Những kết quả tích cực và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 53)

2.2.1.1. Thành tựu xóa đói giảm nghèo từ năm 1998 đến nay

Từ năm 1993 khi phong trào xóa đói giảm nghèo bắt đầu được thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo của chúng ta rất cao, tuy nhiên bằng sự nỗ lực và quyết tâm thoát nghèo của toàn dân Việt Nam đã đạt những kết quả đáng ghi nhận trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 37,4% năm 1998. Giai đoạn 1998 - 2000, chính sách giảm nghèo đã được thực hiện như một chính sách trong hệ thống chính sách xã hội của quốc gia, làm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo cả nước vào năm 2000 còn 10%.

Trong giai đoạn 2001- 2005, cùng với tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, hàng loạt các chính sách XĐGN được triển khai đồng bộ ở tất cả các địa phương với đa nguồn kinh phí, đã cải thiện đáng kể diện mạo nghèo đói ở các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là khu vực miền núi, hải đảo. Những nỗ lực trên đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ nghèo đói của cả nước giảm xuống còn dưới 7% vào năm 2005 (tính theo chuẩn của giai đoạn 2001- 2005); bình quân mỗi năm giảm được 34 vạn hộ. Hoàn thành mục tiêu giảm nghèo trước 1 năm so với kế hoạch đề ra. Như vậy sau 5 năm tỷ lệ hộ

nghèo đã giảm xuống đáng kể từ 17,2% năm 2000 xuống còn gần 7% năm 2005.

Bộ mặt các xã nghèo, xã ĐBKK đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là về hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát triển sản xuất hàng hoá. Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo được nâng cao, nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc ở miền núi và phụ nữ, cụ thể: Thu nhập bình quân của 20% nhóm nghèo nhất năm 2001 đạt 107.000 đồng/người/tháng và tăng khoảng 1,45 lần vào năm 2005. Chi tiêu bình quân của 20% nhóm nghèo nhất năm 2001 là 121.000 đồng/người/tháng và tăng 8-9%/năm trong giai đoạn 2002-2005. Những kết quả đó đã góp phần tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội đối với công tác xóa đói giảm nghèo.

Phát huy kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2001-2005, Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo và Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006- 2010 (gọi chung là các chương trình giảm nghèo) tiếp tục được thực hiện với chuẩn nghèo mới (200.000đồng/người/tháng với khu vực nông thôn; 260.000đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị). Theo chuẩn này, tỷ lệ hộ nghèo cả nước tính tại thời điểm cuối năm 2005, cụ thể như bảng sau:

Bảng 2.3. Tỷ lệ hộ nghèo các vùng năm 2005 theo chuẩn giai đoạn 2006-2010

TT Vùng Tổng số hộ (hộ) Số hộ nghèo (hộ)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

1 Miền núi Đông Bắc 2.028.659 664.878 33

2 Miền núi Tây Bắc 504.434 211686 42

3 Đồng bằng S. Hồng 4.290.037 616.173 14

4 Bắc Trung Bộ 2.304.447 815.042 35

5 DH Nam Trung Bộ 1.493.751 344.658 23

6 Tây Nguyên 972.592 373.689 38

7 Đông Nam Bộ 2.660.835 243.598 9

8 ĐB sông Cửu Long 3.612.113 634.279 18

Tổng: 17.866.868 3.904.003 22

Nhờ thực hiện đồng bộ các dự án, chính sách của các chương trình, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hàng năm cả nước giảm bình quân 3-4%, vượt mức kế hoạch đề ra, đến cuối năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 14,82% giảm 6,28% so với cuối năm 2005, trong đó: Tây Bắc 32,36%; Đông Bắc 23,44%; Đồng Bằng Sông Hồng 9,59%; Bắc Trung Bộ 23,44%; Duyên hải Miền Trung 16,18%; Tây Nguyên 21,34%; Đông Nam Bộ 5,12%; Đồng bằng sông Cửu Long 12,85%. Một số địa phương đã cơ bản xoá hết hộ nghèo theo chuẩn quốc gia như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và áp dụng chuẩn nghèo mới của địa phương cao hơn từ 1 đến 2 lần chuẩn quốc gia [7].

