Thái độ và nghi lễ tang ma của ngƣời Việt hiện nay trong cách

Một phần của tài liệu Quan niệm về cái chết và định hướng giá trị văn hóa cho người Việt hiện nay trong vấn đề ứng xử với cái chết (Trang 34)

ứng xử với cái chết

2.1.1. Thái độ của ngƣời Việt trong ứng xử với cái chết

Nhân loại nói chung, người Việt Nam nói riêng đứng trước vấn đề sống chết của mình đều có những thái độ ứng xử nhất định. Đó có thể là thái độ tích cực với cái chết, xem nó như một điều tất yếu sẽ xảy ra và họ lạc quan đón nhận lựa chọn cho mình “cái chết đẹp”. Bên cạnh đó có những thái độ tiêu cực với cái chết xem nó như là lối thoát duy nhất để giải thoát khỏi bế tắc,… Việt Nam là đất nước đa tôn giáo, tín ngưỡng, do đó, mỗi nhóm người theo hoặc không theo các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau sẽ có thái độ ứng xử khác nhau trước cái chết. Có thể khái quát về thái độ ứng xử điển hình của người Việt trước cái chết như sau:

Thứ nhất, thái độ sẵn sàng đón nhận cái chết như một điều tất yếu sẽ xảy ra trong cuộc đời như quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”.

Theo Kinh Thánh, con người do Chúa tạo ra từ đất theo hình ảnh của Chúa và Chúa đã thổi linh hồn vào đó để hoàn thành con người. Con người được tạo ra từ đất, nên khi chết, thể xác con người trở về với cát bụi chỉ có linh hồn do Chúa ban là “không hư, không nát”. Mọi tín đồ Công giáo sẵn sàng đón nhận cái chết, sẵn sàng nhận lệnh khi “Chúa gọi”. Tín đồ Công giáo ví sự ra đi như chuẩn bị đèn dầu sẵn sàng thắp sáng. Và Chúa sẽ đến bất thình lình (không có sự báo trước) như “kẻ ăn trộm” để đón đi. Với người Công giáo, chết nơi trần thế lại là sự bắt đầu của một đời sống mới. Chết không phải là hết, mà là ra đi, là về với Chúa hay về nhà Cha [11, 222]. Người Công giáo

quan niệm linh hồn sau khi chết được Chúa phán xử khác nhau tuỳ theo từng người sống theo lời răn của Chúa như thế nào: kẻ dữ khi chết linh hồn bị đày xuống Hoả ngục với những hình phạt nặng nề, người lành được Chúa cho lên Thiên Đàng hưởng phúc đời đời. Các linh hồn là giống thiêng liêng chẳng hề chết được; và đến ngày tận thế, xác loài người sẽ sống lại mà chịu phán xét, kẻ lành lên thiên đàng hưởng phúc lộc đời đời; kẻ dữ sa hoả ngục chịu phạt vô cùng. Đối với người phạm các tội nhẹ, tất nhiên không được lên Thiên Đàng, nhưng cũng không phải xuống Hoả ngục mà chỉ ở nơi Luyện ngục và ở đây nếu linh hồn họ được thân nhân cầu nguyện họ có thể được lên Thiên Đàng. Đây là một trong các lí do tạo ra các nghi lễ tôn giáo đối với người chết.

Phật giáo cho rằng khi hơi thở chấm dứt là con người sẽ chết, nó là một trong 4 khâu của định luật "thành, trụ, hoại, diệt". Đó là định luật phổ quát tuyệt đối cho tất cả mọi sự vật vô thường (hay thay đổi) trong thế giới hiện tượng. Theo quan niệm của nhà Phật, chết chưa phải là chấm dứt, và sanh cũng không phải là bắt đầu. Thực ra, chết chính là sự bắt đầu (một kiếp sống mới), và sanh là sự chấm dứt (kiếp sống cũ). Cái chết chỉ là một phần trong tiến trình sinh tử, tử sinh. Các thiền sư Việt Nam thời Lý đã có những bài thơ, bài kệ và những lời phát biểu nói rõ quan điểm của mình về sự sống chết. Ni sư Diệu Nhân Lý Ngọc Kiều có viết: Sinh, lão, bệnh, tử. / Tự cổ thường nhiên. Nghĩa là: Sinh, lão, bệnh, tử. / Lẽ thường xưa nay thế. Vì thế, sống và chết là những sự kiện tất nhiên không tránh khỏi của một đời người. Con người đã sinh ra rồi thì đến lúc phải chết. Quan niệm về sự sống chết như vậy đã góp phần khắc phục những hành vi và thái độ thấp hèn như “tham sống, sợ chết” đã nảy sinh trong đời sống, nhất là trong các cuộc chiến tranh giữ nước. Nó đã làm dịu đi những nỗi đau buồn quá mức của mỗi người trước cái chết của người thân.

