Những nội dung chủ yếu của pháp luật về quản lý và sử dụng đất

Một phần của tài liệu Những tác động của quá trình đô thị hóa đến thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý sử dụng đất đai tại thành phố Đà Nẵng (Trang 35)

Như vậy, các quyết định nói trên của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bắt buộc người sử dụng đất phải triệt để tuân theo. Rõ ràng, chúng ta có thể thấy rằng, người sử dụng đất đai không thể là một bên có thể thỏa thuận được với Nhà nước trong mối quan hệ để thực hiện việc quản lý và sử dụng đất.

* Phƣơng pháp bình đẳng

Phương pháp này thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng đất khi tham gia vào quan hệ đất đai. Họ có thể thỏa thuận với nhau trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước để thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp đất đai. Nhà nước chỉ quy định về thời hạn sử dụng, mục đích sử dụng và thử tục hành chính cần phải làm, còn người sử dụng sẽ thỏa thuận cụ thể về các quyền và nghĩa vụ với nhau trong quá trình khai thác, sử dụng đất đai.

Ngoài ra, Nhà nước có chính sách cho thuê đất đai với mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng, đồng thời trong một số trường hợp nhất định Nhà nước cho phép hộ gia đình, cá nhân được quyền thuê đất.

1.2.3. Những nội dung chủ yếu của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai đất đai

36

Quyền của Nhà nước

Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai trong cả nước, là người quyết định tối cao trong công tác quản lý và sử dụng đất. Vì vậy, Nhà nước có nhiều quyền đặc trưng của chủ sở hữu, bao gồm:

- Quyền chiếm hữu đất đai: Là quyền giữ và kiểm soát đất đai theo ý chí của Nhà nước.

- Quyền sử dụng đất đai: Là quyền khai thác lợi ích vật chất của đất đai, cho phép Nhà nước thu lợi phát sinh từ đất đai.

- Quyền định đoạt đất đai: Là quyền quyết định số phận pháp lý của đất đai

- Quyền quản lý đất đai: Là quyền định ra các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ đất đai phù hợp với cơ chế thị trường.

Nghĩa vụ của Nhà nước

Điều 6 Luật Đất đai 2003 xác định 13 nội dung trong quản lý đất đai của Nhà nước và cũng chính là nghĩa vụ mà Nhà nước cần phải thực hiện. Cụ thể Nhà nước phải:

- Nắm chắc toàn bộ quỹ đất quốc gia thông qua các kỹ thuật nghiệp vụ mà cơ quan quản lý đất đai thực hiện là : Khảo sát, đo đạc, đánh giá đất đai, đăng ký sử dụng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Xác lập, xây dựng quy hoạch, kế hoạch để phân phối một cách hợp lý quỹ đất đai thống nhất vì lợi ích Nhà nước và lợi ích xã hội.

37

- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, quản lý việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất đai, bảo hộ quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất, giải quyết các bất đồng, mâu thuẩn trong quan hệ đất đai.

* Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Quyền của người sử dụng đất

- Các quyền chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 105 Luật Đất đai.

- Bên cạnh những quyền chung đó, người sử dụng đất còn được quyền lựa chọn các hình thức sử dụng đất mà mình mong muốn như: hình thức được giao đất hoặc thuê đất.

- Ngoài ra, khi trở thành chủ sử dụng đất người sử dụng đất còn được quyền giao dịch quyền sử dụng đất như:

+ Chuyển đổi quyền sử dụng đất; + Chuyển nhượng quyền sử dụng đất; + Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; + Tặng cho quyền sử dụng đất;

38 + Thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất; + Góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Nghĩa vụ của người sử dụng đất

Người sử dụng đất khi sử dụng đất phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một chủ sử dụng đất như:

- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật;

- Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;

- Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất;

- Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Những tác động của quá trình đô thị hóa đến thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý sử dụng đất đai tại thành phố Đà Nẵng (Trang 35)