Cần phát huy những giá trị truyền thống thông qua nghi lễ tang ma

Một phần của tài liệu Quan niệm về cái chết và định hướng giá trị văn hóa cho người Việt hiện nay trong vấn đề ứng xử với cái chết (Trang 63)

tang ma và khắc phục mê tín hủ tục.

2.2.3.1 Thực hiện nghi lễ tang ma góp phần phát huy giá trị đạo đức truyền thống

Nghi lễ tang ma của người Việt là sinh hoạt văn hoá truyền thống mang nhiều ý nghĩa nhân văn: Biểu hiện quan niệm đạo đức và tính nhân bản trong văn hoá của người Việt như quý trọng sinh mạng con người; bày tỏ lòng thương tiếc đối với người thân trong tình gia tộc huyết thống; thể hiện tính cộng đồng trong làng trong xóm; phản ánh đời sống tâm linh: đó là mối quan hệ giữa người sống và người chết với quan niệm sự sinh như sự tử.

Nghi lễ tang ma thể hiện lòng hiếu kính của người Việt: Trong gia đình,

người Việt rất chú trọng xây dựng gia đình, gia đình dòng họ là đơn vị cơ sở của xã hội. Trong gia đình dòng họ, điều cốt lõi là con người phải có hiếu, hiếu gắn với sự biểu hiện của nhân. Lấy chữ hiếu để cũng cố gia đình ổn định xã hội.Với người Việt kính hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên được thể trong từng nghi lễ thờ cúng tổ tiên đã có từ xa xưa. Với người đã khuất, người Việt bày tỏ lòng hiếu kính sâu sắc. Thờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách luân lý đối với người Việt, và nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm và niềm tin huyết thống trong môi trường gia đình. Các nghi lễ thờ cúng không chỉ dừng lại ở việc đối xử như thế nào với người chết mà bên cạnh đó còn nhắc nhở những người đang sống hãy sống có trách nhiệm, hướng thiện

hạn chế những điều vô luân bất hiếu, tự điều chỉnh hành vi của mình trong mối quan hệ với cộng đồng, xã hội.

Giá trị văn hóa của người Việt vừa dung dị vừa sâu sắc và giàu tính thực tiễn. Thể hiện một cách sâu sắc lòng hiếu thảo của con người Việt, lẽ sống Việt: phụng dưỡng ông bà cha mẹ lúc còn sống, thờ phụng khi chết. Bên cạnh đó giá trị văn hóa trong việc thực hiện nghi lễ tang ma còn là sự thể hiện ý tưởng nhớ về cội nguồn.

Nghi lễ tang ma thể hiện ý thức nhớ về cội nguồn của người Việt: ý thức

tưởng nhớ biết ơn dược hình thành, tồn tại và phát triển thành đạo lý lẽ sống. Đạo lý này thể hiện thông qua các nghi thức tang ma của người Việt. Việc thực hiện nghi lễ tang ma được người Việt rất coi trọng, vì vậy các nghi lễ tang ma được tiến hành thực hiện một cách nghiêm túc. Đó là sự thể hiện lòng hiếu thảo sự biết ơn và ý thức tưởng nhớ về cội nguồn. Ý niệm thiêng liêng hàng đầu trong các nghi lễ tang ma đó là nếp sống đạo đức uống nước nhớ nguồn, tỏ lòng thành kính dâng lễ cúng tế vong hồn ông bà tổ tiên. Tất cả đều thể hiện lòng biết ơn nhớ về cội nguồn của người Việt.

Nghi lễ tang ma còn là sự gắn kết các thành viên trong gia đình, dòng

họ, quê hương lại với nhau: “Ở lĩnh vực tang lễ này cũng thấy rõ tính cộng

đồng: nhà có tang, việc thì nhiều mà người lại không còn đủ tỉnh tảo minh mẫn nữa, nên bà con xóm làng bao giờ cũng chạy tới giúp dập, lo toan chỉ bảo mọi việc. Người Việt Nam có quan niệm Bán an hem xa, mua láng giềng gần nên khi nhà có người mất, hàng xóm láng giềng không những giúp đỡ, mà còn để tang nhau: Họ dương 3 tháng; Láng giềng 3 ngày; Chồng cô, vợ cậu một ngày cũng không. Người nông nghiệp sống gắn bó không chỉ với xóm làng mà còn cả với thiên nhiên, cho nên khi chủ chết, cây cối trong vườn cũng đau buồn mà để tang: nhiều nơi có tục đeo băng trắng cho cả cây cối.” [49, 298].

