau khi định hướng tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm 954,18 ha (do chuyển sang đất phi nông nghiệp) còn 8.595,81 ha. Tuy nhiên tổng thu nhập hỗn hợp bình quân của các LUT tăng đáng kể (304,54 triệu đồng) đạt 644,85 triệu đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86

Bảng 3.13. So sánh diện tích và thu nhập hỗn hợp của các loại hình sử dụng đất trước và sau định hướng huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương Các loại hình sử dụng đất Hiện trạng Định hướng Tăng (+); giảm (-) Diện tích (ha) Thu nhập hỗn hợp (NVA: triệu đồng/ha) Diện tích (ha) Thu nhập hỗn hợp (NVA: triệu đồng) Diện tích (ha) Thu nhập hỗn hợp (NVA: triệu đồng) LUT 1 2.901,4 30,60 1.501,21 62,93 -1.400,19 +32,33 LUT 2 329,95 60,10 1.330,14 181,90 +1.000,19 +121,80 LUT 3 333,63 101,48 333,63 212,13 0.00 +110,65 LUT 4 5.746,09 67,21 5.191,91 79,80 -554,18 +12,59 LUT 5 238,92 80,92 238,92 108,09 0.00 +27,17 Tổng 9.549,99 340,31 8.595,81 644,85 -945,18 304,54

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)