- Từng bước thực hiện việc tin học hóa cơ sở dữ liệu đất đai để tạo bước
chuyển mới trong cải cách thủ tục hành chính, người dân có điều kiện giám sát việc thực thi pháp luật, hỗ trợ tích cực việc chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong quản lý đất đai, minh bạch hóa việc giao đất, cho thuê đất của Nhà nước cũng như việc tính toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giúp giải quyết triệt để tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
- Thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai trong việc giải quyết các trình tự, thủ tục hành chính về đất đai cho phù hợp với tình hình thực tế
77
của thành phố đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả phục vụ kịp thời nhu cầu của người sử dụng đất và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào thành phố.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai theo hướng: công khai, minh bạch thủ tục, thông tin về quản lý đất đai trên các phương tiện mà người dân dễ tiếp cận. Mở các kênh truyền tải thông tin từ cơ quan quản lý đến người dân sử dụng đất
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đất đai đến từng người dân, đi đôi với thiết lập cơ chế hỗ trợ pháp lý cho người có quyền sử dụng đất để họ bảo vệ được quyền lợi của mình và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất. Phổ biến chính sách, pháp luật đất đai cần được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú để đưa pháp luật đất đai vào cuộc sống.
- Tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hành của Nhà nước đối với thị trường bất động sản trên cơ sở phân công, phối hợp rõ ràng, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, trước hết là giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Xây dựng. Nhà nước chủ động tham gia thị trường bất động sản với tư cách là chủ sở hữu đất đai và nhiều bất động sản trên đất.
78
KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế, các chính sách pháp luật về đất đai có vị trí đặc biệt quan trọng, đây luôn được xem là vấn đề lớn, phức tạp, tác động trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, sự ổn định và phát triển của đất nước. Từ thực tiễn thực hiện gần mười năm thực hiện Luật Đất đai năm 2003 đã cho thấy, cùng với việc thi hành đồng bộ các chính sách, pháp luật về đất đai , việc điều chỉnh quan hệ quản lý và sử dụng đất, do tác động của quá trình đô thị hóa làm thay đổi điều kiện sử dụng đất, các quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất cũng bị tác động. Nhà nước cần thực thi nhiều biện pháp trong việc quản lý sử dụng đất để việc thi hành hành pháp luật đất đai ngày càng đi vào thực tế, đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất đai, tránh lãng phí, ô nhiễm môi trường...
Trong những năm gần đây, diện tích đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng liên tục mở rộng với tốc độ đô thị hóa cao, diện mạo đô thị ngày một khang trang với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng, đem lại cho Đà Nẵng một tầm vóc mới cả về không gian lẫn chất lượng đô thị.
Công tác quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch xây dựng tại Đà Nẵng trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của thành phố. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đô thị, Đà Nẵng đang đối mặt với khá nhiều thách thức để có thể trở thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững như: thiếu mảng kiến trúc xanh trong đô thị; vấn đề xử lý nước thải công nghiệp; nước thải sinh hoạt, chất thải rắn, tình hình quản lý, sử dụng đất tại địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, tình hình sử dụng đất đai còn nhiều bất cập, đất đai còn để hoang hóa nhiều, chưa được sử dụng triệt để.
79
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng và gia tăng dân số của Đà Nẵng những năm gần đây đã gây nên tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí. Trung bình mỗi ngày, ước tính khoảng 324 tấn rác thải được thu gom tại các thùng rác đặt trên các đường phố. Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác xử lý chất thải nguy hại còn thiếu, việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, việc thực thi pháp luật đất đai còn hạn chế.
Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng hình thành một cách khách quan, một nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển. Tuy nhiên, trong thực tiễn mối quan hệ đó còn nhiều bất cập, chồng chéo và mâu thuẫn với nhau, hạn chế. Việc giải quyết, hoàn thiện các mối quan hệ này cũng là một yêu cầu khách quan nhằm làm cho quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng có sự thống nhất, đồng bộ, nâng cao chất lượng, hiệu quả của quy hoạch; đồng thời làm cơ sở cho việc phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước trong việc lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch đạt kết quả tốt; đồng thời, cần phân định rõ về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền giữa cơ quan quản lý đất đai và cơ quản lý xây dựng trong quy định lẫn trong thực tiễn.
