Tổng quan tình hình kinh tế và lãi suấttrong thời gian qua

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế thương mại Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Ích Nhân (Trang 31)

Trong giai đoạn2012-2014 Chính phủ đã có những chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong đó có vấn đề về lãi suất.

Biều đồ 2.1 Tình hình biến động lãi suất

(Nguồn báo cáo kinh tế vĩ mô CTCP chứng khoán Châu Á-TBD)

Giai đoạn 2012-2014 là giai đoạn chứng kiến lãi suất “quay đầu” và đã có bước giảm mạnh mẽ.Điều này đạt được là do:

- Sự quyết liệt kiểm soát mặt bằng lãi suất của cơ quan quản lý nhà nước

- Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn từ năm 2011, sản xuất đình trệ khiến việc hấp thụ vốn không khả thi. Ngân hàng vẫn tăng trưởng huy động nhưng dư nợ tín dụng giảm mạnh khiến nguồn vốn dư thừa, do đó, các ngân hàng có dư địa để hạ lãi suất

Năm 2012: Với trọng tâm là kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô, ngay từ đầu năm 2012, các biện pháp của Chính phủ và NHNN đã phát huy tác dụng. Lạm phát có xu hướng giảm mạnh sau khi đã đạt đỉnh vào tháng 8/2011. Trên cơ sở đó các mức lãi suất cũng được NHNN điều chỉnh theo chiều hướng giảm xuống với 6 lần giảm lãi suất điều hành và 5 lần giảm trần lãi suất huy động. Đồng thời các biện pháp hành chính như đưa mức lãi suất cho vay về dưới 15% trước ngày 15/7/2012 cũng được áp dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp tối đa trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Về cơ bản, tính đến cuối năm 2012, mức lãi suất cho vay đã tương đối ổn định, đối với các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, mức trần lãi suất được cố định ở 13% đối với các khoản vay ngắn hạn. Năm 2013:Trên thị trường tiền tệ lãi suất huy động và cho vay của ngân hàng đều giảm khá mạnh. Lãi suất kỳ hạn dưới 1 năm của các ngân hàng đang huy động dưới mức 8%, còn các kỳ hạn dài hơn quanh mức 9-10%.So với đầu năm lãi suất huy động đã giảm 2-3%.Trong khi đó lãi suất cho vay cũng giảm ở mức tương ứng với kỳ hạn dài chỉ quanh mức 10-13%, còn lãi suất cho vay phục vụ vốn lưu động dưới 10%.Nhiều khoản vay cũ với lãi suất rất cao trước đó cũng được tổ chức tín dụng cơ cấu lại đưa về dưới 13%.

Năm 2014: Xu hướng chủ chốt của các mức lãi suất trong năm 2014 là giảm dần về cuối năm, thị trường tiền tệ trong 2014 vẫn tiếp tục được duy trì như mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng VND ở mức thấp trong khi lãi suất các khoản vay cũ cũng được điều chỉnh giảm. Tựu chung, mặt bằng lãi suất giảm 1,5-2%/ năm so với cuối 2013, phù hợp với mục tiêu mà NHNN đề ra đầu năm, qua đó hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi duy trì được mục tiêu kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô.

Điểm sáng trong điều hành chính sách trung và dài hạn của NHNN là chuỗi ổn định và giảm về lãi suất trong 3 năm liên tiếp, qua đó củng cố niềm tin đồng thời khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế.Lãi suất về mức thấp nhất kể từ 2008, chênh lệch lãi suất thu hẹp. Theo đó, thu hẹp dần chênh lệch lãi suất cho thấy chính sách tiền tệ đang phát huy tác dụng bình ổn thị trường. Với đặc điểm đa phần các doanh nghiệp

Việt Nam đều sử dụng nợ vay chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn, điều chỉnh giảm lãi vay đã tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tái cơ cấu nguồn vốn, giảm chi phí tài chính. Đây các các thông tin hỗ trợ rất tích cực cho triển vọng phục hồi của đại bộ phận doanh nghiệp, tạo tiền đề cho khả năng phục hồi tốt hơn trong năm 2015.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế thương mại Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Ích Nhân (Trang 31)