Cần hoàn thành trách nhiệm với cuộc sống hàng ngày, đó chính là

Một phần của tài liệu Quan niệm về cái chết và định hướng giá trị văn hóa cho người Việt hiện nay trong vấn đề ứng xử với cái chết (Trang 57)

chính là thái độ tốt nhất để đối mặt với cái chết.

Vì cái chết của bản thân không tồn tại khi chúng ta đang sống nên thay vì lo sợ, sợ hãi chúng ta hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa. Dù lên Thiên đàng hay đến Niết bàn thì hầu hết các tôn giáo đều khuyên con người sống một cuộc sống có giá trị, làm thiện, có đạo đức, phải sống nỗ lực ngay từ khi đang sống trong cuộc sống hiện tại.

Để mỗi người sống đúng nghĩa và làm cho xã hội ngày càng tiến bộ, chúng ta cần có một cái nhìn và thái độ đúng đắn với cái chết. Có rất nhiều tình huống, hoàn cảnh mà trong đó cái chết mang một ý nghĩa riêng, có thể là bất ngờ, có thể là biết trước, có thể là do ngoại cảnh, cũng có thể là do tự sát. Chúng ta hãy xem xét một số trường hợp điển hình và cùng bàn luận.

Trước hết là cái chết bất ngờ, giả dụ như những vụ tai nạn giao thông, có thể thấy mức độ thảm khốc của các vụ tai nạn khiến cho người thân và ngay cả chúng ta cũng cảm thấy đau lòng, thương xót. Cả thế giới liên tục chứng kiến những vụ việc như vậy hàng năm, liệu nó có ảnh hưởng gì đến thái độ của mỗi người về cái chết bất ngờ. Mặc dù vậy, cái chết ở đây không hoàn

toàn làm thay đổi hành vi của mỗi người đến mức bi đát, vì thế người Việt vẫn hay tự an ủi mình coi đó là số phận. Để giảm thiểu tối đa rủi ro, mỗi người cần cẩn trọng trong mọi công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mỗi cá nhân, để tránh những sai sót gây ra hậu quả đáng tiếc.

Đối lập lại trường hợp trên là cái chết biết trước. Trong cái chết biết trước lại có các trường hợp khác nhau. Đầu tiên chúng ta xem xét suy nghĩ của những người mắc bệnh hiểm nghèo, trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời trước cái chết cận kề. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, khoa học ngày càng tiến bộ nhưng không thể ngăn chặn ngày càng nhiều người mắc những căn bệnh không thuốc chữa như ung thư, HIV, bại liệt, bệnh liên quan đến tim… Nguyên nhân được tìm ra ở đây cũng rất nhiều, có thể là do di truyền, môi trường và lý do nhiều nhất là do lối sống. Cách ăn uống hàng ngày, cách tập thể thao, cách làm việc, phong cách sống thời hiện đại, có cảm giác như con người là trung tâm để những căn bệnh mới xuất hiện. Những ai không may mắn mắc phải những bệnh như trên sẽ rất tuyệt vọng. Lúc đó họ cảm thấy thứ quý giá nhất chính là cuộc sống của họ và khát vọng được sống. Bệnh tật không chừa một ai, dù giàu hay nghèo, sang trọng quý phái hay nghèo khó bần hàn. Người giàu sợ chết hơn có phải không? Không, đến lúc mắc bệnh thì ai cũng như nhau, chúng ta đều sợ cái chết, chỉ khác nhau là họ luyến tiếc điều gì mà thôi. Họ sẽ đếm từng ngày để đợi thần chết đến mang họ đi? Nếu không có sự chăm sóc, động viên của người thân họ sẽ ra sao? Lúc bấy giờ họ mới biết quý trọng tình thân gia đình, nhận ra ai tốt ai xấu với mình. Vì vậy, mỗi người hãy sống khoan dung một chút, rộng lượng một chút, chịu thiệt một chút, để có lâm vào tình cảnh như vậy ta vẫn có thể mỉm cười xuôi tay.

Một trường hợp nữa trong cái chết biết trước đó là của các anh hùng liệt sĩ, các nhà khoa học. Để có được độc lập tự do hạnh phúc như ngày nay biết

bao xương máu của cha anh chúng ta đã ngã xuống. Có rất nhiều tấm gương trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như: Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu, Phạm Ngọc Đa,… họ đều là những người trẻ tuổi nhưng có tấm lòng gan dạ, có ý chí vững trãi, có tinh thần ngoan cường. Những nhà khoa học như: Galile, Mariquiri, Humphry Davy, Michael Faraday, Robert Busen, Alexander Bogdanov, Elizabeth Ascheim, Brewster … họ đều đã chấp nhận hi sinh bản thân vì lý tưởng duy nhất là đem lại sự tiến bộ cho loài người.

