Bảng 3.2: Tong hợp báo cáo ADR theo độ tuổi
Độ tuôi n p /V /V Tan so Tỷ lệ % < 1 tuôi 44 7,9 >1 - 12 tuôi 58 10,4 > 1 2 - 18 tuôi 42 7,5 > 1 8 -6 0 tuôi 345 61,9 > 60 tuôi 65 11,7 Không xác định* 4 0,7 Tông cộng 558 100
Không xác định*: do các báo cáo không ghi nhận độ tuổi bệnh nhân.
Nhân xét:
Từ bảng số liệu trên nhận thấy ADR đều gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là > 1 8 - 6 0 chiếm tỷ lệ 61,9% , tiếp đó là > 60 chiếm 11,7 %. Chỉ có 4 báo cáo không ghi tuổi bệnh nhân chiếm 0,7%. Kết quả tổng hợp năm 2003-
6/2006 cũng cho kết quả tương tự với độ tuổi 16 - 60 chiếm tỷ lệ cao nhất với 631/928 báo cáo ở trung tâm ADR phía bắc và 1122/1839 báo cáo tại trung tâm ADR phía nam [12], [13]. số người trong độ tuổi lao động gặp ADR chiếm tỷ lệ cao nhất theo nghiên cứu của chúng tôi cũng khá tương đồng với kết quả của một số tác giả Ichác, theo Lê Ngọc Lâm tỷ lệ ADR gặp ở bệnh nhân ở độ tuổi 19-55 là 51,4% và kết quả của Lê Duy Nam là 55,4% người ở độ tuổi 18-60 [19], [20].
Ket quả này là chưa đủ để đánh giá được sự khác nhau về tỷ lệ ADR giữa các lứa tuổi. Nhưng đáng chú ý phản ứng có hại xảy ra ở trẻ sơ sinh (< Ituổi) là 7,9% và người cao tuổi (>60 tuổi) là 11,7%, với các biểu hiện trên lâm sàng khá nặng. Điều này cũng phù hợp với quan điểm cho rằng đây là những đối tượng có nguy cơ cao. Nguyên nhân là do ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ đẻ non một số enzyme liên quan đến chuyển hóa và thải trừ thuốc chưa đầy đủ. Còn ở người cao tuổi, việc lạm dụng thuốc, suy giảm chức năng các cơ quan và nguy cơ tương tác thuốc do dùng nhiều thuốc để điều trị nhiều bệnh là nguyên nhân khiến cho những người ở độ tuổi này dễ gặp ADR do thuốc [8],[22]. Do đó cần phải chú ý Idii sử dụng thuốc cho hai đối tượng này.