Những người Việt theo phong tục truyền thống, cho rằng trong con người có phần xác và phần hồn, sau khi chết, linh hồn sẽ về nơi “thế giới bên kia” cùng với thói quen sống bằng tương lai (sản phẩm của lối tư duy theo triết lý âm dương) cho nên người Việt Nam rất bình tĩnh yên tâm chờ đón cái chết. Họ chuẩn bị khá chu đáo, kỹ càng cho cái chết của chính mình hoặc của người thân, đưa tiễn người thân vào cuộc hành trình xa xôi đó. “Chết già vì vậy được xem là một sự mừng: trẻ làm ma già làm hội. Nhiều nơi có người già chết còn đốt pháo; chắt chút để tang cụ kị thì đội khăn màu đỏ, khăn vàng (theo ngũ hành màu đỏ và vàng là màu của phương Nam, màu tốt)” [48, 295].

Các cụ già tự mình lo sắm cỗ hậu, người khá giả thì làm cỗ hậu bằng gỗ vàng tâm (gỗ này không mục) để xương cốt khỏi bị hư hại. Quan tài của người Việt làm hình vuông tượng trưng cho cõi âm theo triết lý âm dương. Người cẩn thận còn cho làm thêm chiếc quách bọc ngoài. Cỗ thọ làm xong, kê ngay dưới bàn thờ như một việc hết sức bình thường. Có cỗ thọ rồi, các cụ lo đến việc nhờ thầy địa lý đi tìm đất rồi xây sinh phần. Các vua chúa bao giờ cũng lo tất cả những việc này rất chu tất thường là ngay từ khi mới lên ngôi; các lăng mộ vua còn được giữ ở Huế, đồng thời cũng là những nơi thẳng cảnh là vì thế.

Thứ hai, đó là thái độ sẵn sàng hy sinh mạng sống vì lý tưởng cao đẹp.

Không ai chọn cho mình cách chết, cũng không ai muốn mình phải chết và không có cái chết nào có ý nghĩa bằng được sống. Nhưng khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả của tổ tiên, ông cha bị uy hiếp; sự sống của cha mẹ, anh em, vợ con, họ hàng bị đe doạ, của cải, ruộng nương làng mạc bị xâm chiếm thì lựa chọn cái chết để đất nước được trường tồn là một lựa chọn vinh quang và cao cả. Mỗi một thân xác nằm xuống, mỗi một phần thi thể mất đi là một ánh hào quang soi sáng hơn con đường xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc, đó là những dòng chữ bằng vàng khắc sâu vào lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc.

Để nói tới thái độ của những tấm gương anh dũng đó, trước hết chúng ta có thể kể đến thái độ của những trung thần tiết nghĩa vì nước quên thân trong lịch sử.

Vấn đề cái chết nhìn từ thế ứng xử với thân xác từ thế kỷ XIII trở đi mang đậm nét ảnh hưởng của Nho giáo. Đó là sự đề cao nhân cách của hình tượng nhà nho lý tưởng: trung thần tiết nghĩa. Có thể nói, trong hoàn cảnh đất nước lâm vào hiểm nguy thì tinh thần quyết tâm giết giặc, không sợ chếtcủa quân dân Đại Việt đã tạo nên sức mạnh ý chí to lớn đem tới chiến thắng lẫy lừng. Những nhà nho được coi là mẫu hình trung nghĩa là những bậc danh nho không những không sợ hãi trước những nỗi đau thể xác mà còn sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo toàn nghĩa lớn, bảo toàn đạo lý của kẻ bề tôi trước hoàn cảnh nguy khốn. Trước cảnh đất nước nguy nan, quân vương bị sỉ nhục, bản thân kẻ làm bề tôi tự cảm thấy đau đớn, Trần Quốc Tuấn khảng khái tuyên bố: Ta đây, ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa được xả thịt lột da của quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa, thì cũng đành lòng. Không sợ chết, không sợ cảnh “da ngựa bọc thây” của chính bản thân mình, cũng tất yếu dẫn tới sự không coi trọng sinh mạng, thân xác của kẻ khác, nhất là khi đó lại là kẻ thù. Điều này lý giải cho chúng ta hiểu sự thật về “xả thịt lột da, ăn gan uống máu quân thù” không chỉ là một cách nói hùng biện, mà còn có thật trong lịch sử các cuộc chiến thời cổ trung đại.

