Quan niệm về cái chết trong Hồi Giáo

Một phần của tài liệu Quan niệm về cái chết và định hướng giá trị văn hóa cho người Việt hiện nay trong vấn đề ứng xử với cái chết (Trang 30)

Nhân vật mang tính là đại biểu của Hồi giáo là Mohammed, sinh ra ở Meca, bản thân ông không phải là Chúa mà là con người trở thành sứ giả đại biểu cho Chúa, đức Chúa chân thực của Hồi giáo là đấng Allah. Thượng đế tuyên cáo Thánh dụ của mình thông qua lời rao giảng của Mohammed. Những Thánh dụ này của thượng đế được biên tập thành kinh Koran.

Khi bàn về cái chết, có những đặc điểm quan trọng sẽ được trình bày dưới đây:

Thứ nhất, theo quan niệm về cái chết của Hồi giáo, chương 3 câu 145 của kinh Koran quy định: Kỳ hạn của mạng sống là do Allah quy định, nên chết là trở về với Allah, ai muốn phần thưởng ở trần gian, Allah sẽ ban cho họ. Theo cách nhìn này, thì việc sống chết hoàn toàn không thuộc về Túc thần luận. Mặc dù trên hình thức, Hồi giáo cũng cho rằng, sống chết có mệnh, giống như Túc mệnh luận, nhưng sống chết có mệnh của Hồi giáo lại do Allah trên trời quy định.

Thứ hai, mục đích cái chết nằm ở chỗ có kỳ hạn hoãn án. Trong thời kỳ

này, Thượng đế sẽ tiến hành thử thách họ. Vì vậy, trong thời gian con người sinh sống chính là thời kỳ thử thách của Thượng đế đối với cuộc đời họ. Vì vậy, theo giáo nghĩa Hồi giáo, kinh Koran, chương 21, chương 29 đều đề cập: Mỗi một con người đều phải nếm trải cái chết, ta lấy điều thiện và điều ác để thử thách các con, các con cuối cùng cũng phải trở về gặp ta. Theo nghĩa đó, đối với Hồi giáo mà nói thì cái chết tuyệt đối không phải là sự trừng phạt mà là đi đến kết thúc một giai đoạn nào đó trong sự phán xét cuối cùng. Nói cách khác, mạng sống chỉ là một giai đoạn tiếp nhận sự thử thách của Allah, là một thời kỳ hòa hoãn và cuối cùng phải trở về bên Allah.

Thứ ba, đối với cách nhìn nhận về cái chết, Hồi giáo cho rằng, linh hồn

của con người đến từ tinh thần của Thượng đế, tinh thần này cuối cùng lại quay về với Thượng đế. Sau khi quay về với Thượng đế, sinh lại một mạng sống mới tức sẽ ở một trình độ khác. Chết giống như một cách của, một cổng vào, nếu bước vào cánh cổng thì không thể quay trở ra mà phải bước tiếp vào một giai đoạn khác. Do đó, đứng ở khoảng giữa của cái chết và giai đoạn đến bên Allah thì hoàn toàn không có bất kỳ một cơ hội quay trở lại nào, tức là không có chuyện “sống lại” như quan niệm của Kitô giáo.

Thứ tư, con người do xác thịt (basher) và linh hồn (rash) kết hợp thành.

mà thể xác và linh hồn lại kết hợp lại từ mạng sống tinh thần để hoàn thành. Cho nên, toàn thể mạng sống con người do ba yếu tố thân xác, linh hồn và mạng sống tinh thần kết hợp lại mà thành.

Kinh Koran, chương 60 có nói: Sau khi con người chết, linh hồn sẽ lìa thân xác. Chương 56 cũng nói, nếu binh sỹ Hồi giáo đem quân địch trói lại để giết, theo truyền thống Hồi giáo, trước lúc trói hãy thả lỏng một tay để cho linh hồn của hắn thoát ra; cho dù là còn sống thì linh hồn sẽ lìa khỏi thân thể trong lúc ngủ. Như vậy mạng sống là hoàn toàn do Allah quyết định.