Để xây dựng cho được nhân cách con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục nhân cách cho mọi thế hệ người Việt, để tạo ra những con người có ích cho xã hội. Theo chúng tôi, giáo dục bằng phương pháp nêu gương trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa và tác dụng rất lớn để mỗi người tự suy ngẫm về những vấn đề liên quan đến cái chết và sống có nghĩa hơn trong cuộc đời này.

Cái chết không chỉ là vấn đề người cao tuổi quan tâm mà nó là vấn đề liên quan đến mọi lứa tuổi. Vì vậy, cần giáo dục những vấn đề liên quan đến cái chết cho người Việt mọi lứa tuổi. Để chúng ta có cái nhìn đúng đắn về nó, để thấu hiểu giá trị cuộc sống để sống có nghĩa hơn. Đây cũng chính là một cách giáo dục hữu ích để có thể hạn chế được nhiều hơn những bi kịch cá nhân trong xã hội chúng ta ngày nay. Bất kể trong giai đoạn nào, khi có những biến động lớn trong xã hội, các biến động có thể gây ra những bi kịch của cá nhân và gia đình sẽ làm gia tăng tình trạng tự tử. Biến động đó có thể là chiến tranh, thảm họa thiên tai, nó có thể là khủng hoàng tài chính. Thường những khủng hoảng khiến con người ta từ tình trạng cân bằng dẫn đến mất cân bằng trầm trọng. Nó sẽ dẫn đến xử lý vấn đề một cách tiêu cực. Sự sống luôn là vốn quý mà con người tìm mọi cách níu giữ. Tự tử không đơn giản là chấm dứt cuộc sống ngay lập tức, mà còn là hệ lụy dai dẳng cho những người còn sống. Chưa kể, việc tự tử không thành còn biến những thanh niên sung

sức thành tàn phế suốt đời. Chính vì thế mà toàn xã hội, những người thân xung quanh cần giúp đỡ, hỗ trợ cho mỗi cá nhân vượt qua được khủng hoảng trước khi quá muộn. Do đó, trong cuộc sống mỗi người hãy tự rèn luyện cho mình cách thức vượt qua khó khăn và đối mặt với thách thức của cuộc đời.

Trong cuộc sống đôi khi chúng ta gặp những khó khăn, những đắn đó suy nghĩ không biết phải làm gì, theo hướng nào, quyết định ra sao nó có thể ảnh hưởng tới cả cuộc đời và cuộc sống sau này của mình. Có những con người sinh ra không được lành lặn, khỏe mạnh nhưng nghị lực sống của họ lại khiến những người bình thường kinh ngạc và khâm phục. Họ đã sống một cuộc đời đáng sống và lan tỏa sức sống mãnh liệt ấy đến những người xung quanh. Có câu nói: Nếu xe bị hỏng và bạn phải dắt bộ một quãng đường, hãy nghĩ đến những người khuyết tật chỉ mong có thể tự bước đi vài bước; hay: Nếu bạn cảm thấy mất phương hướng và không biết mục tiêu sống của mình là gì, hãy nghĩ đến những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, họ đang trải qua những giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Họ yêu quý cuộc sống biết bao nhưng sẽ không có cơ hội để tự hỏi như thế nữa.

Một điển hình về nghị lực sống của thế giới - NickVujicic sinh năm 1982, là người Australia. Từ khi sinh ra, anh bị khuyết tật: không chân, không tay. Sự bất hạnh, dù có lúc từng khiến Nick đã thử tự tử bằng cách trầm mình xuống bể nước vào năm 10 tuổi, nhưng bằng ý chí và nghị lực phi thường, Nick vươn lên và tự khẳng định mình trong cuộc sống. Anh tốt nghiệp đại học khoa tài chính kế toán và trở thành diễn giả nổi tiếng về chủ đề làm chủ cuộc sống. Trong một buổi diễn thuyết, Nick nói: Tôi chưa bao giờ thực sự tàn tật cho đến khi tôi mất hi vọng. Bởi vì, theo anh mất hi vọng còn tồi tệ hơn cả mất chân tay. Việc không ngừng vượt qua thử thách để vui sống đã khiến anh nhanh chóng nhận ra không điều gì là không thể nếu người ta không ngừng yêu thương, đam mê và hi vọng.

Không chỉ ở thế giới, mà ở nước ta có rất nhiều tấm gương về nghị lực sống – những người biết vượt qua khó khăn của số phận để thành công. Nguyễn Ngọc Ký, một điển hình về nghị lực sống của người Việt từ lâu đã trở thành tấm gương sáng cho bao thế hệ người Việt về chiến thắng nghịch cảnh, đã dùng đôi chân và nghị lực để viết lên số phận. Nguyễn Ngọc Ký đã không chịu đầu hàng số phận. Cậu đã quyết tâm đứng dậy và nỗ lực mỗi phút giây cuộc sống để hiện thực hóa giấc mơ được đến trường đi học như những đứa trẻ bình thường khỏe mạnh đồng trang lứa. Cuối cùng, Nguyễn Ngọc Ký đã chinh phục được thử thách, vượt lên sự run rủi của số phận và đến được trường đi học cùng bao bạn bè, bay cao cùng ước mơ trở thành một người thầy giáo mẫu mực: viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn giáo dục và tâm lý cho giới trẻ.

