- Kiểm soát các điều kiện chi theo chế độ quy định
1.2.3.3. Hạ tầng công nghệ thông tin
Hạ tầng truyền thông và máy móc thiết bị là yếu tố kỹ thuật cần thiết đảm bảo việc thực hiện kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử thành công.
KBNN cần xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng các yêu cầu triển khai ứng dụng kiểm soát chi tập trung với quy mô toàn quốc, ứng dụng có sự liên kết và tích hợp trong hệ thống và với các đơn vị liên quan trong ngành Tài chính, hệ thống Ngân hàng và đơn vị sử dụng NS. Song song với đó là việc tối ưu hóa hạ tầng công nghệ nhằm đáp ứng linh hoạt, hiệu quả yêu cầu phát triển mở rộng theo xu hướng ảo hóa và điện toán đám mây, đồng thời triển khai đồng bộ các phương án về an toàn bảo mật cho hệ thống. Các công việc cần triển khai cụ thể như sau:
dựng lộ trình, kế hoạch triển khai hạ tầng kỹ thuật bao gồm hạ tầng máy chủ, hạ tầng lưu trữ, hạ tầng mạng theo xu hướng ảo hóa và điện toán đám mây cung cấp nền tảng hạ tầng công nghệ phục vụ các ứng dụng tập trung từ đó cho phép đáp ứng nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả, đáp ứng kịp thời yêu cầu thay đổi của các ứng dụng nghiệp vụ nói chung, ứng dụng kiểm soát chi nói riêng.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xây dựng phần mềm ứng dụng nhằm xây dựng các quy chuẩn và công cụ về quản lý ứng dụng CNTT trong đó có ứng dụng kiểm soát chi NSNN.
- Nâng cấp hệ thống mạng cục bộ của KBNN bao gồm cả hệ thống mạng lõi trong Trung tâm dữ liệu theo xu hướng ảo hóa hạ tầng mạng đảm bảo chất lượng hạ tầng mạng phục vụ các ứng dụng tập trung. Nâng cấp thiết bị mạng cục bộ LAN của KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp huyện đảm bảo chất lượng hạ tầng mạng cục bộ phục vụ cho các ứng dụng nghiệp vụ của KBNN tại KBNN địa phương.
- Nâng cấp băng thông và thiết bị hạ tầng truyền thông tỉnh-huyện nhằm đảm bảo chất lượng và độ ổn định của đường truyền phục vụ các ứng dụng theo mô hình tập trung trong đó có ứng dụng kiểm soát chi NSNN.
- Nâng cấp hệ thống Intranet KBNN theo hướng tập trung hoá các dịch vụ cốt lõi, nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực xử lý và độ sẵn sàng của hệ thống. Nhằm nâng cao chất lượng trao đổi thông tin quản lý, điều hành phục vụ cải cách hành chính, thiết lập nền tảng để tích hợp với các hệ thống ứng dụng của KBNN.
- Triển khai dự án An toàn bảo mật theo thiết kế tổng thể, tăng cường rà soát, đánh giá để đề xuất bổ sung các giải pháp kỹ thuật để tăng cường đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống.
- Xây dựng, triển khai giải pháp sao lưu dữ liệu cho KBNN các cấp để đảm bảo an toàn dữ liệu nghiệp vụ KBNN nói chung, đảm bảo an toàn dữ liệu kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử nói riêng.
1.2.4. Tầm quan trọng của kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điệntửtử tử
Thứ nhất, đáp ứng kịp thời và có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Trong cơ chế thị trường, chi NSNN không còn là kế hoạch cấp vốn duy nhất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Chính phủ phải điều chỉnh chi tiêu ngân sách cho các mục tiêu trọng tâm liên quan đến các hoạt động kinh tế - xã hội của khu vực Nhà nước mà khu vực tư nhân không thể đáp ứng. Vì vậy chi tiêu ngân sách cho các mục đích và lĩnh vực tiêu dùng của xã hội, các hoạt động sự nghiệp có tính chất thường xuyên phải được bố trí ưu tiên ngay từ khi xây dựng và thiết lập cân đối ngân sách. Mặt khác chi cho phát triển chủ yếu phải nhằm đầu tư vào kết cấu hạ tầng để tạo hành lang và môi trường cho các hoạt động kinh tế của cả khu vực Nhà nước lẫn khu vực tư nhân cùng phát triển.