Hình ảnh của những tấm gương tuẫn tiết có thật trong lịch sử Việt Nam để lại trong sử sách, văn học là sự nối tiếp quan niệm về cái chết được nhìn qua lăng kính đạo đức Nho giáo. Có thể thấy trước cái chết, sự hy sinh của nhục thể, đối với nhà nho mà nói, không có gì đáng sợ hãi, mà trái lại, nó thể

hiện cho tiết tháo to lớn của kẻ sĩ: trung với vua – chết vì nước là vinh. Trong các sách sử, đáng kể với quy mô lớn như Đại Việt sử kí toàn thư đều chép lại rất nhiều chuyện những nhà nho đã bỏ thân mệnh, tuẫn tiết để bảo toàn nghĩa lớn, là minh chứng cho niềm tin và sự khích lệ tinh thần “sát thân thành nhân”, “xả thân thủ nghĩa” của người Việt. Giữ vững tín niệm bỏ sống để giữ nghĩa, còn hơn là sống. Cầu sống mà chịu nhục, người quân tử không làm, đó là tâm thế khi đối mặt với cái chết của những nhà nho luôn mang dáng vẻ hiên ngang khí khái, không hề run sợ. Trần Bình Trọng kiêu hãnh “thà làm quỷ phương Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”; An phủ sứ Lê Giác bị giặc Chiêm bắt còn lớn tiếng mắng chửi vẫn được truyền tụng như những tấm gương sáng chói.

Như vậy, cái chết được người Việt trong lịch sử sử dụng như một biểu tượng của lòng trung thành, cho nhân cách kẻ sĩ theo quan điểm nho giáo. Ứng xử trước cái chết (hay là sự lựa chọn giữa sống và chết) của các nhà nho minh chứng rõ ràng cho sự ăn sâu bám rễ của mẫu hình thánh nhân của Nho giáo. Thân xác của mỗi người là duy nhất, thuộc về cái riêng tư, cá nhân nhất, nhưng ở đây lại được lựa chọn “dâng” cho nhà vua, hy sinh cho đạo quân thần. Họ dùng cái chết để chứng tỏ nhân cách chân chính của một nhà nho như học thuyết Nho giáo đã xác lập và củng cố bằng truyền thống mang đậm dấu ấn tên tuổi các nhà nho tử tiết trong lịch sử.

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, tuổi trẻ Việt Nam luôn có những đóng góp xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lịch sử được Đảng, Bác Hồ và cả dân tộc giao phó. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ dù phải hy sinh cả tính mạng khi còn ở tuổi thanh xuân thì thế hệ trẻ với những cái tên đã đi vào lịch sử như Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Nguyễn Văn Trỗi,... vẫn luôn nêu cao tinh thần bất khuất, chí khí anh hùng, lẫm liệt để gìn

giữ lý tưởng sống mà họ đã chọn và truyền lại cho nhiều thế hệ thanh niên viết tiếp trang sử vàng chói lọi của dân tộc Việt Nam.

Không nghĩ đến tính mạng của bản thân để cứu người lúc nguy nan, câu chuyện của Nguyễn Văn Nam, Trần Văn Nguyên, Trần Hữu Hiệp... đã khiến nhiều người cảm phục. Đó là những tấm gương khiến hàng nghìn người khi nhắc đến vẫn còn thổn thức. Những cậu học sinh này đã bỏ lại tuổi trẻ, và những ước mơ còn dang dở để nhường lại sự sống cho nhiều người. Họ là minh chứng lớn cho việc lòng tốt vẫn còn rất nhiều trong cuộc sống này, những anh hùng tuổi trẻ cũng vẫn còn rất nhiều trong xã hội hiện tại. Đây chính là những tấm gương sáng cho thanh thiếu niên cả nước học tập.

Thứ ba, đó là thái độ coi cái chết như một phương tiện để giải thoát khỏi sự đau đớn bệnh tật hoặc sự bế tắc trong cuộc sống.

Đối với một số người, cái chết có thể là một phương tiện giải phóng mong muốn thoát khỏi những đau khổ kéo dài, đôi khi kéo theo nó là sự đau ốm và già nua. Vẫn biết rằng, cuộc sống là vốn quý nên chúng ta hãy yêu quý nó. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng yêu thích cuộc sống được. Khi quá đau đớn họ không yêu hay không còn yêu cuộc sống nữa. Họ thực sự muốn chết. Đó quả là vấn đề do nỗi đau hay nỗi thống khổ mang lại. Cuộc sống dường như không thể chịu đựng nổi, đến mức người ta muốn rời bỏ nó. Trong những khoảnh khắc đó, họ chỉ còn duy nhất một ý nghĩ, đó là muốn chết ngay lập tức, chừng nào cơ thể còn khiến họ đau đớn. Họ không thể nói được, không thể nghĩ được, chỉ muốn kết thúc nó. Những yêu cầu được chết không đau được hiểu như vậy.

