Những giải pháp thực hiện định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 98)

- Hiệu quả môi trường:

3 Đất chưa sử dụng CSD 2.90 2.90 89 9

3.5.3 Những giải pháp thực hiện định hướng sử dụng đất nông nghiệp

3.5.3.1 Giải pháp về thị trường

Xét trong điều kiện của Thanh Hà là vùng đất có rất nhiều thuận lợi. Các sản phẩm hàng hóa của huyện có thể dễ dàng vận chuyển đến các thị trường lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài ra, còn có thể cung cấp cho các thị trường lân cận như: Thái Bình, Nam Định... Để có được thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, theo chúng tôi cần phải quy hoạch và hình thành các hợp tác xã dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cần có những chính sách khuyến khích các hộ nông dân làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm hàng hóa. Thực hiện chính sách thị trường mềm dẻo, đa phương, đa dạng, coi trọng vấn đề chiếm lĩnh thị trường tại chỗ bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo sức cạnh tranh. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc, khảo sát thị trường, tiếp cận với những thông tin dự báo thị trường nhằm mở rộng phạm vi tiêu thụ sản phẩm.

Thông tin thị trường đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong giải pháp thị trường. Cần tăng cường công tác thông tin thị trường, giao trách nhiệm cho một bộ phận thường xuyên theo dõi, thu thập, xử lý và phổ biến tiếp thị.

3.5.3.2 Giải pháp về khoa học công nghệ

- Tăng cường công tác khuyến nông nhằm năng cao hiểu biết về kỹ thuật cho nông dân, chuyển giao các công nghệ sản xuất nông nghiệp mới đến cho nông dân thông qua các hoạt động tập huấn kỹ thuật, trình diễn các mô hình thí nghiệm tại địa phương, tạo điều kiện cho người nông dân vay vốn để phát triển sản xuất.

- Mở rộng mạng lưới dịch vụ (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) đến từng cơ sở sản xuất dưới sự bảo trợ của các cơ quan chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân trong quá trình sản xuất.

- Phát huy tối đa các giống cây trồng của địa phương có chất lượng cao, phát triển thành những loại cây trồng mang tính chất đặc sản của vùng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88

3.5.3.3 Giải pháp kinh tế kỹ thuật

- Tăng cường các hoạt động của công tác khuyến nông và tín dụng nông thôn. Nâng cao hiểu biết kỹ thuật cho nông dân, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho người sản xuất thông qua các hoạt động của công tác khuyến nông, truyền thanh. Tạo điều kiện để người nông dân có thể vay vốn, mở rộng sản xuất.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, trước hết cần tập trung xây dựng nâng cấp hệ thống thủy lợi, ngoài ra cần xây dựng các cơ sở chế biến nông sản, thức ăn gia súc, tăng cường mạng lưới dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi về thị trường để kích thích sản xuất phát triển.

- Huyện cần có kế hoạch khai thác tốt nguồn lực “chất xám”, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong việc chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, cung cấp các giống mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)