Đây là cơ sở ban đầu để hình thành lên sự cân đối NSNN, đảm bảo nguyên tắc hợp lý, tiết kiệm các khoản chi Ngân sách. Điều này có nghĩa là chi cho các hoạt động kinh tế - xã hội có tính chất thường xuyên bao gồm: Các khoản chi cho các hoạt động sự nghiệp tiêu dùng chung của xã hội như giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá xã hội, phúc lợi và việc làm, các sự nghiệp kinh tế của Nhà nước, đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự xã hội, bộ máy quản lý Nhà nước và trợ giá thực hiện các chính sách của Chính phủ bị khống chế tối đa trong khuôn khổ khả năng thu trong nước có được.
Chi đầu tư phát triển của ngân sách trong cơ cấu cân đối thu chi, cần được bố trí để đầu tư cho đối tượng thuộc các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình kết cấu then chốt có tác động thay đổi cơ cấu kinh tế của cả nước và từng vùng, vốn đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp Nhà nước, chi trợ giá đảm bảo chính sách của Chính phủ và các khoản chi dự trữ quốc gia cần thiết.
Thứ hai, đáp ứng yêu cầu hội nhập, quản lý của KBNN về chi NSNN phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo kinh nghiệm quản lý NSNN của các nước và khuyến nghị của các tổ chức tài chính quốc tế, việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN chỉ thực hiện có hiệu quả trong điều kiện thực hiện cơ chế chi trả trực tiếp từ cơ quan quản lý quỹ NSNN đến từng đối tượng sử dụng NS. Có như vậy mới có thể bảo đảm đề cao kỷ cương, kỷ luật quản lý tài chính nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí của NSNN. Đồng thời tính tương đồng trong cơ cấu tổ chức của bộ máy tài chính, trong cơ chế quản lý chi của KBNN đối với chi NSNN tạo điều kiện giao lưu hợp tác, học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của KBNN giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ ba, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế và quản lý tài chính công.
Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý NSNN nói riêng, đòi hỏi mọi khoản chi của NSNN phải bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả, bởi vì nó là nguồn lực của đất nước, trong đó chủ yếu là tiền của và công sức lao động do nhân dân đóng góp, do đó không thể chi tiêu một cách lãng phí. Vì vậy, quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN thực sự trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác này sẽ có ý nghĩa rất to lớn trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, kiềm chể lạm phát. Góp phần nâng cao trách nhiệm và phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng NSNN. Đặc biệt, theo Luật NSNN quy định, hệ thống KBNN chịu trách nhiệm kiểm soát thanh toán, chi trả trực tiếp từng khoản chi NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Nhà nước giao, góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật tài chính.
Thứ tư, đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN qua KBNN để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong kiểm soát chi theo phương pháp thủ công truyền thống.
Cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán chi NSNN tuy đã được thường xuyên sửa đổi và từng bước hoàn thiện, nhưng cũng chỉ có thể quy định được những vấn đề chung nhất, mang tính nguyên tắc, không thể bao quát hết được tất cả những hiện tượng nẩy sinh trong quá trình thực hiện chi NSNN, hệ thống tiêu chuẩn định mức chi tiêu chưa sát thực tế, thiếu đồng bộ, chưa có một cơ chế quản lý chi phù hợp và chặt chẽ đối với một số lĩnh vực, trong khi đó, công tác chi NSNN ngày càng đa dạng và phức tạp.
Từ thực tế trên, đòi hỏi những cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực của những đơn vị sử dụng kinh phí NSNN; đồng thời phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý để từ đó có những giải pháp và kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung kịp thời những cơ chế, chính sách hiện hành, tạo nên một cơ chế quản lý chi chặt chẽ.
Một thực tế khá phổ biến là các đơn vị sử dụng kinh phí được NSNN cấp thường có chung một tư tưởng là tìm mọi cách sử dụng hết số kinh phí được cấp, ít quan tâm đến việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toán đã được duyệt. Các đơn vị này chi tiêu không có trong dự toán đã được phê duyệt, không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; thiếu các hồ sơ, chứng từ pháp lý có liên quan…Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần thiết phải có một tổ chức thứ ba có thẩm quyền, độc lập và khách quan, có kỹ năng nghề nghiệp, có vị trí pháp lý và uy tín cao, có ứng dụng CNTT hiện đại để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và đưa ra ý kiến nhận xét, kết luận chính xác đối với khoản chi của đơn vị bảo đảm có trong dự toán được duyệt; đúng chế độ,
định mức, tiêu chuẩn được duyệt; có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo đúng quy định…, có giải pháp chấn chỉnh và xử lý kịp thời các gian lận, ngăn chặn các sai phạm và lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụng NSNN của các cơ quan, đơn vị, bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả.