Những yếu tố ảnh hƣởng tới mô hình thi hành pháp luật về quản lý

Một phần của tài liệu Những tác động của quá trình đô thị hóa đến thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý sử dụng đất đai tại thành phố Đà Nẵng (Trang 66)

lý và sử dụng đất đai tại Đà Nẵng

Chế độ đất đai được xác định là sở hữu toàn dân. Nhà nước thay mặt nhân dân thể hiện vai trò, chức năng của người đại diện chủ sở hữu duy nhất và tuyệt đối. Với vai trò đó, Nhà nước thực hiện chức năng sở hữu thông qua việc thực hiện 03 quyền của chủ sở hữu. Việc quản lý đất đai được thực hiện thống nhất, toàn diện nhưng có sự phân công, phân cấp từ Trung ương đến địa phương, theo đó Nhà nước quản lý đất đai thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy : Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai vẫn còn nhiều điểm bất cập, nhiều nội dung chồng chéo và chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Trong quá trình thực hiện, Luật Đất đai 2003 đã bộc lộ khá nhiều bất cập, vướng mắc cần phải sửa đổi để đảm bảo phù hợp với thực tiễn cuộc sống. (trong báo cáo rà soát Luật Đất đai của UBND thành phố Đà Nẵng đã đề nghị xem xét sửa đổi, bãi bỏ 15 nội dung liên quan đến Luật Đất đai năm 2003 chiếm tỉ lệ lớn trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Điều này cho thấy, việc quản lý đất đai hết sức đa dạng và phức tạp. Đến nay, các vấn đề về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính về đất đai, giá đất; cấp giấy chứng

67

nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; thời hạn sử dụng đất; thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất; quản lý và phát triển thị trường bất động sản.... Còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước trên thực tế. Việc quản lý nhà nước đối với đất đai còn lỏng lẻo nên tạo kẻ hở để một số cá nhân trục lợi. Đặc biệt, việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lính vực đất đai chiếm tỉ lệ khá lớn đã và đang là vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước, ổn định xã hội.

Để thực hiện tốt chức năng của đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với

đất đai, Nhà nước cần phải đặc biệt chú trọng đến một số nội dung sau đây: Thứ nhất, công tác quy hoạch. Đay là một trong những nhiệm vụ

quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý đất đai. Việc quy hoạch sử dụng đất phải mang tính chiến lược, lâu dài và phải đặt trong tổng thể định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của khu vực

Thứ hai, Nhà nước tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra,

giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai của các cơ quan nhà nước cũng như của người sử dụng đất bảo đảm đất đai được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích.

Thứ ba, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp

luật về đất đai làm nền tảng pháp lý cho việc quản lý nhà nước. Trong đó cần có sự phân biệt rõ quyền đại diện chủ sở hữu đất đai với quyền thống nhất quản lý đất đai của nhà nước. Điều này có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm tăng cường trách nhiệm, vai trò của nhà nước cũng như năng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay.

68

Là một trong những nội dung trọng tâm của cải cách hành chính tại thành phố Đà Nẵng, cải cách thủ tục hành chính về đất đai luôn nhận được sự chỉ đạo xuyên suốt, quyết liệt, kiên trì của lãnh đạo thành phố; là nội dung được đánh giá định kỳ 6 tháng, hằng năm trong chương trình làm việc của HNND và UBND thành phố.

- Tuy đã đạt được nhiều thành tích song công tác cải cách thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai tại thành phố Đà Nẵng vẫn còn những bất cập. Trước hết là hệ thống thủ tục hành chính về đất đai vẫn còn rườm rà, phức tạp gây nhiều khó khăn phiền hà cho nhân dân, tổ chức khi thực hiện các giao dịch hành chính. Nguyên nhân chủ yếu là hệ thống thủ tục hành chính về đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất, xây dựng và thuế do Bộ, ngành ở Trung ương quy định, nhưng còn nhiều chồng chéo giữa các ngành, các cấp nhưng chậm được khắc phục. Xu hướng quy định về thủ tục hành chính thường nghiên về phía có lợi cho cơ quan quản lý nhà nước hơn là có lợi cho người dân. Do đó, nhiều quy định vẫn còn rườm rà, phức tạp.

- Việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính chưa nghiệm; có chủ trương đúng, có hướng dẫn rõ ràng nhưng thực hiện không nghiêm túc, không làm đến nơi đến chốn, nhưng chưa được xử lý rõ ràng về trách nhiệm chung và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan. Tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn trên lĩnh vực đất đai còn cao tại các quận, huyện.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức tuy đã có tiến bộ hơn trước song chưa thể hiện rõ nét tính chuyên nghiệp; năng lực, lề lối làm việc tại các cơ quan hành chính còn nhiều hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ nhân dân.

69

- Việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà và đất, quản lý bất động sản còn là nội dung chưa được đầu tư thỏa đáng.

Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng, có vị trí đặc biệt, quyết định quá trình phát triển kinh tế xã hội. Do nằm ở trung độ của cả nước, có điều kiện để phát triển nền kinh tế tổng hợp, thành phố Đà Nẵng đã xác định đất đai là tiềm lực trong mọi lãnh vực phát triển : Sản xuất, đời sống, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển không gian đô thị.

Tuy vậy, việc quản lý sử dụng đất phải mang tính chiến lược nhằm đảm bảo cho sự phát triển được cân đối bền vững kết hợp với bảo vệ môi trường, hay nói cách khác : " Phát triển đô thị phải đáp ứng nhu cầu của đời

nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của đời sau". Thực

tế trong thời kỳ 1997-2010, thành phố Đà Nẵng đang ở giai đoạn đầu phát triển do đó đất đai được sử dụng nhiều hơn cho các mục đích sử dụng. Điều này dẫn đến đất đai biến động không ngừng, kể cả việc chuyển dịch quyền sử dụng đất trong nhân dân. Thị trường bất động sản có những thời điểm nóng lên khó kiểm soát. Yêu cầu đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước về đất đai phải được tăng cường để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Trong những năm qua được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, công tác quản lý Nhà nước về đất đai được tăng cường, dần dần đi vào nề nếp, pháp luật đất đai đã đi vào cuộc sống xã hội, ý thức của người sử dụng đất từng bước được nâng lên. Các nội dung cơ bản về quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả.

Công tác quy hoạch xây dựng đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ, thay đổi toàn diện bộ mặt của đô thị trong hơn mười năm qua. Đến nay, hệ

70

thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của thành phố đã tương đối đồng bộ, ngày càng hoàn chỉnh hơn, giao thông nội thị và liên tỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố; công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, mạng lưới cấp thoát nước, cấp điện, ngày càng được nâng cấp; mạng lưới bưu chính viễn thông, các khu du lịch, dịch vụ, nghĩ dưỡng ngày càng được đầu tư tạo được sự hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, với tốc đô đô thị hóa nhanh, việc đầu tư cơ sở hạ tầng không theo kịp việc phát triển các khu đô thị, dẫn đến một số nhu cầu tiện ích của người dân chưa được hoàn chỉnh, công tác quản lý còn một số điểm bất cập, một số khu vực trên địa bàn thành phố phát triển chưa cân xứng với sự phát triển chung của thành phố, vẫn cần khắc phục ở một số chỉ số thành phần như sau:

Về vấn đề tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

Thành phố Đà Nẵng về cơ bản khâu quy hoạch, giải phóng mặt bằng, giải toả đền bù, xây dựng cơ sở hạ tầng mang tính cạnh tranh rất cao. Thậm chí còn mang tính điển hình trong cả nước. Tuy nhiên vấn đề tiếp cận đất đai đối với các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đại bộ phận thành phố lại là một vấn đề cần xem xét. Nói cụ thể hơn doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận với đất đai hơn là các doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp ở nơi khác đến. Mặt khác thời gian cho thuê đất chưa thống nhất, dài hay ngắn không rõ ràng, doanh nghiệp không định được vì vậy không thể có phương án đầu tư lâu dài. Công tác định giá đất tuy chặt chẽ và đúng quy trình nhưng còn mang tính chủ quan có lúc thiếu minh bạch. Một khi cơ sở hạ tầng ( trong đó có đất đai) của doanh nghiệp không ổn định thì kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng không thể mang tính cạnh tranh cao.

71

Về tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Đà Nẵng là một trong những thành phố đầu tư phát triển hạ tầng cho thông tin và truyền thông lớn nhất. Tuy nhiên trên góc độ quản lý không phải thông tin nào cũng bắt buộc phải minh bạch, công khai vì vậy vấn đề gì cần công khai, cho phép công khai thì phải có chỉ đạo tốt để được công khai đến người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt trong các lĩnh vực quy hoạch và phát triển kinh tế ngành, chính sách về đát đai đôi khi cần có sự đóng góp ý kiến của nhân dân, doanh nghiệp các đoàn thể hoặc các hiệp hội để chính sách sát với thực tiễn.