Có thể đánh giá về thành tựu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn dựa trên số liệu tổng kết sau:

Bảng 2.4. Tỷ lệ hộ nghèo các vùng giai đoạn 1993 - 2008

Đơn vị: % STT Vùng 1993 1998 2002 2004 2006 2008 1 Đông Bắc 81,1 62,0 38,4 29,4 25,0 24,3 2 Tây Bắc 81,0 73,4 68,0 58,6 59,0 45,7 3 Đồng bằng S. Hồng 62,7 29,3 22,4 12,1 8,8 8,1 4 Bắc Trung Bộ 74,5 48,1 43,9 31,9 29,1 22,6 5 DH Nam Trung Bộ 47,2 34,5 25,2 19,0 12,6 13,7 6 Tây Nguyên 70,0 52,4 51,8 33,1 28,6 24,1 7 Đông Nam Bộ 37,0 12,2 10,6 5,4 5,8 3,5

8 ĐB sông Cửu Long 47,1 36,9 23,4 19,5 10,3 12,3

Cả nước 58,1 37,4 28,9 19,5 16,0 14,5

Nguồn: [2, tr.23].

Trong vòng 15 năm chúng ta đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo từ 58,1% xuống còn 14,5% tương ứng với mức giá hiện hành, đây là một thành tựu đáng ghi nhận, thể hiện nỗ lực vượt bậc của Việt Nam trong giảm nghèo. Đặc biệt ở một số vùng có tốc độ giảm nghèo cao như đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam bộ… sẽ tạo sức lan tỏa sang các vùng lân cận.

Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam vẫn tiếp tục giảm, luôn đạt và vượt mục tiêu đề ra hàng năm. Đặc biệt trong giai đoạn 2006 - 2010 đã triển khai hàng loạt các chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo như: Chương trình 135 giai đoạn 2, Nghị quyết 30a của Chính phủ… đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam từ 22% năm 2005 xuống còn 11,3% năm 2009 và còn 9,45% vào cuối năm 2010 vượt mục tiêu đề ra (giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10 - 11%). Điều này đã và sẽ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ của Việt Nam vào năm 2015.

Bên cạnh số lượng người nghèo giảm đi thì độ sâu của nghèo, được đo bằng chỉ số khoảng cách nghèo cũng giảm xuống đáng kể. Chỉ số khoảng cách nghèo của cả nước giảm đáng kể, từ 18,4% năm 1993 xuống 3,5% năm 2008. Chỉ số khoảng cách nghèo giảm xuống cho cả vùng nông thôn, thành thị, nhóm dân tộc thiểu số các vùng địa lý.

Bảng 2.5. Chỉ số khoảng cách nghèo thời kỳ 1993 - 2008

1993 1998 2002 2004 2006 2008 Cả nƣớc 18,4 9,5 7,0 4,7 3,8 3,5 Thành thị Nông thôn Thành thị - Nông thôn 6,4 1,7 1,3 0,7 0,8 0,5 21,5 11,6 8,7 6,1 4,9 4,6 Dân tộc Kinh Các dân tộc khác Theo nhóm Dân tộc 16,0 7,1 4,7 2,6 2,0 1,7 34,7 24,1 22,8 19,2 15,4 15,1 Theo vùng địa lý Đồng bằng sông Hồng 18,2 5,7 4,3 2,1 1,5 1,4 Đông bắc 27,1 15,8 9,7 7,0 5,6 6,5 Tây bắc 26,2 22,2 24,1 19,1 15,7 13,7 Bắc trung Bộ 24,7 11,8 10,6 8,1 7,7 5,3

Duyên hải Nam trung bộ 17,2 10,2 6,0 5,1 2,6 3,4

Tây nguyên 23,6 22,9 16,7 10,6 8,8 7,5

Đông Nam bộ 11,4 3,2 2,2 1,2 1,4 0,8

Đồng bằng Sông Cửu long 13,8 8,1 4,7 3,0 1,8 2,3

Một điều đáng lưu ý là với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng sự chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư tăng lên không đáng kể trong vòng 15 năm. Chứng tỏ có sự cải thiện trong cách biệt về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư cũng như giữa các vùng miền bởi vì đại đa số người dân đều được hưởng những thành quả từ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, sự phân chia lợi ích từ việc tăng trưởng kinh tế là tương đối công bằng. Điều này được thể hiện trong bảng tổng kết về hệ số Gini thời kỳ 1993 - 2008 sau đây.

Bảng 2.6. Hệ số Gini thời kỳ 1993 - 2008 1993 1998 2002 2004 2006 2008 Cả nƣớc 0,329 0,350 0,370 0,370 0,358 0,356 Thành thị - Nông thôn Thành thị Nông thôn 0.337 0,340 0.353 0,332 0,329 0,347 0,278 0,270 0,281 0,295 0,302 0,305 Đông Bắc 0,243 0,279 0,325 0,342 0,336 0,337 Tây Bắc 0,224 0,223 0,346 0,363 0,366 0,378 Đồng bằng S. Hồng 0,312 0,321 0,362 0,346 0,346 0,348 Bắc Trung Bộ 0,243 0,287 0,300 0,307 0,323 0,310 DH Nam Trung Bộ 0,339 0,329 0,326 0,343 0,318 0,315 Tây Nguyên 0,325 0,337 0,359 0,356 0,363 0,353 Đông Nam Bộ 0,361 0,363 0,384 0,347 0,353 0,363 ĐB sông Cửu Long 0,314 0,296 0,301 0,317 0,302 0,311

Nguồn: [2, tr.25].

Hệ số Gini cả nước cũng như trong các nhóm dân cư tuy có tăng nhưng vẫn ở mức thấp (tăng từ 0,33 năm 1993 lên 0,36 năm 2008). Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo bền vững.

Có thể khẳng định rằng: Trong công tác giảm nghèo của Việt Nam thời gian qua đã đạt những thành tựu cơ bản: Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và đạt mục tiêu qua các năm; thu nhập của người nghèo tăng lên cùng với mức tăng thu nhập của nền kinh tế; khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư tăng chậm chứng tỏ kết quả của tăng trưởng kinh tế được phân phối công bằng… các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo cho những đối tượng đực biệt như Chương trình 135, Nghị quyết 30a… thực sự phát huy được tác dụng và đã góp phần quan trọng vào kết quả giảm nghèo chung của cả nước.

2.2.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu xóa đói, giảm nghèo

Có thể tóm tắt những nguyên nhân chính của những thành tựu trong công tác xoá đói giảm nghèo thời gian qua như sau:

Thứ nhất, là sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các địa phương, trong thời gian qua đã hình thành được quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, quỹ "Ngày vì người nghèo" với cách làm sáng tạo, linh hoạt, đã tạo được bước đột phá về xoá nhà tạm, khám chữa bệnh cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân đặc biệt là người nghèo.

Thứ hai, sự đổi mới đường lối, chủ trương và chính sách vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, đồng thời triển khai rộng rãi các biện pháp hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế để thoát đói nghèo.

Chủ trương tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên được thể chế hoá trong chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS), theo đó các chương trình, dự án, chính sách, biện pháp đã được đề ra và tổ chức thực hiện từ cấp Trung ương đến địa phương theo hướng tạo điều kiện tối đa cho người nghèo, cộng đồng nghèo tham gia vào quá trình triển khai chính sách, chương trình…

Thứ ba, xác định đúng các nhóm đối tượng nghèo đói và nguyên nhân cụ thể dẫn đến đói nghèo của từng nhóm dân cư để triển khai chính sách hỗ trợ giúp đỡ phù hợp. Chẳng hạn như đối với nhóm hộ nghèo do không biết cách làm ăn, nghèo do thiếu các tư liệu sản xuất thì triển khai các chính sách

hỗ trợ vốn để mua tư liệu sản xuất, còn nhóm hộ đói nghèo do nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh, ốm đau thì phải có chính sách hỗ trợ đặc biệt hơn, như vừa cho vay vốn vừa phải hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn chi tiêu v.v… Đặc biệt, là việc triển khai các chương trình giảm nghèo đặc thù như Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ… đã tạo ra những kết quả to lớn trong công tác giảm nghèo.