Thứ năm, Hồi giáo tin rằng, trong ngày phán xét cuối cùng, mỗi người sẽ

dựa vào sự đánh giá chân thức của tự thân mà được đền đáp. Đây là chủ đề được nhấn mạnh nhiều nhất trong kinh Koran. Vào ngày thẩm phán cuối cùng của Thượng đế thì người làm lành sẽ được trọng thưởng, người làm ác sẽ bị trừng phạt, hoàn toàn không dung thứ một ai, tuyệt đối công bằng.

Thứ sáu, tín đồ Hồi giáo tin rằng, để một hành vi đi đến hoàn thiện thì

động cơ và ý đồ của hành vi ấy rất quan trọng. Nếu một người thành tâm tin vào Allah, động cơ rất tốt nhưng hiệu quả mà hành vi đưa lại thì tương phản, hoặc giả, người ấy làm chuyện sai trái nhưng chỉ cần họ tin vào Allah thì người ấy sẽ được xá miễn tội lỗi.

Trong kinh Koran cho rằng, khi bạn trở về điểm đầu tiên bị ném lên ấy – tức chỗ của Thượng đế, thì chính bản thân bạn phải đối đãi với Thượng đế và có trách nhiệm với chính mình. Cách nhìn về nhân sinh như thế này đã thể hiện một cách rõ ràng về tính chất đặc sắc của Nhân sinh quan Hồi giáo: Chỉ cần là động cơ thiện thì bạn có thể đối diện với cái chết mà khong một chút nào sợ hãi.

Kết luận chƣơng 1

Như vậy, có thể thấy đề tài sống, chết là một trong những đề tài trung tâm trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Dù được bàn đến một cách trực tiếp hay gián tiếp trong các tác phẩm hay trong tư tưởng của các nhà triết học, thì nó cũng cho thấy tầm quan trọng và sức thu hút của đề tài này. Triết học phương Tây từ cổ đại, cận đại đến hiện đại với những gương mặt tiêu biểu như Socrates, Aristote, Plato, … đều đã bàn đến vấn đề sống chết, đặt nó trong tương quan với những suy tư về bản chất người, cuộc sống đích thực của con người. Triết học phương Đông đặc biệt là triết học Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm đến đề tài này, gắn liền với những triết lý về mối quan hệ Trời – Người. Bên cạnh đó, các tôn giáo lớn như Phật giáo, Kitô, Hồi giáo… cũng góp những tiếng nói riêng hết sức sâu sắc và phong phú về đề tài này. Nếu như Phật giáo coi cái chết như một quy luật tự nhiên trong dòng chảy vô thường, vô ngã, vô tạo giả của vạn vật con người thì Kitô lại cho rằng cái chết chính là điểm kết thúc và cũng là điểm khởi đầu cho một thế giới tốt đẹp hơn của con người. Với Hồi giáo, cái chết không phải là sự trừng phạt mà là kết thúc giai đoạn thử thách của Allah và cuối cùng phải trở về bên Allah. Mặc dù có những kiến giải khác nhau về việc thừa nhận hay không thừa nhận về một cuộc sống sau khi chết nhưng những tư tưởng triết học cùng các triết lý tôn giáo đều gặp nhau ở một điểm: đều khuyên con người sống thiện, phải nỗ lực với cuộc sống của chính mình và trân trọng cuộc sống hiện tại. Đó là những tư tưởng phù hợp với giá trị văn hóa, đạo đức của người Việt, chính vì vậy trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa chúng ta đã kế thừa những giá trị tốt đẹp đó để làm nên nét độc đáo, đa dạng phong phú cho nền văn hóa Việt Nam.

CHƢƠNG 2: ĐỀ XUẤT THẾ ỨNG XỬ CHO NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY VỚI VẤN ĐỀ CÁI CHẾT THEO ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ

VĂN HÓA

Một phần của tài liệu Quan niệm về cái chết và định hướng giá trị văn hóa cho người Việt hiện nay trong vấn đề ứng xử với cái chết (Trang 30)