Nghi lễ tang ma của người Việt là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần hình thành nên một ý thức hệ văn hóa, tín ngưỡng hướng về tổ tiên, về cộng đồng tạo nên sức mạnh “nội sinh” của người Việt.

Nghi lễ tang ma mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc: Từ cổ xưa người Việt

Nam đã cho rằng: Chết chưa phải là hết, thể xác tuy tiêu tán nhưng linh hồn vẫn bất diệt và vẫn hằng lui tới gia đình, “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn” (nghĩa là sự chết như sự sống, sự mất như sự còn). Hằng tin như vậy, cho nên việc cúng tế là cần thiết, việc thờ cúng tổ tiên là cần có. Vong hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ luôn ngự ở trên bàn thờ để theo dõi và giúp đỡ con cháu hằng ngày, mách bảo cho họ và phù hộ cho họ có một cuộc sống tốt đẹp, thuận hòa… Như vậy, có thể thấy rằng thông qua nghi lễ tang ma của người Việt đã có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục con người, được thể hiện ở đạo lý làm người, có thứ bậc giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ. Đó là một nét đẹp của nền văn hóa gia đình, dòng họ, dân tộc. Mặt khác nó đáp ứng được nhu cầu tâm linh của con người, từ đó củng cố thêm lòng hiếu thảo vốn có của người Việt Nam, tạo nên một truyền thống tốt đẹp lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Văn hóa phong tục Việt, trong đó có phong tục tang ma, là những giá trị được hình thành từ lâu đời, trở thành thành tố quan trọng biểu hiện sắc thái văn hóa dân tộc. Các nghi lễ tang ma của người Việt không phải là nhất thành bất biến mà luôn biến đổi, thích nghi với điều kiện mới.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư… đã được ban hành như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Chương trình hành động triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong

tiệc cưới, việc tang và việc lễ hội… Vì thế, nghiên cứu về phong tục tang ma của người Việt hiện nay được coi là việc làm cần thiết, cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp cho Đảng và Nhà nước ta đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, góp phần đề ra nội dung xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, góp phần thúc đẩy sự nghiệp Đổi mới đất nước, làm cho đời sống văn hóa của người Việt không ngừng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2.2.3.2 Thực hiện nghi lễ tang ma đảm bảo nếp sống văn minh, tiến bộ.

Căn cứ Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

Căn cứ thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang được thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất trong việc tổ chức việc tang:

Tổ chức việc tang phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; khi gia đình có người chết phải báo cáo kịp thời cho chính quyền xã, phường, thị trấn làm thủ tục khai tử.

Thứ hai là trách nhiệm tổ chức lễ tang:

Địa phương có người chết, phải thành lập Ban tang lễ để lo việc tang đúng với quy định của Nhà nước; Ban tang lễ gồm: Đại diện Chính quyền địa phương; Trưởng thôn, bản, tổ dân phố, hội người cao tuổi, các tổ chức đoàn thể quần chúng và đại diện gia đình tang chủ.

Ban tang lễ có nhiệm vụ: Cùng gia đình người chết lo tổ chức tang lễ, cử hành các nghi thức, hỗ trợ giải quyết các chế độ (nếu có), vận động gia đình tổ chức việc tang tiết kiệm, bỏ các hủ tục lạc hậu, hành vi mê tín dị đoan.

Nếu người qua đời không có gia đình hoặc thân nhân đứng ra tổ chức lễ tang thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể quần chúng chịu trách nhiệm tổ chức khâm liệm và mai táng chu đáo theo đúng phong tục truyền thống.

Thứ ba là những quy định tổ chức lễ tang:

Thời gian khâm niệm người chết được tiến hành trong khoảng thời gian từ 04 đến 06 giờ sau khi người chết đó tắt thở.

Thời gian quàn người chết tại nhà không để quá 24 giờ đối với vùng thấp và 48 giờ đối với vùng cao; trường hợp người mắc các bệnh truyền nhiễm phải được chôn cất trong thời gian không quá 12 giờ.

