Bảng 3.3: Tổng hợp báo cáo ADR theo giới tính
Nam Nữ Không báo cáo Tông
Sô lượng 260 280 18 558
Tỷ lệ % 38,9 41,9 2,7 100
Nhận xét:
Phản ứng ADR xảy ra ở nam thấp hơn ở nữ, tuy nhiên chênh lệch chủ yếu do số báo cáo đến từ bệnh viện phụ sản và khoa sản của các bệnh viện đa khoa. Số lượng báo cáo không ghi giới tính bệnh nhân là 18 chiếm tỷ lệ 2,7%.
3.1.5 Tổng hợp báo cáo ADR theo đối tưọng gửi báo cáo
Bảng 3.4: Tổng hợp báo cáo ADR theo đổi tượng gửi báo cáo
Bác sĩ Dược sĩ Đối tượng
khác*
Không báo
cáo Tông
Số lượng 191 191 139 37 558
Tỷ lệ % 34,2 34,2 24,9 6.6 100
* Đối tượng khác bao gồm: y tá, điều dưỡng, nữ hộ sinh.
Nhân xét:
Từ bảng trên ta thấy tất cả các cán bộ y tế trong các đơn vị đều tham gia vào hoạt động và theo dõi báo cáo ADR. Điều này cho thấy công tác tập huấn về giám sát, theo dõi ADR đã được hướng đến mọi đối tượng. Tỷ lệ gửi báo cáo của bác sĩ và dược sĩ như nhau (34,2%).
3.1.6 Tổng hợp báo cáo ADR theo đưòng dùng thuốc
Bảng 3.S: Tổng hợp báo cáo ADR theo đường dùng thuốc
STT Đưòng dùng Tân sô Tỷ lệ%
1 Uông 359 53,7 Tiêm 235 35,2 Tiêm bắp 69 10,3 2 Tiêm, truyền tĩnh mạch 128 19,2 Tiêm dưới da 5 0,8 3 Nhỏ măt 2 0,3
4 Thuôc dùng ngoài (bôi, xoa, đăp...) 7 1
5 Khác* 17 2,5
6 Không báo cáo 48 7,3
Tông cộng 668 100
*Khác; test lẩy da, hô hấp, ngậm.
Nhận xét:
Số liệu bảng 3.5 cho thấy nguy cơ xảy ra ADR gặp ở hầu hết các đường dùng thuốc.
Theo số liệu tổng hợp thì phản ứng có hại xảy ra Idìi dùng thuốc bằng đường uống là cao nhất (53,7%), tiếp đến là đường tiêm (35,2%) vì đây là hai đường đưa thuốc chính vào cơ thể. Kết quả này cũng phù họp với nghiên cứu của Phạm Thanh Huyền với 44,9% ADR theo đường uống, chiếm tỷ lệ cao nhất [17]. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là thuốc dùng đường uống dễ xảy ra phản ứng có hại hơn các đường dùng khác mà chỉ cho thấy rằng thuốc được dùng đường uống nhiều hơn, do dạng bào chế đơn giản, dễ sản xuất và sử dụng. Cũng chính vì dễ sử dụng mà việc bệnh nhân tự điều trị cũng khá phổ biến với dạng thuốc này nên ADR theo đường uống sẽ được ghi nhận nhiều hơn. Ngoài ra việc bệnh nhân gặp tương tác thuốc do việc sử dụng nhiều thuốc cùng đường uống, tương tác giữa thuốc và thức ăn cũng như đồ uống cũng là nguyên nhân làm cho các báo cáo về ADR của thuốc dùng theo đường uống cao hơn do với các đường dùng khác.