Theo J.P.Sartre (1905 – 1980) – người sáng lập chủ nghĩa hiện sinh vô thần Pháp, tôi chỉ hiện hữu khi tôi sẽ không hiện hữu nữa, con người luôn phải đối diện với cái chết, cũng như con người từ hư vô trở về với hư vô. Vì ý thức được điều đó cũng như nhận ra con người là một tồn tại cô đơn, nên con người phải lo âu, lo âu vì phải mang trách nhiệm với bản thân. Cuộc sinh tồn là quá trình làm nên mình, nên lo âu là bạn đồng hành của con người. Và, khi lo âu kéo dài không có đường giải thoát thì con người rơi vào tuyệt vọng, vì con đường trước mắt là hư vô. Tuy nhiên, tuyệt vọng không phải là buông xuôi, khuất phục mà con người bắt buộc phải nhập cuộc. Song, trong cái vòng bắt buộc của thân phận con người, ta có quyền lựa chọn để làm nên ta. Do vậy, cuộc đời là những lựa chọn, những lựa chọn giúp ta trở thành con người. Con người biết bất chấp cái chết để nhập cuộc tự do làm nên lịch sử của mình bằng những dự phóng. Hiện sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong thế giới – một thế giới mà trong đó, ta bị đẩy vào và chờ đợi ở ta một ý nghĩa.

Như vậy, ý nghĩa cuộc sống của con người chính là ở chỗ mỗi cá nhân tự tạo ra thông qua hành vi tự do lựa chọn, không nhìn cái chết theo ý nghĩa tiêu

cực, mà trái lại, phải coi đó chính là nguồn gốc của mọi sự bận rộn, mọi sự cố gắng, nhiệt tình, thiết tha với cuộc sống và đồng thời là những động cơ để thúc đẩy, khích lệ con người trong những năm tháng sống trong cuộc đời, khích lệ con người tự tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa hơn, sống có trách nhiệm hơn: “Tôi ăn vì tôi sợ rằng tôi sẽ không còn được ăn, tôi yêu vì sẽ không còn được yêu, tôi đam mê vì biết rằng đam mê sẽ chấm dứt. Tử thần là động cơ duy nhất và sau cùng khiến cho người sống và ham sống” [43, 392].

Có nhiều thái độ đối với cái chết cũng như đối với cuộc sống. Một số người tuyệt đối không bao giờ nghĩ đến điều đó và tự khuây khỏa bằng cách luôn nghĩ đến điều khác. Tuy nhiên, bằng cách hiểu rằng cái chết là một phần hiển nhiên của cuộc sống. Hẳn đó là lúc kết thúc, nhưng lại là phần bổ sung tất yếu của cuộc sống, điều khiến chúng ta yêu cuộc sống trong sự ngắn ngủi, trong niềm vui của nó. Biết rất nhiều về cái chết cũng có thể là điều giúp chúng ta tận hưởng trọn vẹn cuộc sống, hưởng thụ từng khoảnh khắc thoải mái. Đây không phải là vấn đề lý thuyết mà là một thái độ giúp chúng ta đối diện với sự biến mất của chính mình cũng như đối diện với cái chết của những người khác. Đối diện với cái chết của chúng ta, đó là biết được cuộc sống đầy rủi ro và phù du, và chính vì vậy mà cuộc sống vô cùng quý giá. Đó là ý thức rằng cuộc đời ngắn ngủi, vụt qua. Ý thức ấy có thể giúp chúng ta dự kiến những gì mong muốn xảy ra sau sự ra đi của chúng ta, chẳng hạn như đối với con cái của chúng ta…

Cuộc sống thường nhật với bao lo toan đã làm cho chúng ta quên đi chính bản thân mình, sống chưa đúng với chính mình. Chính cái chết đã khơi nguồn cho tầm quan trọng và tính bức xúc của tồn tại người, nó sẽ thức tỉnh chúng ta nhận thức về chính mình, làm cho chúng ta phải kiên định về các quyết định của mình, phải gác lại những mưu sinh của cuộc sống thường nhật để trở về với con người, với cuộc sống đích thực của mình, trở về với tự do và

trách nhiệm của bản thân mình trước sự tồn tại của chính mình. Bởi lẽ, nếu cuộc đời là vô hạn nhưng cuộc sống con người là hữu hạn, con người sẽ phải tiến đến cái chết. Nhờ ý thức được điều này, con người sẽ bừng tỉnh và thoát ra khỏi sự trói buộc của các giá trị đã được xếp đặt sẵn để sống theo đúng nghĩa là “Người”, để làm cho chính cuộc đời của mình có giá trị và ý nghĩa hơn.

Một phần của tài liệu Quan niệm về cái chết và định hướng giá trị văn hóa cho người Việt hiện nay trong vấn đề ứng xử với cái chết (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)