Không khuyếch đại nhạc tang qua tăng âm ảnh hưởng đến sinh hoạt của thôn, buôn, tổ dân phố. Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm.

Việc tổ chức ăn uống trong lễ tang chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Đồ lễ trong lễ tang tuỳ theo tình cảm và quan hệ của người viếng với gia đình tang chủ, viếng người chết chỉ nên thắp một thẻ hương và chia buồn cùng tang chủ. Hạn chế viếng bằng vòng hoa, các bức trướng để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Vận động nhân dân xoá bỏ mọi nghi lễ mất vệ sinh ở các đám tang vùng các dân tộc miền núi, như phúng viếng bằng thức ăn hoặc ăn uống xung quanh nơi quàn xác người chết; bỏ hủ tục người chết ở trong nhà quá 48 tiếng để thực hiện các nghi lễ lạc hậu.

Vận động nhân dân xoá bỏ các tục như lăn đường, chống gậy, chia của cho người chết, tục gọi hồn, yểm bùa, rắc vàng mã, tiền âm phủ, tiền giấy trên đường khi đưa tang và các hình thức mê tín dị đoan khác.

Các nghi thức cúng 3 ngày, 7 ngày, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu, giỗ mãn tang, chỉ thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ.

2.2.3.3 Khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong nghi lễ tang ma của ngƣời Việt ngày nay

Hiện nay, việc lo hậu sự cho người chết có xu hướng phục hồi nhiều hủ tục khá tốn kém trong ăn uống, kèn trống, cúng tế, bày đặt thêm nhiều yếu tố mê tín như yểm bùa, đốt vàng mã, rải tiền thật trên đường đưa tang, xuất hiện nạn chiếm đất nghĩa trang của làng xã xây lăng mộ đồ sộ, tùy tiện. Nghề “ăn theo” – “xây nhà cho người chết”, “công viên vĩnh hằng” – trở thành một nghề giúp nhiều người giàu lên nhanh chóng vì phong trào mua đất để cải táng ở những vùng được coi là “long huyệt” làm xôn xao du luận thời gian qua, thậm chí diện tích đất nghĩa trang trên cả nước không ngừng tăng lên, lấn sang cả diện tích đất canh tác.

Năm 1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 27 –CT/TW (ngày 12/01/1998) về việc thực hiện nếp sống văn minh tỏng việc cưới, việc tang và lễ hội. Tiếp theo sau Chỉ thị 27 –CT/TW là Chỉ thị 14/1998/CT-TTg (ngày 28/03/1998) của Thủ tướng Chính phủ và một loạt quy chế, quy định, quy ước, hương ước của các cấp, các ngành, các địa phương, rồi nhiều cuộc hội nghị, hội thảo của các đơn vị, các ngành được tổ chức để tìm giải pháp cho “cuộc chiến” chống lại các hủ tục. Song, cho đến nay cuộc chiến đó dường như không thu được kết quả, thậm chí nhiều hủ tục vẫn tồn tại và len lỏi vào trong cuộc sống, sẵn sàng bùng lên thành “phong trào”.

Trước hết, với người Việt việc lo hậu sự cho người chết được gọi là “việc hiếu”, vì đó là công việc cuối cùng lo cho cha mẹ thể hiện sự trọn vẹn đạo hiếu của người con. “Hiếu đạo” ở đây được hiểu như một con đường để người Việt hình thành nhân cách và thành thánh hiền, nên chữ “đạo” không hiểu như một tôn giáo. Do vậy, khi cha mẹ chết, không phải cứ mồ to mả đẹp, mâm cao cỗ đầy mới thể hiện đạo hiếu, mới được “người âm” phù hộ, bằng không sẽ bị quở phạt dẫn đến làm ăn thất bát, tật bệnh. Người đối xử với cha mẹ khi còn sống không ra gì, khi chết bày đặt mâm cao cỗ đầy, xây cất mồ mả chỉ vì lo cho vận mệnh, số phận tương lai của chính mình và để che mắt thế gian, thì đó không phải là hiếu, mà là bất hiếu, bất nhân.