Kết quả trên cũng cho thấy số lượng các ADR gây ra do đường dùng tiêm, truyền tĩnh mạch là không nhỏ (19,2%) và các ADR thường xuất hiện sớm hơn. Theo Nguyễn Văn Đoàn lý do là khi đường đưa thuốc là đưòng tiêm thì các tế bào tiếp xúc nhanh với các tế bào mẫn cảm đặc hiệu nên nhanh xảy ra ADR hơn [14]. Do đó các nhân viên y tế cần có sự chuẩn bị tốt để có thể xử trí kịp thời khi xảy ra ADR theo đường dùng này, đồng thời cần được tiến hành nghiên cứu sâu hơn để có thể phân biệt được những phản ứng có hại gây ra do chất lượng thuốc, tốc độ tiêm truyền, chất lượng dụng cụ tiêm với một ADR thật sự từ đó ngăn chặn các sai sót trong điều trị.
3.1.7 Tổng họp báo cáo ADR theo thời gian xuất hiện
Bảng 3.6: Tổng hợp bảo cáo ADR theo thời gian xuất hiện
Thời gian Sô báo cáo Tỷ lệ %
< 30 phút 125 18,7
< 24 giờ 106 15,9
> K 7 ngày 50 7,5
> 7 ngày 31 4,6
Không báo cáo 253 37,9
9 r
r~i"^ /V ^
Tông sô 565 100
Nhân xét:
Kết quả trên cho thấy số lượng báo cáo không ghi thời gian xuất hiện phản ứng có hại chiếm tỷ lệ cao (37,9%). Nguyên nhân được giải thích là trong hướng dẫn báo cáo không yêu cầu ghi nhận thông tin này. Ngoài ra với những bệnh nhân ngoại trú việc xác định thời gian phản ứng có hại xuất hiện là rất khó khăn.
Trong số báo cáo có ghi nhận thông tin, phản ứng có hại xuất hiện trong thời gian dưới 30 phút chiếm tỷ lệ cao nhất (18,7%), tiếp đó là khoảng thời gian dưới 24 giờ. Tuy nhiên phản ứng có hại xuất hiện trong thời gian hơn 7 ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,6%) phù hợp với kết quả năm 2003-6/2006 cho thấy các đơn vị chưa thực sự quan tâm đến các phản ứng có hại trường diễn 12]. Nhóm báo cáo này cũng thường tập trung vào thuốc chống lao. Theo nghiên cứu của Đỗ Mỹ Anh thời gian xuất hiện ADR của các thuốc chống lao có thể lên đến trên 30 ngày với tỷ lệ 9,8% [2]. Đây là nhóm thuốc được sử dụng trong thời gian dài với số lượng lớn nên nguy cơ xảy ra tương tác thuốc dẫn ADR cho bệnh nhân là cao, bản thân phác đồ chống lao cũng đã có những
tương tác không thể tránh khỏi. Ngoài ra khi mắc bệnh thể trạng bệnh nhân đã suy yếu, là điều kiện thuận lợi để phát sinh các ADR.
3.1.8 Tổng họp báo cáo ADR theo nhóm thuốc nghi ngờ
Bảng 3.7: Tổng hợp bảo cáo ADR theo nhóm thuổc nghi ngờ
STT Nhóm thuôc Số lượng Tỷ lệ % 1 Kháng sinh 348 50,4 Cephalosporin 150 22,5 Các penicillin 104 15,6 Aminosid 27 4,0 Quinolon 17 2,5 Phenicol 13 1,9 Macrolid 10 1,5 Lincosamid 1 0,2 Cyclin 2 0,3 Imidazol 12 1,8 Vancomycin 1 0,2 2 Sulfamid 11 1,7 3 NSAID và paracetamol 86 12,9
4 Thuôc điêu trị lao 71 10,6
5 Thuôc chông nâm 3 0,5
6 Vaccine 3 0,5
7 Vitamin và khoáng chât 7 1,0
8 Thuôc cô truyên 13 1,9
9 Thuôc tim mạch 8 1,2
STT Nhóm thuôc S ôlưọng Tỷ lệ %
11 Thuôc cản quang 8 1,2
12 Thuôc chông dị ứng 4 0,6
13 Dung dịch tiêm truyên 11 1,6
14 Thuôc chông co thăt 6 0,9
15 Thuôc điêu trị gout 3 0,5
16 SAT 5 0,8 17 Kháng virus 10 1,5 18 Long đờm 5 0,8 19 Không rõ loại 22 3,3 20 Khác* 37 5,6 Tông cộng 668 100
Khác*: là thuốc không được phân loại như trên.
