Truyền thống và văn hóa

Một phần của tài liệu Những tác động của quá trình đô thị hóa đến thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý sử dụng đất đai tại thành phố Đà Nẵng (Trang 52)

Đã hơn 15 năm trôi qua kể từ ngày Đà Nẵng được chia tách từ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mà câu chuyện có hay không có một nền văn hóa bản địa Đà Nẵng , từ đó có hay không có cái gọi là con người văn hóa Đà Nẵng dường như vẫn chưa thực sự ngã ngũ. Vấn đề được đặt ra là liệu có gì khác biệt giữa con người văn hóa Đà Nẵng với con người văn hóa Quảng Nam?

53

Đầu tiên con người văn hóa Đà Nẵng phải là con người yêu nước. Có thể đặt câu hỏi: người dân tỉnh nào mà không yêu nước, cứ gì phải là người dân Đà Nẵng? Đúng vậy, nhưng do hoàn cảnh lịch sử đặc thù - là địa phương đầu tiên bị liên quân Pháp và Tây Ban Nha đổ bộ mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam vào năm 1858, cũng là địa phương đầu tiên bị quân viễn chinh Mỹ đổ bộ mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam vào năm 1965, cũng là địa phương duy nhất có nguyên một huyện đảo bị quân Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép vào năm 1974, dẫn tới thực tế là chưa thể gọi thành phố Đà Nẵng được hoàn toàn giải phóng vào ngày 29-3-1975. Lòng yêu nước của người Đà Nẵng ngày nay buộc phải đạt đến độ nhạy cảm cần thiết mới có thể đủ sức ứng phó với thời cuộc.

Chính vì nhạy cảm về lòng yêu nước, người Đà Nẵng đã sáng tạo nên con rồng sắt bay ngang sông Hàn hướng ra biển lớn, vừa có thể phun nước, vừa có thể phun lửa. Nếu nghìn năm trước truyền thuyết Việt Nam từng xuất hiện hình ảnh con ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa thiêu đốt kẻ thù trong chiến trận, thì ngày nay con rồng sắt của người Đà Nẵng cũng có khả năng phun lửa - ngọn lửa tượng trưng cho nhiệt huyết nồng cháy sục sôi của một dân tộc luôn yêu chuộng hòa bình, hiểu rất rõ cái giá của một ngày bình yên nhưng khi cần lại biết sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ vùng trời, vùng biển thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc mình.

Con người văn hóa Đà Nẵng còn là con người biết khát vọng vươn lên, mà khát vọng bao trùm nhất là xây dựng thành phố quê hương mình trở thành thành phố đáng sống trong tương lai. Sở dĩ phải nhấn mạnh 3 chữ “trong tương lai”, bởi nhìn danh sách những thành phố đáng sống nhất thế giới được bình chọn hằng năm theo tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống đô thị của

54

Công ty Mercer - doanh nghiệp tư vấn của Vương quốc Anh, hoàn toàn có thể thấy đối với Đà Nẵng hiện nay, danh hiệu “Thành phố đáng sống” là một khát-vọng-vươn-lên hơn là một hiện-thực-nhãn-tiền. Nói như vậy có nghĩa là mặc dù đã nỗ lực tạo ra cho thành phố mình một sức bật mới, một diện mạo mới rất đáng tự hào và khiến khát vọng vươn lên trở thành một thành phố thực sự đáng sống, thực sự thái bình hoàn toàn không phải hoang tưởng hay ảo tưởng, nhưng con người văn hóa Đà Nẵng vẫn còn phải làm rất nhiều việc để đạt được mục tiêu cao đẹp ấy, với những người lãnh đạo có tầm nhìn xa rộng, với những cán bộ, công chức có đạo đức công vụ sẵn sàng dấn thân vì đại cuộc, với những nhà kinh doanh có cách kiếm tiền cùng cách tiêu tiền thấm đẫm văn hóa doanh nhân, đương nhiên với những công dân yêu nước - yêu nước đến mức nhạy cảm - luôn đồng thuận với các chủ trương chính sách của Đảng bộ và chính quyền...

Với khát vọng vươn lên từ bản thân mỗi công dân Đà Nẵng đến cả cấp chính quyền đã góp phần đưa Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ hơn vào hôm nay. Có thể nói một trong những yếu tố làm nên bộ mặt Đà Nẵng hôm nay chính là sự đồng lòng của người dân thành phố, nói như Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh, cái được lớn nhất của Đà Nẵng là được lòng dân.

Lòng dân làm nên phố mới, lòng dân làm nên những con đường khang trang, những cây cầu nối liền đôi bờ…. Người Đà Nẵng hôm nay đã có 37 năm sống trong hòa bình, 15 năm ở thành phố trực thuộc Trung ương, cuộc sống của người Đà Nẵng ngày càng khá hơn, và hình ảnh về một tính cách, con người Đà Nẵng chân chất, hiền hậu, hiếu khách được khắc họa rõ hơn bao giờ.

Đà Nẵng có được như hôm nay là kết quả tổng hòa của sự đồng thuận từ người lãnh đạo cao nhất đến người dân bình thường nhất. Tất cả đã cùng

55

đồng lòng thuận chí để xây dựng một Đà Nẵng lớn mạnh, tươi đẹp như hôm nay, trong đó yếu tố con người giữ một vị trí vô cùng quan trọng.