Xuất phát từ thực tế trên, trong thời gian tới, Luật Đất đai sửa đổi cần có những quy định cụ thể liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất đai, việc thi hành pháp luật đất đai cần có hiệu quả và đi vào thực tế. Việc sửa đổi này không chỉ góp phần tạo nên sự đồng bộ của hệ thống pháp luật mà còn tạo nguồn lực cho đất đai, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Khắc phục những tồn tại bất cập trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong giai đoạn tiếp theo
80
Tiến trình đô thị hóa thành phố Đà Nẵng cần tập trung vào một số lĩnh vực có ý nghĩa mấu chốt để phát triển đô thị thành công, bền vững đem lại nhiều tiện ích cho người dân, đó là khả năng kết nối, nhà đất, quy hoạch đô thị, giao thông đô thị và các dịch vụ đô thị cơ bản, việc thi hành pháp luật về quản lý và sử dụng đất.
Hạn chế tối đa những ảnh hưởng do những tác động của quá trình đô thị hóa như người dân mất đất canh tác, đền bù, giải tỏa, môi trường...Đồng thời tận dụng triệt để ưu thế về đất đai, về truyền thống và văn hóa của địa phương, nhằm xây dựng thành phố phát triển về kinh tế- văn hóa, đảm bảo an ninh- quốc phòng, xứng đáng là đô thị lớn của cả nước; là trung tâm kinh tế- xã hội của miền Trung, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của miền Trung và cả nước.
81 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI ( 2012 ) , Nghị quyết số 19-
NQ/TW ngày 31/10/2012 của về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
2. TS. Lê Xuân Bá (Chủ biên) 2003, Sự hình thành và phát triển thị trường
BĐS trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, tr83.
3. TS. Nguyễn Đình Bồng (Chủ biên) 2012, Quản lý đất đai ở Việt Nam (1945-2010), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Sự thật
5. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và Nhà Xuất bản Tư pháp, tr 665.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo số 193/BC-BTNMT về tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai năm 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai, Hà Nội.
7. PGS. TS Trần Thị Minh Châu (2006), Sự phân định của Nhà nước giữa
quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai- những vấn đề cần nghiên cứu, Hội thảo : Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do Viện Nghiên cứu lập pháp và Quỹ Rosa Luxemburg ( CHLB Đức) tổ chức vào ngày 28-29/6/2011 tại Hải Phòng .
82
8. Cục thống kê thành phố Đà Nẵng (2011), Niên giám thống kê thành phố
Đà Nẵng năm 2010, Nhà xuất bản Thống kê.
9. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng ( 2010 ) , Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2010- 2015.
10. TS. Bùi Văn Huyền- TS. Đinh Thị Nga ( Đồng chủ biên), Quản lý Nhà
nước đối với thị trường Bất Động sản ở Việt nam, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia.
11. Ngô Trung Hải (2008), Quy hoạch đô thị Việt Nam – 60 năm nhìn lại,
Tham luận tại Hội thảo Kiến trúc Việt Nam đương đại - Nhìn từ bên trong và từ bên ngoài.
12. Đỗ Hậu – Nguyễn Đình Bồng (2005), Quản lý đất đai và Bất động sản
đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội
13. Chu Thị Hoa ( 2010 ), Pháp luật về thị trường bất động sản ở Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường , Viện Khoa học Pháp lý .
14. Nguyễn Đăng Sơn- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển Hạ tầng Quy hoạch đô thị và quản lý thực hiện quy hoạch, Quản lý
thực hiện quy hoạch đô thị trong cơ chế thị trường.
15. Tổng Cục quản lý đất đai (2010), Dự án xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật để phát triển các tổ chức cung cấp các dịch vụ cho thị trường bất động sản, Hà Nội.
16. TS. Nguyễn Quang Tuyến, Đại học Luật và Nguyễn Xuân Trọng, Vụ Chính sách pháp chế, Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bàn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
83
17. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Báo cáo số 43/BC-UBND về Tổng kết đánh giá tình hình thi hành Luật đất đai năm 2003 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
18. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ( 2011 ) , Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 thành phố Đà Nẵng.
19. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
20. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2011 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 – 2015.
21. Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế- xã hội Đà Nẵng (2012), Tạp chí Phát triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng 2012
22. TS. Nguyễn Ngọc Vinh ( 2013 ) , " Đa dạng hóa quyền sở hữu đất đai, những vấn đề cần bàn luận", Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 9 (19) Tháng 3-4/2013.
23. GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, Công hữu đất đai và nguy cơ tham nhũng http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-09-23-cong-huu-dat-dai-va- nguy-co-tham-nhung Văn bản pháp luật 24. Luật Đất đai 1987. 25. Luật Đất đai 1993 26. Luật Đất đai 2003
84
27. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
28. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai..
29. Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009
30. Thông tư số 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng, Hà Nội.