Nhận xét:
Phản ứng có hại gây ra bởi rất nhiều loại thuốc, cho thấy sự phong phú về mô hình bệnh tật cũng như cách sử dụng thuốc.
Đa số các thuốc gây phản ứng có hại là kháng sinh, chiếm 50,4 % . Điều này phù hợp với kết quả tổng kết báo cáo của trung tâm ADR phía bắc 1/2003 đến 6/2006 là 34,6% và trung tâm ADR phía nam là 40,7% [12], [13]. Sự chênh lệch về tỷ lệ gặp ADR trong hai giai đoạn này có thể do các báo cáo trong nghiên cứu đều là các báo cáo chưa được thẩm định. Các nghiên cứu khác cũng khẳng định nhóm Icháng sinh đều là nhóm thuốc gặp tỷ lệ ADR cao nhất: nghiên cứu của Nguyễn Mai Hương, Lê Duy Nam, Phạm Thanh Huyền lần lượt là 58,2%, 54,4% và 62,3% [20],[17],[18]. Nghiên cứu của MI Kingdom cho thấy tỷ lệ gặp ADR do thuốc kháng sinh chiếm tới 45% [30^.
Các thuốc kháng sinh và kháng khuẩn có số người bệnh cao nhất, phù hợp với mô hình bệnh tật nước ta. Do đặc điểm môi trường và khí hậu, bệnh nhân gặp nhiễm khuẩn quanh năm và tăng nhiều vào mùa hè nên số người dùng nhóm thuốc này nhiều, một số phải dùng nhiều lần hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhau. Thầy thuốc chỉ định thuốc này “rộng” và tình trạng người bệnh tự ý sử dụng, sử dụng do mách bảo là một trong những yếu tố nguy cơ cho việc xuất hiện ADR. Đây là nhóm thuốc kê đơn nên một yêu cầu được đặt ra là nâng cao công tác quản lý nhóm thuốc này.
Trong nhóm kháng sinh, nhóm Ị3- lactam là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo nhiều nhất, trong đó cephalosporin có mặt trong 150 báo cáo thu nhận được, các cephalosporin được báo cáo nhiều là các thuốc thuộc thế hệ thứ 3 như cefotaxime, ceftriaxone. Phản ứng do kháng sinh nhóm penicillin thu được là 104 báo cáo. Qua nghiên cứu chưa thể khẳng định các cephalosporin hay nhóm P- lactam gây ra ADR nhiều hơn các nhóm khác mà có thể giải thích với các lý do sau đây:
- Ị3-lactam là nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều do có lịch sử lâu đời nên được các thầy thuốc kê đơn nhiều hon, đồng thời người bệnh dễ chấp nhận về khả năng chi phí so với các kháng sinh khác.
- Cũng theo tác giả Nguyễn Mai Hương nhiều chủng vi khuẩn đã kháng penicillin nên cephalosporin được sử dụng nhiều hơn. Và do sử dụng nhiều nên khả năng gặp ADR ở nhóm thuốc này cũng cao hơn [18]. - Các phản ứng có hại do kháng sinh gây ra là các ADR đã biết từ lâu và
rất phổ biến, đặc biệt là khả năng dị ứng chéo của nhóm thuốc này nên việc cảnh giác với các ADR này được các nhân viên y tế quan tâm, do đó số lượng báo cáo ADR nhiều hơn.
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với nhận xét và số liệu nghiên cứu của một số tác giả có nhiều điểm phù họp.
Nhóm thuốc gây ADR cũng ở tỷ lệ cao là nhóm NSAID và paracetamol chiếm tỷ lệ 12,9%, tiếp đến là nhóm thuốc chống lao 10,6%.
