Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

Một phần của tài liệu Xu hướng biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Luận văn ThS. Triết học (Trang 29)

nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chiến lược kinh tế - xã hội và những chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta

Đây là nhân tố có ý nghĩa trực tiếp quyết định đến xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhân tố này bao trùm và chi phối các nhân tố khác, vai trò, mức độ, ảnh hưởng (tích cực hay tiêu cực) của các nhân tố khác đến đâu tùy thuộc một cách quyết định vào nhân tố này.

Nội dung của Cương lĩnh đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau: từ việc xác định một hệ thống quan điểm về chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng, những phương hướng cơ bản có tính nguyên tắc chỉ đạo công cuộc xây dựng xã hội mới, những định hướng lớn về chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, cho đến việc xác định hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng,... đều liên quan và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cương lĩnh khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc” [14, tr.31]; khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo” [14, tr.29]; khẳng định nền kinh tế nước ta là: “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối” [14, tr.17]. Đó là những vấn đề vô cùng quan trọng, có tác động rất lớn đến sự biến đổi nhanh chóng về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân nước ta diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào khả năng hiện thực hóa cương lĩnh, vào chiến lược kinh tế - xã hội, chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong mỗi giai đoạn cũng như trong suốt quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời kỳ trước đổi mới, với đường lối “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, “đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa... ưu tiên phát triển công nghiệp nặng”, “ngành cơ khí phải được nhanh chóng xây dựng vững mạnh” [7, tr.70], do đó, về cơ cấu đầu tư, thiên về đầu tư cho công nghiệp nặng, cho những công trình có

quy mô lớn. Mặt khác, với tư tưởng nóng vội, muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh để “hoàn thiện quan hệ sản xuất mới”, chúng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách làm cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước bị kìm hãm, không có điều kiện phát triển. Vốn đầu tư của Nhà nước cho các ngành công nghiệp ngoài nhà nước hầu như không có. Vì thế, đã làm hạn chế sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của đội ngũ công nhân Việt Nam. Sự mất cân đối trong cơ cấu giai cấp công nhân về ngành nghề, bậc thợ, lứa tuổi, giới tính; sự hụt hẫng, ít ỏi về đội ngũ công nhân lành nghề, thợ bậc cao; sự phân bố đội ngũ công nhân trên các địa bàn dân cư, vùng kinh tế có nhiều bất hợp lý, không đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay ở nước ta có nguồn gốc chủ yếu từ sự sai lầm ở một phương diện nào đó về đường lối phát triển kinh tế - xã hội và những chính sách kinh tế - xã hội cụ thể của Đảng và Nhà nước ta trong những năm trước đổi mới.

Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, với đường lối, chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu giai cấp công nhân đã có sự biến đổi so với cơ cấu giai cấp công nhân trong những năm trước đây. Với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, cùng với đường lối “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối...” [13, tr.73]; “...thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức...” [13, tr.75]; “phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao...” [13, tr.101] mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã thông qua, sẽ tạo ra những nhân tố hết sức quan trọng để phát triển và làm biến đổi một cách sâu sắc, toàn diện cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam trong thời gian tới. Như vậy, việc xây dựng cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành công nghiệp nói riêng đúng hay sai và thực hiện đến mức độ nào đều có tác động trực tiếp đến sự phát

triển, biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân. Bởi lẽ, như Ăngghen đã khẳng định:

“...Cơ cấu kinh tế của xã hội lúc nào cũng là cái cơ sở hiện thực là cái xét đến cùng, giải thích toàn bộ thượng tầng kiến trúc...” [34, tr.43].

Một phần của tài liệu Xu hướng biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Luận văn ThS. Triết học (Trang 29)