Bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Việt Nam trong quá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử (Trang 57)

- Kiểm soát các điều kiện chi theo chế độ quy định

1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Việt Nam trong quá

chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử

Qua mô hình kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử tại Guatemala, Ukraina và Hungary, kết hợp với thực tiễn mô hình Kho bạc, trình độ nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng CNTT tại Việt Nam, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử như sau:

Thứ nhất, Việt Nam cần xây dựng luật pháp chính sách quản lý quỹ NSNN phù hợp với việc ứng dụng CNTT hiện đại, theo xu hướng tập trung, có thể đưa các nội dung luật pháp chính sách vào chương trình phần mềm để quản lý và tác nghiệp trong các hoạt động nghiệp vụ KBNN như: Xây dựng Luật ngân sách nhà nước phù hợp; mục lục ngân sách phù hợp; hệ thống tài khoản phù hợp; đơn giản hóa hệ thống thanh toán qua kho bạc; thiết lập hệ thống thông tin sáng tạo, hiện đại; thiết lập một hệ thống lập quản lý dòng tiền (vốn) lưu chuyển hàng ngày. Dần dần tiến tới sử dụng tài khoản kho bạc duy nhất TSA trong việc thu, chi NSNN.

Thứ hai, Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện một hệ thống phần mềm quản lý tài chính tích hợp dựa trên cấu trúc hệ thống kho bạc 3 cấp: Trung ương – Tỉnh – Huyện. Hệ thống phần mềm quản lý tài chính này có đầy đủ các chức năng để quản lý quỹ Ngân sách nhà nước, trong đó chức năng kiểm soát chi NSNN là một quy trình hoàn chỉnh từ khâu giao nhận hồ sơ KSC, kiểm tra kiểm soát hồ sơ KSC và tạm ứng, thanh toán cho đơn vị thụ hưởng

Ngân sách. Hệ thống sổ cái kho bạc đóng vai trò như trục kế toán cho hệ thống quản lý tài chính chính phủ, và cho phép đăng ký ngân sách ban đầu và bất kỳ thay đổi nào sau đó, phân bổ ngân quỹ, ghi chép tất cả các giai đoạn của giao dịch chi tiêu, kết sổ các khoản thu tương ứng với các tài khoản thống kê, thực hiện các chức năng kế toán cơ bản, và lập các báo cáo kho bạc, quản lý ngân sách của Bộ Tài chính và các mục đích kiểm toán.

Trên đây là kinh nghiệm rút ra từ thực tế nghiên cứu hệ thống quản lý tài chính tích hợp theo mô hình KBNN điện tử tại Guatemala, Ukraina và Hungary. Hiện nay KBNN vẫn đang tiếp tục cử cán bộ đi khảo sát và học tập tới nhiều nước để học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu nhằm xây dựng một hệ thống quản lý tài chính tích hợp, hạch toán tập trung, thực hiện quản lý quỹ NSNN và tổng kế toán nhà nước trên nền tảng ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ trong hệ thống KBNN để hoàn thiện hệ thống KBNN thực sự là một hệ thống KBNN điện tử.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO MÔ HÌNH KHO

BẠC NHÀ NƯỚC ĐIỆN TỬ

2.1. Quá trình xây dựng và phát triển kho bạc nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở Việt Nam

2.1.1. Quá trình xây dựng kho bạc nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở Việt Nam

Cùng với sự ra đời của nước Việt nam dân chủ cộng hoà (năm 1945), Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính đã được thành lập theo sắc lệnh số 45/TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là in tiền, phát hành tiền của Chính phủ, quản lý quỹ NSNN, quản lý một số tài sản quý của Nhà nước bằng hiện vật như vàng, bạc, kim khí quý, đá quý...

Những năm cuối của thập kỷ 90, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đất nước diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện. Ðể phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã có sự thay đổi, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Tài chính và Ngân hàng. Nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước được chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nước cho Bộ Tài chính để hệ thống Tài chính thực hiện chức năng quản lý và điều hành NSNN tài chính quốc gia. Hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990 để quản lý quỹ NSNN và tài sản quốc gia.