Triết thuyết các tôn giáo cũng đề cập nhiều đến nghi thức tang ma, coi đó là chuẩn mực của lòng hiếu đễ. Bởi vì, hiếu đạo chính là nền tảng của các giá trị nhân văn khác và khuyên răn thực thi đạo hiếu. Theo lý thuyết các tôn giáo, tình yêu đối với tha nhân, đặc biệt lòng hiếu thảo đối với cha mẹ mình khi còn sống chính là thước đo của tình yêu đối với Thiên chúa, với Trời, Phật, thánh thần. Vì vậy, bất hiếu với cha mẹ mình khi còn sống thì “thờ cúng”, “tâm linh” là vô ích.

Nói như Phan Kế Bính, sự báo hiếu cho cha mẹ, ai không muốn hết lòng, hết sức. “Nhưng cứ như tục ta thì phiền văn quá thể, ăn uống lôi thôi, làm cho nhiều người khổ sở vì tục. Vả lại nhiều người khi cha mẹ còn thì bạc chẳng ra gì, đến lúc mất lại cúng tế linh đình, kẻ có đã vậy, kẻ không cũng cố đi vay mượn cầm nhà bán ruộng để trả nợ miệng và lấy thể diện với đời, thực là một sự vô ích quá” [3, 42].

Một điều nữa là những nhà hoặc vì cớ tìm đất, hoặc vì cớ lo liệu công kia việc nọ mà quàn ma trong nhà đến hàng tháng, thì chẳng những là phiền phí hại của, mà có khi tử khí truyền nhiễm lại hại đến cách vệ sinh nữa.

Thứ hai, theo tập quán người Việt (chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ), người chết thường được địa táng (còn gọi là hung táng), sau ba đến năm năm, gia đình sẽ thực hiện lễ bốc mộ (còn gọi là cải táng/cải cát/sang mộ) cho người chết. Phong tục tồn tại lâu đời đến nay vẫn được duy trì. Nhiều năm trước đây, Nhà nước đã vận động người dân thực hiện hỏa táng (điện táng) người chết để đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm quỹ đất. Nhưng số gia đình tham gia hỏa táng vẫn rất hạn chế. Đa phần người dân vẫn thực hiện địa táng rồi cải táng, vì tin rằng hỏa táng là mất cốt, vong linh bị phiêu bạt, con cháu vì đó mà làm ăn thất bát, lụn bại, bởi hài cốt có ấm cúng, yên lành thì con cháu mới có hy vọng làm ăn phát đạt. Nhiều gia đình gặp chuyện không may mắn thường nghĩ ngay đến việc động mồ, động mả. Ngược lại, nhiều người thành công trong cuộc đời và sự nghiệp thì cho đó là nhờ mồ mả, âm phần nhà họ tốt. Như vậy, mọi công việc cuối cùng lo cho người chết từ chỗ mang ý nghĩa trọn vẹn đạo hiếu, thành kính với người chết trở thành vấn đề liên quan đến vận mệnh may rủi và số phận tương lai của người sống. Chính vì vậy, mấy năm trở lại đây, nảy sinh việc tìm đất xây lăng mộ đồ sộ, hoành tráng, đơm đặt nhiều yếu tố mê tín, gây hoang mang, lo lắng cho người sống: “Có tục cải táng bởi ta tin cái lý tưởng tổ tiên với cháu, huyết mạch tương quan với nhau. Hễ hài cốt tổ tiên có ấm cúng thì con cháu mới mát mặt, hài cốt không yên thì con cháu cũng không yên, cho nên mới có tục ấy. Nhiều người tin thầy địa lý quá, mời thầy địa lý phụng dưỡng hai ba tháng trong nhà để đi tìm đất. Có nhà động thấy trong nhà không yên thì lại cải táng, có khi cải táng đến năm sáu lần” [3, 47].

“Thiết tưởng hài cốt tiền nhân, nếu có lòng kính trọng thương xót, thì chớ nên di đi dịch lại nhiều lần. Trừ ra những khi vạn bất đắc dĩ thì phải cải đi mà thôi, chớ không nên vì công danh phú quý là việc hy vọng chưa trông thấy

Một phần của tài liệu Quan niệm về cái chết và định hướng giá trị văn hóa cho người Việt hiện nay trong vấn đề ứng xử với cái chết (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)