Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 41)

- Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

1.4.2Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam

Trong những năm qua, nhờ sự đổi mới về chính sách của Đảng, Nhà nước và sự chú trọng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, đội ngũ khoa học của ngành đã nghiên cứu thành công trên nhiều lĩnh vực như: giống cây trồng, vật nuôi, thú y, lâm nghiệp, thuỷ lợi, canh tác, bảo vệ thực vật, đất, phân bón... Việc nghiên cứu và ứng dụng tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

trình nghiên cứu được hội đồng khoa học đánh giá cao, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đã đưa vào áp dụng trong sản xuất, đưa năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng trong những năm qua, đem lại hiệu quả kinh tế cao, được người sản xuất đánh giá cao.

Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (Phạm Duy Ưng, Nguyễn Khang, 1993),đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của Trần An Phong (Trần An Phong, 1995), phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà, 1991), đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1995). Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (Cao Liêm và nnk, 1991). (Vũ Năng Dũng, Lê Hồng Sơn, Lê Hùng Tuấn, 1995) với nghiên cứu “ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hóa cây trồng đồng bằng sông Hồng” đã xác định và đề xuất các hệ thống cây trồng trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền cho 100.000 ha đất bãi ven sông vùng đồng bằng sông Hồng.

Nguyễn Đình Bồng (1995) đã vận dụng phương pháp đánh giá đất thích hợp của FAO để đánh giá tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp cho đất trống đồi núi trọc ở Tuyên Quang. Kết quả đánh giá xác định và đề xuất 153.172 ha đất trống đồi núi trọc có khả năng sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp. Việc khai thác diện tích đất trống đồi núi trọc có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường (Nguyễn Duy Bột, 2001). Những nghiên cứu này giúp người sản xuất có những hiểu biết và kiến thức để đưa ra được quyết định, lựa chọn đúng đắn trong các hoạt động nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Trong thập kỉ 90 của thế kỉ thứ 20 đã có nhiều nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất. Chương trình quy hoạch tổng thể đang được tiến hành nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp, nội dung quan trọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Những công trình nghiên cứu mô phỏng chiến lược phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của GS.VS. Đào Thế Tuấn (1992) cũng đề cập việc phát triển hệ thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam. Hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long do GS.VS. Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mạng lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trong những năm đầu của thế kỷ 21 với sự phát triển của khoa học và công nghệ, để nền nông nghiệp phát triển đáp ứng được sự phát triển của xã hội thì vấn đề về hiệu quả sử dụng đất: Nguyễn Ích Tân (2000) - Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao một số vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng (Nguyễn Ích Tân, 2000). Nguyễn Tử Xiêm (2000) - Bàn về tính bền vững trong quản lý sử dụng đất đồi núi và phương thức nông lâm kết hợp trên đất dốc; (Nguyễn Duy Bột, 2001) - Tiêu thụ nông sản - thực trạng và giải pháp; Phan Sĩ Mẫn; Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001) - Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng (Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự, 2001); Vũ Năng Dũng (2001), quy hoạch nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001).

Kết quả của Vụ khoa học và công nghệ các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận trong giai đoạn 1986 đến 2004 đã có 346 giống cây trồng các loại, trong đó lúa 149 giống; ngô 44 giống; đậu tương 19 giống, 14 giống lạc, cao su 14 giống; nhãn 5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

giống; khoai tây 8 giống; sầu riêng 5 giống, riêng giai đoạn 1995-2004 trên lĩnh vực giống cây trồng đã tạo ra 230 giống cây trồng các loại (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2006).

Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3 - 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao như: hoa, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp...(Nguyễn Duy Tính, 1995).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 41)