Công nghệ thông tin được đưa vào ứng dụng trong hệ thống KBNN ngay từ những năm đầu thành lập, đến nay, sau 25 năm xây dựng và phát triển, KBNN đã dần dần hình thành KBĐT theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện mục tiêu hiện đại hóa công tác quản Ngân quỹ quốc gia, hiện đại hóa công tác kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBĐT.

Quá trình xây dựng KBNN điện tử ở Việt Nam chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Giai đoạn tạo lập môi trường tin học (từ năm 1990-1994) Giai đoạn này công nghệ thông tin xây dựng từ đầu với chương trình ứng dụng đầu tiên cho công tác kế toán là kế toán kho bạc - chương trình KTKB. Tập hợp nhân lực và các cán bộ chủ chốt về công nghệ thông tin tạo khung tổ chức tin học trong ngành. KBNN từng bước phổ cập máy tính cá nhân về các địa phương, triển khai rộng cho các KBNN tỉnh, xây dựng một số ứng dụng mới như thanh toán liên kho bạc, quản lý tín phiếu, trái phiếu.

Giai đoạn 2: Giai đoạn phổ cập mạng cục bộ và các ứng dụng tác nghiệp (từ 1995 đến 1998)

Giai đoạn này KBNN tiếp tục phổ cập máy tính và các ứng dụng xuống huyện, trang bị mạng cục bộ, đa dạng hoá các chương trình ứng dụng; hoàn thiện các chức năng, chuẩn bị hạ tầng cơ sở, đào tạo cán bộ; thử nghiệm mô hình mạng diện rộng.

Giai đoạn 3: Giai đoạn hiện đại hoá hệ thống thông tin trên cơ sở mạng diện rộng (từ 1999-2009)

Giai đoạn này KBNN xây dựng và được phê duyệt đề án hiện đại hoá công nghệ thông tin ngành Kho bạc giai đoạn 1999-2002; Nối mạng toàn quốc, chuyển đổi nền tảng công nghệ từ mạng cục bộ sang mạng diện rộng trên cơ sở hạ tầng truyền thông bộ tài chính; tập trung xây dựng hệ thông tin phục vụ lãnh đạo; thiết lập cơ sở dữ liệu tập trung của ngành; phát triển hệ ứng dụng giao dịch trực tuyến cho hầu hết các nghiệp vụ chính.

2.1.2. Quá trình phát triển kho bạc nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở Việt Nam

Giai đoạn từ 2009 – nay là giai đoạn công nghệ thông tin trong hệ thống KBNN đã có bước phát triển vượt bậc, ngày càng giữ vai trò quan trọng, tác động lớn và hiệu quả việc tổ chức thực hiện cơ chế quản lý, đặc biệt là các quy trình nghiệp vụ KBNN.

Giai đoạn này hệ thống KBNN xây dựng, phát triển các chương trình ứng dụng phục vụ hầu hết các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ của KBNN như thu ngân sách tập trung qua mạng, thanh toán điện tử song phương với các Ngân hành thương mại, quản lý vốn đầu tư XDCB và vốn chương trình mục tiêu, huy động vốn, quản lý cán bộ, quản lý tài chính nội ngành, quản lý kho quỹ,… cũng như cải cách thủ tục hành chính, tra cứu thông tin, công khai hoá quy trình thủ tục, tuyên truyền trong hoạt động KBNN.

Quá trình xây dựng và phát triển KBNN theo mô hình KBNN điện tử được mô tả qua biểu đồ Lộ trình phát triển các ứng dụng tại KBNN như sau:

Sơ đồ 2.1. Lộ trình phát triển các ứng dụng tại KBNN

Nguồn: Kỷ yếu KBNN năm 2014

Biểu đồ trên cho thấy kể từ khi hệ thống TABMIS đi vào hoạt động từ năm 2009, kéo theo một số ứng dụng thanh toán qua mạng có giao diện với

TABMIS được triển khai như ứng dụng Thu ngân sách tập trung qua mạng, ứng dụng thanh toán song phương giữa hệ thống KBNN với các Ngân hàng thương mại, ứng dụng thanh toán liên Ngân hàng, ứng dụng quản lý cán bộ tập trung và Kho dữ liệu thu chi NSNN tập trung tại máy chủ KBNN.

