Kiến nghị về việc xây dựng pháp luật

Một phần của tài liệu Những tác động của quá trình đô thị hóa đến thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý sử dụng đất đai tại thành phố Đà Nẵng (Trang 73)

- Kiến nghị sửa đổi những điều chưa thống nhất giữa Luật Đất đai và các luật có liên quan; bảo đảm tính đồng bộ giữa Luật Đất đai và các luật về tài sản gắn với liền với đất, làm cho các quyền về đất đai và bất động sản

74

được vận động theo cơ chế thị trường. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật có liên quan đến đất đai và bất động sản nhằm đảm bảo tính thống nhất, phù hợp,

- Xây dựng các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, các định mức kinh tế- kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý, sử dụng đất, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho việc quản lý, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Rà soát các văn bản quy phạm của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đã ban hành để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; đặc biệt chú trọng các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc phải thu hồi để thực hiện dự án đầu tư theo quy hoạch.

- Chấn chỉnh, khắc phục các bất cập trong việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đất đai; thực hiện việc đánh giá tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đối với phát triển kinh tế, xã hội và cộng đồng; phát hiện kịp thời những bất cập, vướng mắc để kiến nghị sửa đổi, bổ sung.

- Tạo điều kiện thuận lợi để quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa, dễ dàng chuyển bất động sản thành vốn đầu tư thông qua quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, xây dựng hệ thống đăng ký bất động sản thống nhất, tạo môi trường xây dựng kinh doanh bất động sản bình đẳng, công khai.

- Chính sách đất đai phải giải quyết đồng thời các mối quan hệ: Phân chia quyền đối với đất giữa các chủ thể khác nhau trong xã hội. Quy định rõ ràng, cụ thể hơn và thực thi đầy đủ, đúng đắn hơn các quyền của đại diện chủ

75

sở hữu và quyền thống nhất quản lý của Nhà nước, đặc biệt là trong việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế- xã hội theo quy định của pháp luật.; tái định cư, tổ chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống của nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi.

Hoàn thiện phân cấp về quản lý đất đai

Cần nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện để có đủ cơ sở để phân cấp trong quản lý nhà nước về đất đai bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả và không chồng chéo; vừa bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Trung ương, vừa đảm bảo quyền chủ động của địa phương...

Tăng cường tính chuyên nghiệp của các cơ quan quản lý đất đai trên cơ sở đào tạo chuyên sâu cán bộ quản lý, chuẩn hóa và công khai thủ tục hành chính quản lý đất, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất đai cũng như cung ứng dịch vụ quản lý đất đai cho người có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Những tác động của quá trình đô thị hóa đến thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý sử dụng đất đai tại thành phố Đà Nẵng (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)