Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế thương mại Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Ích Nhân (Trang 51 - 52)

- NHNN nên điều hành chính sách lãi suất một cách linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường và điều kiện kinh tế, hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của DN. Trước hết, cần tiếp tục giảm mức lãi suất cho vay đối với DN, mặc dù hiện nay lãi suất đã giảm xuống còn khoảng 8,6% nhưng còn cao hơn rất nhiều so với các nước (chẳng hạn, các nước lân cận chỉ có 5% như Thái Lan, Trung Quốc. Điều này tạo điều kiện cho các doanhnghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn vay có chi phí hợp lý, đồng thời, cũng không quá gây áp lực đối với các ngân hàng. Tuy nhiên, kết hợp với việc giảm lãi suất cần phải có những biện pháp điều chỉnh để ổn định tỷ giá VND so với USD vì giảm lãi suất sẽ thu hẹp mức chênh lệch lãi suất giữa VND và USD khiến cho tiền đồng trở nên kém hấp dẫn và với mức lạm phát cao khiến mục tiêu ổn định tỷ giá sẽ khó đạt được. Hơn nữa, giảm lãi suất không thực hiện một cách chính xác sẽ khiến nỗ lực kiểm soát lạm phát, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, kiểm soát tỷ giá ngày càng trở nên khó khăn.

- Giai đoạn vừa qua đã có hàng loạt các doanh nghiệp rơi vào phá sản chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sở dĩ là do các doanh nghiệp này luôn trong tình trạng thiếu hụt vốn khá nghiêm trọng. Do vậy Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vay vốn và ưu tiên lãi suất với bộ phận này để khuyến khích sản xuất phát triển.

- Nhà nước cần có các chính sách quản lý, kiểm soát chặt chẽ lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng, tránh để hiện tượng chạy đua lãi suất huy động đẩy lãi suất cho vay lên cao

- Lãi suất và lạm phát là hai biến số có mối quan hệ “tỷ lệ thuận” với nhau vậy nên muốn hạ lãi suất thì lạm phát phải được kiềm chế. Nhà nước cần có các biện pháp để kiềm chế lạm phát.

- Tăng tính minh bạch đối với các dữ liệu về vĩ mô để doanh nghiệp có thể nhận dạng nhanh chóng các biến động vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp mình từ đó xây dựng các kế hoạch, công cụ để đối phó.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát, các chính sách tỷ giá, chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được hiệu quả trong điều tiết lãi suất. Đồng thời cần phải có những phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ngành các cấp để tạo nên sự thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong quản lý thị trường tín dụng.

- Tạo tính minh bạc để người dân và doanh nghiệp hiểu đầy đủ và toàn diện về các chinh sách lãi suất của nhà nước để từ đó họ có thể có những chủ động đối phó với những biến động thị trường.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế thương mại Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Ích Nhân (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w