Có hai hình thức huy động vốn chủ yếu đối với một doanh nghiệp:
Huy động vốn chủ sở hữu: vốn góp ban đầu,lợi nhuận giữ lại và phát hành cổ phiếu mới. Với doanh nghiệp đã đi vào hoạt động đã có vốn góp ban đầu thì lãi suất tác động vào khoản lợi nhuận giữ lại và phát hành cổ phiếu mới.
• Đối với phát hành cổ phiếu mới: Chủ thể hay nhà đầu tư xem xét quyết định đầu từ hay kinh doanh dựa trên số lợi nhuận họ có thể thu về trong tương lai.Chính vì vậy sự gia tăng của lãi suất sẽ khiến các nhà đầu tư không ưa thích rủi ro hoặc ước tính được lợi nhuận từ việc gửi tiết kiệm ngân hàng cao hơn sẽ khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc huy động vốn và ngược lại.
• Đối với lợi nhuận giữ lại: Trong bối cảnh lãi suất tăng cao các cổ đông của doanh nghiệp có thể sẽ ưa thích các doanh nghiệp chi trả phần lợi nhuận thu được hơn là giữ
lại các khoản lợi nhuận này để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Thứ nhất đó là do các cổ đông này có thể tìm kiếm được các kênh đầu tư như ngân hàng. Thứ hai đó là do doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh trong môi trường lãi suất tăng cao nhiều biến động là hết sức rủi ro.Với các công ty tiếp tục giữ lại các khoản lợi nhuận này có thể sẽ làm giảm giá trị cổ phiếu và nó sẽ tác động ngược trở lại vấn đề huy động từ cổ phiếu mới.
Huy động từ vốn vay: các khoản vay chủ yếu từ tín dụng ngân hàng. Khi lãi suất tăng,thứ nhất là các chi phí khoản vay cao hơn làm các doanh nghiệp e ngại hơn trong việc tiếp cận vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, thứ hai lãi suất gia tăng thường là do các biện pháp thắt chặt cung tiền vì thế ngay cả khi doanh nghiệp muốn tiếp cận tín dụng cũng không phải dễ dàng.
Muốn đầu tư mở rộng thị trường doanh nghiệp cần các nguồn lực như cơ sở vật chất kĩ thuật, con người...Muốn làm được điều này doanh nghiệp cần có vốn.Trừ các doanh nghiệp lớn còn lại có đến 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa nguồn vốn huy động đến từ các khoản vay ngân hàng(theo số liệu cục phát triển doanh nghiệp). Vì vậy sự biến động của lãi suất không chỉ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn cũng như quyết định huy động vốn mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
1.3.2 Ảnh hưởng lãi suất đến chi phí lãi vay và tổng chi phí sản xuất kinh doanh
Vốn được coi là một trong hai yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình sản xuất tiếp theoDN.Theo nguồn gốc hình thành vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Ở nước ta, do điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển, các kênh huy động vốn đối với DN còn rất hạn chế nên nguồn vốn từ các ngân hàng luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, do đó, lãi suất cho vay của các NHTM luôn có tác động rất lớn đến hoạt động của các DN. Do vậy có thể thấy yếu tố lãi suất là một nhân tố quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh của DN.
+ Chi phí lãi vay của doanh nghiệp: đây chính là chi phí của các khoản vay, chi phí lãi vay là một bộ phận hình thành nên chi phí tài chính và đóng góp vào tổng chi phí sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ trọng chi phí tài chính trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh tùy thuộc vào cơ cấu vốn của doanh nghiệp và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Lãi suất tăng cao sẽ khiến chi phí lãi vay tăng cao và ngược lại lãi suất giảm sẽ làm chi phí lãi vay của doanh nghiệp giảm xuống. Ngoài ra nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lãi vay không chỉ có lãi suất mà có cả quy mô khoản vay của công ty. Tùy vào sự biến động của hai nhân tố này mà ta sẽ có chi phí lãi vay tăng hay giảm.
+Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: đây là chỉ tiêu phản ánh tổng tất cả chi phí đầu vào của doanh nghiệp, lãi suất ảnh hưởng đến tổng chi phí thông qua ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí lãi vay.