Kinh nghiệm của Ukraina

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử (Trang 54)

- Kiểm soát các điều kiện chi theo chế độ quy định

1.3.2.Kinh nghiệm của Ukraina

Từ năm 1997, kho bạc Ukraine bắt đầu thực hiện các chức năng thực thi ngân sách mà trước đây do Vụ Tài chính của Bộ Tài chính thực hiện. Một cấu trúc kho bạc 3 cấp được thiết lập với các kho bạc ở cấp trung ương, 26 kho bạc ở cấp vùng và khoảng 700 kho bạc ở huyện. Hiện tại kho bạc vận hành một hệ thống kiểm soát chi dựa trên hạn mức chi. Một hệ thống máy tính ban đầu ở các đơn vị kho bạc cho phép các cơ quan này kiểm tra các khoản phân bổ ngân sách, các hạn mức chi trước khi phê duyệt các yêu cầu thanh toán nhận được từ các đơn vị chi tiêu. Kho bạc trở thành hệ thống hạch toán trung tâm cho tất cả các khoản phân bổ ngân sách ban đầu và bất kỳ sự thay đổi nào trong năm.

Một hệ thống kế toán nhà nước thực hiện qua kho bạc đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu báo cáo tài chính định kỳ. Các báo cáo tài chính hàng tháng cho các hoạt động của ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương được lập trong vòng 20-25 ngày sau khi kết thúc tháng. Các báo cáo tài chính cung cấp

thông tin phù hợp với thống kê của IMF. Số liệu thu, chi NS Bộ Tài chính dựa vào thông tin trên báo cáo tài chính mà kho bạc quản lý.

Kho bạc trung ương mở rộng phạm vi kiểm soát của mình tới ngân sách địa phương vào tháng 07/1999, kho bạc đã bao quát cả ngân sách của chính quyền địa phương ở tỉnh Dnipropetrovsk và tỉnh Cherkasy. Mở rộng phạm vi của Kho bạc tới điều hành ngân sách địa phương sẽ cho phép áp dụng thống nhất các quy định kiểm soát mua sắm và chi tiêu và đưa ra các thông tin chính xác hơn về tình hình tài chính ngân sách ở tất cả các cấp ở Ukraine. Tuy nhiên, quy trình quản lý ngân sách tổng quan vẫn cần một số cải cách và có một sự cần thiết ðể xây dựng các thủ tục kiểm toán nội bộ tốt ở tất cả các giai ðoạn của quá trình quản lý/điều hành ngân sách, bao gồm: (i) đăng ký mức phân bổ thích hợp, (ii) xây dựng ngân sách của từng đơn vị chi tiêu và các thay đổi sau đó đối với ngân sách, (iii) đăng ký và kiểm soát cam kết chi, (iv) đăng ký các hóa đơn của nhà cung cấp; (v) kiểm tra việc tiếp nhận hàng hóa và dịch vụ; (vi) đăng ký, kiểm soát chi và thanh toán các yêu cầu thanh toán.

Kho bạc xây dựng hệ thống sổ cái kho bạc đóng vai trò như trục kế toán cho hệ thống quản lý tài chính chính phủ, và cho phép đăng ký ngân sách ban đầu và bất kỳ thay đổi nào sau đó, phân bổ ngân quỹ, ghi chép tất cả các giai đoạn của KSC và các giao dịch chi tiêu, kết sổ các khoản thu tương ứng với các tài khoản thống kê, thực hiện các chức năng kế toán cơ bản, và lập các báo cáo kho bạc, quản lý ngân sách của Bộ Tài chính và các mục đích kiểm toán. Hệ thống này triển khai vào năm 2002.

Kho bạc cũng trong quá trình nâng cao năng lực quản lý ngân quỹ và KSC bằng việc triển khai hệ thống thanh toán nội bộ cho phép các đơn vị kho bạc trong từng vùng thực hiện các khoản thanh toán thông qua một tài khoản tương ứng duy nhất với chi nhánh Ngân hàng trung ương ở khu vực đó, thay

vì đòi hỏi các chi nhánh Ngân hàng trung ương thiết lập các tài khoản riêng biệt cho các đơn vị chi tiêu hoặc đơn vị kho bạc trong vùng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử (Trang 54)