Trước hết nói về yếu tố con người trong lĩnh vực giải tỏa - đền bù tái định cư, vấn đề mà rất nhiều địa phương bạn đến tìm hiểu học tập. Trong 15 năm qua, thành phố đã thực hiện di dời và bố trí tái định cư cho hơn 95 ngàn hộ dân. Công tác giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng đạt kết quả tốt là nhờ sự đồng thuận cao trong nhân dân. Số đơn thư khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến vấn đề đất đai, đặc biệt những trường hợp khiếu kiện kéo dài, chiếm một tỷ lệ không đáng kể so với một số lượng lớn hộ dân phải di dời, giải tỏa như vậy. Bên cạnh đó, “ý Đảng lòng dân” ở Đà Nẵng còn được thể hiện khá sinh động qua việc thực hiện hiệu quả chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” của thành phố. Các con đường nội thành khi mở rộng, nâng cấp, người dân đã tự nguyện hiến đất với trị giá hàng trăm tỷ đồng. Đây là thành công lớn của thành phố trong vận động sự đóng góp của nhân dân cho công cuộc xây dựng và phát triển thành phố quê hương.

Nói đến Đà Nẵng không thể không nói đến các chương trình lớn mang đậm tính nhân văn như chương trình “Thành phố 5 không”, “Thành phố 3 có”. Những kết qủa có được đến hôm này có công sức đóng góp rất lớn của các tầng lớp nhân dân Đà Nẵng. Đơn cử về mảng nếp sống văn hóa văn minh đô thị, người Đà Nẵng đã để lại những ân tượng tốt đẹp cho bạn bè gần xa mỗi khi đến đây. Đó là sự thân thiện, hiếu khách, sẵn sàng hợp tác của mọi người từ em bé đến cụ già, từ anh xe thồ đến chiến sỹ công an với những du khách gần xa. Một người bạn của tôi, từ một tỉnh phía Bắc, lần đầu tiên đến Đà Nẵng, đã thốt lên rằng: “Người Đà Nẵng sao mà thân thiện, dễ thương thế!”. Anh nói, chỉ đơn giản việc hỏi đường thôi mà bất kỳ ai cũng hướng dẫn rất tận tình, cặn kẽ, điều mà những thành phố lớn khác không phải lúc nào

56

cũng thuận lợi. Một chị bạn nữa của tôi cũng kể lại rằng, khi mới đến Đà Nẵng, vì chưa thuộc đường, thỉnh thoảng phải dừng lại hỏi, khi chị hỏi chị bán bánh mỳ thì cả những người đang uống nước mía gần đó cũng bước ra chỉ dẫn rất tận tình, có người còn lấy xe dẫn mình đi qua khỏi đoạn khó diễn tả nữa. Điều này làm chị bạn tôi rất xúc động. Từ những cách hành xử rất đời thường nhưng đậm nét nhân văn đó, đã làm toát lên một Đà Nẵng rất đáng mến, thân thiện, chân thành, được bắt đầu từ những con người Đà thành bình dị như vậy.

Đà Nẵng xanh, sạch đẹp hôm nay cũng một phần không nhỏ là do ý thức của người Đà Nẵng. Những con phố, tuyến đường khang trang, sạch đẹp, ngoài nỗ lực của những anh chị công nhân Công ty Môi trường đô thị còn là sự đóng góp của mỗi người dân trong việc hàng ngày quét dọn, khoảng hè phố và cả đoạn đường trước nhà mình...

Các nhà văn hóa đã đúc kết một cách rất cụ thể về người Đà Nẵng là: Đà Nẵng nằm trong vùng đất được tôn vinh là "Ngũ phụng Tề phi", gắn liền với truyền thống hiếu học và say mê sáng tạo. Người Đà Nẵng có bản tính chất phác, ngay thẳng, sống đơn giản, thân thiện, yêu sự chân thật và kiên quyết trong hành động chống lại những điều ác, điều xấu. Trải qua diễn trình lịch sử, Đà Nẵng là nơi quần cư của cư dân nhiều địa phương khác đến; là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng miền trong cả nước. Dẫu chưa hình thành nét đặc trưng rõ rệt như một số nơi nhưng người Đà Nẵng vẫn có tính cách riêng và ngày càng được hun đúc cùng tiến trình phát triển đô thị.

Vì yêu, vì tâm huyết, trách nhiệm với quê hương mà người Đà Nẵng từ lãnh đạo đến người dân bình thường luôn đằm mình suy nghĩ những bước đi, cách làm thích hợp nhất để xây dựng thành phố quê hương lớn lên từng ngày.

57

Vất vả, gian nan còn nhiều, nhưng lạc quan và niềm tin thì không bao giờ cạn. Đó cũng là bản chất của người Đà Nẵng. Mỗi công dân Đà Nẵng đều có quyền tự hào vì mình là “Người Đà Nẵng”, về những thay đổi của thành phố mà mình đang gắn bó.

Một phần của tài liệu Những tác động của quá trình đô thị hóa đến thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý sử dụng đất đai tại thành phố Đà Nẵng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)