Quá trình phát triển KBNN theo mô hình KBNN điện tử, hệ thống KBNN đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đơn vị có quan hệ với ngân sách, chủ đầu tư, người nộp thuế:

Giai đoạn 2011-2014, KBNN đã xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử trên internet để cung cấp thông tin cho các cơ quan, đơn vị là khách hàng của KBNN và các đối tượng quan tâm đến hoạt động của KBNN.

KBNN đang xây dựng chương trình phần mềm để cung cấp 03 dịch vụ công trên cổng thông tin điện tử KBNN, bao gồm: Khai báo phiếu giao nhận hồ sơ giao dịch kiểm soát chi qua mạng và giao dịch một cửa với KBNN; Giao diện thông tin yêu cầu thanh toán qua mạng và chương trình kê khai yêu cầu thanh toán; Đăng ký mở và sử dụng tài khoản tại KBNN.

Phối hợp với các hệ thống ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua các phương tiện giao dịch truyền thống và hiện đại nhằm tăng cường tập trung thu cho NSNN.

Kết nối thanh toán song phương và thanh toán liên ngân hàng giữa hệ thống ngân hàng-hệ thống KBNN nhằm thực hiện chi NSNN nhanh chóng thuận tiện đến đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ cho khu vực công, cho các nhà thầu thi công các công trình sử dụng vốn NSNN.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin các hoạt động nghiệp vụ KBNN:

Xây dựng và triển khai nhiều hệ thống các ứng dụng phục vụ công tác quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác giao KBNN quản

lý, gồm: TABMIS, kết nối thu NSNN giữa KBNN-Thuế-Hải quan-Tài chính,... Phát triển các hệ thống ứng dụng hiện đại phục vụ công tác thanh toán trong hệ thống KBNN và giữa KBNN với các tổ chức tài chính ngân hàng: Thanh toán song phương, phối hợp thu NSNN giữa KBNN và ngân hàng, thanh toán liên ngân hàng.

Xây dựng trục tích hợp giữa các ứng dụng nhằm hình thành nền tảng cho việc trao đổi thông tin, liên kết các quy trình nghiệp vụ của KBNN và giữa KBNN với các đơn vị liên quan.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin các hoạt động nội bộ KBNN:

Triển khai nâng cấp hệ thống quản lý tài chính và kế toán nội bộ theo phương án KBNN tỉnh hạch toán tập trung thay cho toàn Văn phòng KBNN tỉnh và các KBNN huyện.

Triển khai toàn quốc hệ thống quản lý văn bản điều hành theo kế hoạch chung của Bộ tài chính.

Triển khai nâng cấp hệ thống intranet KBNN (cổng thông tin điện tử nội ngành, hệ thống tài khoản người sử dụng nội ngành, hệ thống Chat nội bộ phục vụ hoạt động chuyên môn của KBNN).

Thứ tư, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin:

Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng các yêu cầu triển khai ứng dụng tập trung với quy mô toàn hệ thống, dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng có sự liên kết và tích hợp trong hệ thống và với các đơn vị liên quan trong ngành tài chính, hệ thống ngân hàng.

Bước đầu tối ưu hóa hạ tầng công nghệ nhằm đáp ứng linh hoạt, hiệu quả yêu cầu phát triển mở rộng theo xu hướng ảo hóa.

Triển khai đồng bộ các phương án về an toàn bảo mật theo đề án an toàn bảo mật KBNN và của Bộ Tài chính.