Thuốc không rõ loại chiếm tỷ lệ 3,3% thấp hơn so với kết quả năm 2003- 6/2006 . Đáng chú ý là trong 40 trường hợp bệnh nhân tự dùng thuốc ghi nhận được thì có 15 trưòng họp ADR gây ra do kháng sinh, 10 trường hợp là do nhóm NSAID và paracetamol, là hai nhóm thuốc được báo cáo với số lượng nhiều nhất, và 13 trường hợp là thuốc cổ truyền (100% số báo cáo ADR của nhóm thuốc này). Đây đều là các thuốc được người dân hay sử dụng, nhóm thuốc cổ truyền và paracetamol vẫn được coi là rất an toàn. Do vậy cần tiến hành tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cán bộ y tế và người dân về thuốc và cách sử dụng thuốc hơn nữa.
3.1.9 Tổng hợp báo cáo ADR theo biểu hiện lâm sàng
Bảng 3.8: Tổng hợp báo cáo ADR theo biểu hiện lâm sàng
STT Tổ chức cơ thể bị ảnh hưởng Số lượng Tỷ lệ %
1 Rối loạn về da và niêm mạc 617 49,3
2 Rối loạn tổng quát của cơ thể 155 12,4
3 Rối loạn hệ tiêu hóa 69 5,5
4
Rối loạn hệ thần kinh trung ương và ngoại biên
66 5,3
5 Rối loạn hê hô hấp 87 7,0
6 Rối loạn hệ tim mạch 60 4,8
7 Rối loạn nhịp tim 47 3,8
STT Tổ chức cơ thể bị ảnh hưởng Số lượng Tỷ lệ %
8 Rối loạn hệ tiết niệu 11 0,9
9 Rối loạn hệ gan mật 17 1,4
10 Rối loạn hệ đông - chảy máu 13 1,0
11 Rối loạn tâm thần 6 0,5
12 Rối loạn hệ cơ xương khớp 6 0,5
13
Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hoá
18 1,4
14 Rối loạn thị giác 22 1,8
15 Các rối loạn bạch cầu 16 1,3
17 Phản ứng tại chỗ 28 2,2
18 Không báo cáo 9 0,6
Tổng cộng 1251 100
Nhận xét:
Báo cáo về các phản ứng có hại rất đa dạng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể. Phản ứng có hại thường gặp là phản ứng xảy trên da và niêm mạc, chiếm 49,3%, trong đó chủ yếu là ngứa (298/617) và ban đỏ (134/617). Phản ứng tổng quát chiếm 12,4 %. Các phản ứng có hại ghi nhận được chủ yếu là những phản ứng xảy ra cấp tính và có thể quan sát bằng mắt thường, trong khi đó những phản ứng đòi hỏi phải có sự thăm khám lâm sàng ở trình
độ chuyên sâu như ảnh hưởng đến tâm thần, cơ xương khớp còn ít được ghi nhận.
Số báo cáo về các phản ứng có hại nghiêm trọng, có biểu hiện trên nhiều cơ quan trên cơ thể như hội chứng Steven - Johnson (10 trường hợp), sốc phản vệ (7 trường hợp)...ít hơn so với kết quả năm 2003-6/2006 là 27 và 69 trường hợp [12]. Theo N.M Gracheva biểu hiện trên da có thể xuất hiện đơn thuần hay phối hợp với nhiều cơ quan khác, một loại thuốc là nguyên nhân của nhiều biểu hiện lâm sàng, ngược lại một hội chứng lâm sàng cũng có thể do nhiều thuốc gây ra [1]. Vì vậy có thể giải thích nguyên nhân là do các báo cáo trong nghiên cứu đều là các báo cáo chưa được thẩm định, và đều chưa có kết luận của hội đồng điều trị bệnh viện, ADR chỉ được liệt kê dưới biểu hiện trên các cơ quan.
