Thông tin về thuốc nghi ngờ gây ADR

Một phần của tài liệu Tổng hợp và phân tích tình hình báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại trung tâm ADR phía bắc từ 7 2006 đến 12 2007 (Trang 40)

Bảng 3.11: Thông tin về thuốc nghi ngờ ghì nhận trong báo cáo

Nội dung Đây đủ Không đây đủ Không báo cáo

Tên thuôc 77 11,5% 549 82,2% 18 2,7% Hàm lượng, nông độ 370 55,4% 298 44,6% Liêu dùng một lân 365 54,6% 303 45,4% Sô lân dùng 322 48,2% 346 51,8% Đường dùng 587 87,9% 33 4,8% 48 7,3% 35

Nội dung Đây đủ Không đây đủ Không báo cáo Ngày điêu trị 210 37,6% 295 52,9% 53 9,5% Lý do dùng thuôc 529 94,8% 29 5,2% Thông tin nhà sản xuất 10 1,8% 302 54,1% 246 44,1% Nhân xét:

Theo hướng dẫn báo cáo thì các thông tin cần được ghi nhận rõ ràng, đầy đủ nhằm đáp ứng cho việc tra cứu, nhận định các trường hợp ADR do thuốc gây nên: ADR thật sự, hay do dùng quá liều, tương tác thuốc, chất lượng thuốc.

Tên thuốc trong báo cáo chủ yếu ở dạng không đầy đủ 82,2 % trong đó có 380 báo cáo ghi dưới dạng tên gốc, chỉ có 77 báo cáo ghi tên thuốc đầy đủ (11,5%). Cũng tương tự như vậy thông tin về hàm lượng, nồng độ chỉ được ghi nhận trong 370/668 thuốc nghi ngờ. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc xác định ADR là do hoạt chất trong thuốc hay do loại biệt dược nào gây ra.

Thông tin về liều dùng một lần và số lần dùng (trong ngày, tuần, tháng) giúp cho cho việc thẩm định thuốc nghi ngờ có được dùng quá liều hay không. Nhưng theo kết quả nghiên cứu chỉ có 54,6% và 48,2% thuốc nghi ngờ được ghi nhận các thông tin này.

Thông tin về đường dùng thuốc: có 87,9% báo cáo ghi đầy đủ thông tin này, 33 báo cáo không đầy đủ chiếm tỷ lệ 4,8%. Các báo cáo này chỉ ghi đường dùng thuốc là đường tiêm nhưng không ghi cụ thể là đường tiêm gì, điều này gây khó khăn cho việc tổng hợp các thuốc theo đường dùng, cũng như các nghiên cứu về sự liên quan giữa việc xuất hiện phản ứng có hại và đường dùng thuốc.

Lý do dùng thuốc giúp cho việc xác định các thuốc được sử dụng có hợp lý hay không, nhằm loại trừ các trường hợp dùng thuốc sai với chỉ định điều trị, đồng thời có cái nhìn khái quát về tình trạng bệnh tật của bệnh nhân nhằm đánh giá các yếu tố dễ xảy ra ADR. Theo ghi nhận thì có 94,8% báo cáo có ghi nhận thông tin này.

Thông tin về ngày điều trị và ngày xảy ra phản ứng sẽ cho biết sự phù hợp về thời gian xảy ra ADR, góp phần vào việc đánh giá nhân quả các phản ứng có hại. Trong số 558 báo cáo chỉ có 6 báo cáo không ghi cả hai thông tin này, 107 báo cáo chỉ ghi một thông tin. Trong thông tin về ngày điều trị có tới 52,9% báo cáo không ghi đầy đủ, tức là chỉ ghi thông tin ngày bắt đầu điều trị.

Thông tin về nhà sản xuất giúp cho trung tâm ADR có thể thống kê và có thông báo phản hồi đến các nhà sản xuất, đặc biệt khi có biệt dược mới gây ADR với tần suất cao. Điều đó góp phần đưa ra những định hướng trong quản lý chất lưọng thuốc, bao gồm các quyết định thu hồi thuốc hoặc đình chỉ lưu hành. Yêu cầu về thông tin này bao gồm tên, địa chỉ nhà sản xuất, số lô và hạn dùng của thuốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 10/558 báo cáo (1,8%) có ghi nhận thông tin này đầy đủ, 55,1% ghi không đầy đủ và có tới 44,1 % báo cáo không ghi nhận thông tin này. Các thông tin thường thiếu bao gồm địa chỉ nhà sản xuất, hạn dùng của thuốc. Đặc biệt có 1 trường họp có ghi thuốc đã hết hạn sử dụng.

Một phần của tài liệu Tổng hợp và phân tích tình hình báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại trung tâm ADR phía bắc từ 7 2006 đến 12 2007 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)