Theo tiếng Latinh, “euthanasia” có nghĩa là “cái chết hạnh phúc”. Người ta sử dụng từ này để chỉ việc bác sĩ giúp bệnh nhân mắc căn bệnh dù cố gắng thế nào cũng không thoát khỏi cái chết. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất phức

tạp và khó khăn nhất mà bác sĩ phải đối diện. Làm rút ngắn nỗi đau đớn không thể cứu chữa, cũng là rút ngắn cuộc sống, hẳn không phải là sứ mệnh của bác sĩ nhưng là nhiệm vụ khủng khiếp mà họ tất yếu gặp phải trong công việc.

Cũng có một số bệnh nhân có thể quyết định kết liễu đời mình. Nhưng khi mắc một căn bệnh không thể chữa khỏi, cần phải có sự can đảm rất lớn và đủ sức mạnh để làm được điều đó. Tự tử không dễ dàng. Nếu tự tử không thành công thì các điều kiện cho việc sống sót còn tệ hại hơn sau đó. Vì vậy, kể cả đối với việc tự tử, đôi khi người ta cũng cần đến sự hỗ trợ hay giúp đỡ của bác sĩ. Trong một thời gian dài, ở nước ta việc tự vẫn vẫn bị lên án về mặt tôn giáo, đạo đức và luật pháp.

Ðối với không ít người, khi gặp hoàn cảnh đau khổ cùng cực hay bị bế tắc tuyệt vọng trong cuộc sống, họ thường tìm đến cái chết không phải vì họ thích chết nhưng vì họ coi nó như lối thoát duy nhất. “Tổ chức Y tế thế giới ước tính tỷ lệ tự tử trên thế giới là khoảng 16/100.000 người mỗi năm, tăng 45% trong vòng 45 năm qua. Nhiều quốc gia đã quan tâm nghiên cứu, tìm ra các cách phòng chống nạn tự tử. Ở Việt Nam, tự tử được ước tính nằm trong 10 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của người Việt Nam (theo bộ Y tế Việt Nam)” [Dẫn theo: 64]. Có những người xem cái chết như một sự giải thoát khỏi những khủng hoảng trong cuộc sống như hiện tượng tự sát. Đây chính là một vấn đề khá nhạy cảm đáng báo động ở Việt Nam nói riêng và ở thế giới nói chung. Hiện nay, các cá nhân trong xã hội không chỉ phải chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế mà còn có cả khủng hoảng niềm tin. Khi mà con người ta bị rơi vào trạng thái khủng hoảng niềm tin, con người ta sẽ rất dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng. Chính vì thế, việc xử lý tiêu cực nó là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra mà tự tử là một trong những dấu hiệu cụ thể nhất. Nếu cứ tiếp tục để cá nhân xử lý bi kịch cá nhân và bi kịch của khủng

hoảng niềm tin, khủng hoảng tài chính theo cách tiêu cực của riêng họ sẽ để lại những thiệt hại vô cùng lớn cho cá nhân, gia đình và xã hội.

Thứ tư, đó là thái độ sợ hãi cái chết bởi vì họ còn nuối tiếc sự nghiệp,

tiền tài, danh vọng, không dám đương đầu với cái chết.

Đó là những người sống theo cách hưởng thụ hiện tại tối đa vì ngày mai sẽ chết. Đó là thái độ lẩn tránh mà nhà tư tưởng Pascal của Pháp đã nói tới đó là: đa số người đời không muốn trực diện với vấn đề sự chết vì nó vượt quá sức mình, nhất là vì nó quá bi đát, nên họ lẫn tránh vào trong đủ thứ "tiêu khiển". Cái mà Pascal gọi là tiêu khiển (divertissement) bao gồm không những vui chơi, ăn uống, tiền tài, danh vọng, nhục dục mà ngay cả lòng say mê làm việc, hoạt động, chinh phục, chiến tranh …..

2.1.2 Nghi lễ tang ma của ngƣời Việt

a. Nghi lễ tang ma của người Việt theo Công giáo

Nghi lễ tang ma của người Việt hết sức phong phú, đa dạng và mang

Một phần của tài liệu Quan niệm về cái chết và định hướng giá trị văn hóa cho người Việt hiện nay trong vấn đề ứng xử với cái chết (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)