Thứ năm, hoàn thiện các quy định cho triển khai ứng dụng công nghệ thông tin:

Hoàn thiện và ban hành các văn bản quy định liên quan đến mọi mặt hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin KBNN: chính sách an toàn thông tin, các quy định về khai thác sử dụng các chương trình ứng dụng, các quy định về chữ ký số, chứng thư số điện tử ứng dụng trong hệ thống KBNN, các quy định về quy trình phát triển, triển khai, hỗ trợ, vận hành các hệ thống CNTT,...

Thứ sáu, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:

Chuẩn hóa các vị trí công việc về CNTT theo chương trình xây dựng vị trí việc làm chung của ngành tài chính và KBNN.

Thực hiện đào tạo chuyên sâu về CNTT cho các cán bộ CNTT; đồng thời đào tạo nâng cao năng lực khai thác, sử dụng các ứng dụng CNTT phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, công chức hệ thống KBNN.

Thực hiện đào tạo nâng cao nhận thức về an toàn an ninh thông tin cho toàn bộ cán bộ công chức nghiệp vụ chuyên môn của hệ thống KBNN.

Xây dựng được một đội ngũ cán bộ CNTT có khả năng nghiên cứu, phát triển và quản trị, vận hành hệ thống công nghệ thông tin; chú trọng đào tạo nâng cao khả năng khai thác sử dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ.

2.2. Hiện trạng kiểm soát chi và những điều kiện để thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở Việt Nam

2.2.1. Hiện trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở Việt Nam

2.2.1.1. Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu.

Trước kia, kiểm soát chi theo phương pháp thủ công truyền thống, khi cán bộ kiểm soát chi nhận hồ sơ, tài liệu từ khách hàng, cán bộ KSC sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, tài liệu nhận được với các văn bản quy định về tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu như:

- Hồ sơ có đầy đủ các tài liệu, biểu mẫu quy định không;

- Hồ sơ, tài liệu có được lập theo quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không;

- Hồ sơ, tài liệu có đầy đủ con dấu và chữ ký của thủ trưởng đơn vị, của kế toán đơn vị không.

Công việc kiểm tra này cán bộ KSC phải đối chiếu thủ công giữa hồ sơ, tài liệu giấy của khách hàng gửi đến với các quy định trên văn bản giấy tại KBNN.

Nay, thực hiện KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử, công việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu do máy tính thực hiện, cán bộ KSC chỉ việc ra lệnh cho máy tính thực hiện thông qua việc ứng dụng phần mềm KSC trong hoạt động nghiệp vụ KSC NSNN của KBNN.

Theo đó, tất cả các điều kiện về tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu quy định trên văn bản giấy được đưa vào cơ sở dữ liệu của phần mềm KSC, cán bộ KSC căn cứ vào dữ liệu trên hồ sơ, tài liệu của khách hàng gửi đến KBNN nhập vào phần mềm KSC sau đó ra lệnh cho máy tính kiểm tra, đối chiếu dữ liệu nhập vào với dữ liệu điều kiện trong CSDL của phần mềm KSC. Với trình độ kỹ thuật CNTT hiện nay, việc kiểm tra chỉ diễn ra trong tích tắc, ngay sau khi cán bộ KSC nhấn nút kiểm tra lập tức kết quả kiểm tra hiện ra trên màn hình máy tính, tài liệu nào hợp pháp hợp lệ sẽ được đánh dấu vượt qua khâu KSC, tài liệu nào không hợp pháp hợp lệ sẽ được cảnh báo trên màn hình và có thể in ra báo cáo kết quả kiểm soát để cán bộ KSC thông báo cho khách hàng biết và hoàn thiện hồ sơ. Quá trình kiểm tra trên máy tính rút ngắn rất nhiều thời gian kiểm tra so với phương pháp thủ công truyền thống và đạt độ chính xác tuyệt đối, không xảy ra sai sót như phương pháp kiểm tra thủ công truyền thống.

2.2.1.2. Kiểm soát các điều kiện chi theo chế độ quy định

Cán bộ KSC sử dụng phần mềm để kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền quy định. Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w