Trong số 558 báo cáo chỉ có 49 báo cáo có ghi nhận các xét nghiệm. Do dó có thể thấy các biểu hiện ở các hệ cơ quan cần có các xét nghiệm cận lâm sàng chiếm tỷ lệ thấp như rối loạn bạch cầu, rối loan hệ gan mật, rối loạn dinh dưỡng và chuyển hoá.
3.2 PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO
Ke từ khi các báo cáo phản ứng có hại có ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân thì việc đánh giá chất lượng báo cáo ADR là rất quan trọng [38]. Theo hướng dẫn cách ghi báo cáo ADR của Cục Quản lý Dược, người báo cáo phải ghi đầy đủ các chi tiết được nêu trong biểu mẫu, và phải báo cáo tất cả các phản ứng bất thường quan sát được khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân kể cả trường hợp không rõ nguyên nhân.
3.2.1 Tiêu đề
Bảng 3.9: Thông tin ghi nhận trong tiêu đề báo cáo
Nội dung Đây đủ Không đây đủ Không báo cáo
Tên đơn vị gửi 542 97,1% 3 0,5% 13 2,4%
M ãBC
của đơn vị 210 37,6% 348 62,4%
Mã sô của TT 558 100% 0 0%
Nhận xét:
100% các báo cáo được gửi đến trung tâm được đánh mã số của trung tâm trong khi chỉ có 37,6% báo cáo được các đơn vị ghi mã số của đoTi vị mình. Điều này sẽ gây khó khăn chính đon vị khi trung tâm ADR cần có sự xác nhận lại thông tin đã ghi trong báo cáo.
Ngoài ra việc ghi nhận tên đơn vị báo cáo giúp cho các nghiên cứu tổng hợp có thể đánh giá được tình hình gửi báo cáo của các đơn vị trong mỗi tỉnh cũng như trong cả nước. Chỉ có 3 báo cáo ghi nhận thông tin này không đầy đủ và 13 báo cáo không ghi tên đơn vị gửi báo cáo
3.2.2 Thông tin về bệnh nhân
Bảng 3.10: Thông tin về bênh nhân ghi nhận trong bảo cáo
Nội dung Đây đủ Không đây đủ Không báo cáo
Dân tộc 216 38,7% 342 61.3%
Tuôi 554 99,3% 4 0,7%
Chiêu cao 123 22,4% 435 77,6%
Cân nặng 79 14,1% 479 85,9%
Giới tính 540 96,8% 18 3,2%
Ngày băt đâu
phản ứng 505 90,5% 53 9,5%
Mô tả biêu hiện
Nhân xét:
Việc cung cấp thông tin đầy đủ nhằm đáp ứng cho việc tra cứu, thống kê các ADR đã xảy ra: ADR thưòng xảy ra ở khu vực nào, thường gặp ở lứa tuổi nào, thường gặp ở giới nào.
Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy thông tin về tuổi, giới tính được ghi nhận khá đầy đủ (99,3% và 96,3%), trong khi đó thông tin về chiều cao và cân nặng thường không được báo cáo (chỉ có 22,4% và 14,1%). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của William N Kelly (2003) cho thấy trên 90% thông tin về tuổi và giới tính bệnh nhân được báo cáo, còn các thông tin khác chỉ được ghi nhận dưới 25% [38^.
Có 8 báo cáo không ghi biểu hiện ADR có mã số VNMN07092212, 0708158, 0708155, 0708152, 070696, 070568, 0611239, 0610185 và 1 báo cáo chỉ ghi nhận biểu hiện ADR là dị ứng VNMN0707120, tất cả các báo cáo này đều do đối tượng báo cáo là y tá và điều dưỡng. Điều này cho thấy cần chú ý tập huấn về cách theo dõi và báo cáo ADR cho các đối tượng này, vì họ là người trực tiếp hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc nên có thể ghi nhận phản ứng có hại sớm nhất.
3.2.3 Thông tin về thuốc nghi ngờ gây ADR
Bảng 3.11: Thông tin về thuốc nghi ngờ ghì nhận trong báo cáo