Về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo thành phố

Đà Nẵng là địa phương được cả nước biết đến với 3 năm liền có chỉ số cạnh tranh PCI đứng thứ nhất cả nước riêng năm 2011 đạt hạng 5, điều này khẳng định vai trò của lãnh đạo thành phố rất quyết định đến chỉ số cạnh tranh PCI. Tính tiên phong, năng động của lãnh đạo thành phố không chỉ thể hiện riêng ở chỉ số PCI được giữ vị trí cao nhất mà còn thể hiện trên nhiều mặt kinh tế, xã hội, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở Đà Nẵng qua nhiều năm liền. Tuy nhiên nếu chủ trương chính sách thành phố đúng đắn, giải pháp thực thi muốn đi tắt đón đầu mà việc lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát những chủ trương, chính sách, giải pháp đó trong thực tế không được cụ thể, sâu sát, chặt chẽ đến với các sở, ban, ngành và triển khai cụ thể đến doanh nghiệp thì phạm vi ảnh hưởng của những chính sách, chủ trương và các giải pháp tiên phong cũng sẽ khó trở thành hiện thực.

Để thực hiện quản lý đất đai theo pháp luật, UBND thành phố đã chỉ đạo các cấp các ngành tổ chức quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm

72

đi đôi với việc bảo vệ môi trương. Hệ thống tài liệu điều tra cơ bản về đất đai của thành phố đã được xác lập, hệ thống hồ sơ địa chính các cấp cơ bản hoàn chỉnh phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước.

Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kiểm kê, thống kê đất đai và đặc biệt là giao đất, thu hồi đât, thanh tra đất đai, giải quyết các khiếu nại đã tổ chức thực hiện kịp thời. Nhờ đó mà nguồn thu từ đất chiếm tỷ trọng khá lớn cho ngân sách của thành phố trên cơ sở đó phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, xây dựng các công trình, dự án về kinh tế và xã hội.

Những chủ trương của thành phố phù hợp với quy định của pháp luật và được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Bên cạnh đó nhằm giúp cho UBND các cấp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai và bảo vệ môi trường, thành phố cũng đã chú trọng hoàn thiện tổ chức ngành Tài nguyên và Môi trường đủ về lực lượng, nắm vững chuyên môn, từng bước đầu tư thiết bị để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Tuy nhiên, việc sử dụng đất cũng còn tồn tại nhất định trong công tác quản lý như :

- Quan niệm sở hữu đất đai của người dân chưa đầy đủ, rõ ràng nên ảnh hưởng đến việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng, giải quyết khiếu nại, tranh chấp.

- Tình trạng vi phạm luật đất đai vẫn còn diễn ra như : Lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, vi phạm quy hoạch....

73

- Tình hình biến động đất đai khá lớn nhưng công tác đo đạc chỉnh lý biến động không kịp thời do thiếu kinh phí, các tài liệu về đất đai cần cập nhật thường xuyên, nhưng cán bộ địa chính cơ sở một số nơi còn thiếu kinh nghiệm và chuyên môn nên có nhiều nơi tài liệu phản ánh chưa kịp thời với thực tế.

- Đối với chính quyền thì mức độ quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về đất đai ở một số xã phường còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ.

- Đối với công tác lập quy hoạch sử dụng đất cần được chú trọng hơn nữa, nhất là sự phối hợp tham gia của các ngành, các cấp có liên quan đến việc sử dụng đất, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch sử dụng đất cho các quận, huyện, xã phường để có cơ sở phục vụ công tác quản lý.

- Nhờ chủ trương ưu đãi đầu tư của thành phố nên đến nay các khu công nghiệp cơ bản lấp đầy các dự án và đã đi vào hoạt động, tuy nhiên do quan tâm nhiều đến lợi ích kinh tế, một số đơn vị sản xuất kinh doanh đã thả lỏng việc xử lý chất thải dẫn đến gây ô nhiễm môi trường nhiều nơi, bên cạnh đó các khu công nghiệp chưa có nhà máy xử lý nước thải, nên việc các chất thải gây ô nhiễm cho nhiều khu vực trong đó có cả các khu dân cư, các khu du lịch, thương mại dịch vụ là khó tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Những tác động của quá trình đô thị hóa đến thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý sử dụng đất đai tại thành phố Đà Nẵng (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)