Thứ tư, phối kết hợp hoạt động của các cấp, các ngành vào công tác giảm nghèo đói ở từng địa phương.

Xoá đói giảm nghèo đã trở thành phong trào sâu rộng trong phạm vi cả nước theo phương châm xã hội hoá, thu hút sự tham gia của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang, cộng đồng, các tầng lớp dân cư, người Việt Nam ở nước ngoài; các tổ chức quốc tế ở Việt Nam. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong xoá đói giảm nghèo ngày càng được đề cao.

Thứ năm, triển khai linh hoạt các biện pháp khác nhau để thực hiện công tác giảm đói nghèo. Nhiều chương trình, dự án đã được lồng ghép nhằm nâng cao đời sống của người nghèo, giảm mức độ chênh lệnh về chất lượng cuộc sống giữa các nhóm, vùng, khu vực như chương trình nước sạch nông thôn, môi trường...

Thứ sáu, nhận thức về xoá đói giảm nghèo và ý chí vươn lên làm giàu ngày càng được thấm sâu vào đội ngũ cán bộ và người dân. Nhiều tấm gương quyết tâm thoát nghèo vươn lên làm giàu xuất hiện ở hầu hết các địa phương, điển hình là ở các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước… đây là một động lực quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xóa đói giảm nghèo, bởi vì đây là một nguyên nhân chủ quan có thể cản trở những yếu tố khách quan khác phát huy tác dụng.

Thứ bảy, là việc huy động nguồn lực trong xoá đói giảm nghèo. Với phương châm huy động đa nguồn, qua các kênh, các hình thức huy động rất phong phú. Tổng nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong 5 năm đạt khoảng 41 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả chương trình 133, Chương trình 135 và các dự án hợp tác Quốc tế), riêng nguồn lực đầu tư cho chương trình mục tiêu XĐGN đạt khoảng 21.000 tỷ đồng, trong đó Ngân sách Trung ương đầu tư trực tiếp 1.900 tỷ đồng (10,9%), Ngân sách địa phương 2.500 tỷ đồng (11,90%), huy động từ cộng đồng 2.000 tỷ đồng (9,52%), từ lồng ghép các chương trình, dự án 2.600 tỷ đồng (12,38%) và tín dụng 12.000 tỷ đồng (57,14%) [7].

Thứ tám, đã tranh thủ được sự trợ giúp từ bên ngoài cả về mặt vật chất, vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm.Công tác giảm nghèo đói ở Việt Nam thời gian qua đã có được sự giúp đỡ to lớn của cộng đồng quốc tế về cả nguồn lực vốn và trí tuệ. Chúng ta đã cầu thị kêu gọi sự giúp đỡ của các Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân người nước ngoài có tâm giúp đỡ người nghèo và cộng đồng nghèo ở các vùng của Việt Nam. Sự giúp đỡ quý báu đó đã tác động tích cực đối với thành tựu giảm đói nghèo trong những năm qua.

Từ những thành tựu giảm nghèo đã đạt được và những nguyên nhân của nó, tác giả luận văn xin rút ra kết luận sau: "Thành tựu giảm nghèo là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: hiệu quả công bằng hơn của tăng trưởng kinh tế; tạo việc làm và tăng thu nhập; chính sách hỗ trợ, an sinh xã hội; phát triển kết cấu hạ tầng xã nghèo, sự tham gia và nỗ lực của cộng đồng trong công tác xóa đói giảm nghèo và quan trọng nhất là nỗ lực thoát nghèo của chính người nghèo. Về cơ bản, quan điểm giải quyết đói nghèo cũng như các phương thức tác động đến mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam đã thấy xuất hiện những tiền đề cơ bản, là cơ sở hướng đến thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo quan điểm về giảm nghèo bền vững đã nêu ở phần trên".

Một phần của tài liệu Giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)